Các mặt hạn chế và những nguyên nhân

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MẶT HÀNG SỮA BỘT.doc (Trang 44 - 45)

Những vấn đề còn chưa được giải quyết trong sự quản lý của Nhà nước đối với mặt hàng sữa bột trên địa bàn Hà Nội :

- Chỉ kiểm tra chất lượng sữa với mẫu nhỏ tại một số siêu thị và thương hiệu,cơ sở nhỏ : Lý do là kinh phí chỉ đủ mua và kiểm nghiệm từng ấy mẫu. Số lượng mẫu không đủ đại diện nên có thể gặp trường hợp mẫu hàng giả, hàng nhái, hàng đã ngưng sản xuất mà doanh nghiệp chưa kịp thu hồi hoặc thu hồi còn sót, do vậy chỉ sử dụng kết quả kiểm nghiệm làm cơ sở để cung cấp cho các cơ quan quản lý

nhằm thúc đẩy các cơ quan này tiến hành những bước cần thiết trong việc quản lý chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường cũng như có những bước kiểm tra và xử lý cần thiết đối với những đơn vị có dấu hiệu vị phạm chất lượng hàng hoá. - Trên thực tế, việc chất lượng sữa không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng cũng đã phải chịu những hậu quả của nó ( chất lượng đạm kém, không đảm bảo, có hại với trẻ em… ). Bộ Y tế và Công thương đã họp và thống nhất đề xuất trình Thủ tướng ban hành chỉ thị để chỉ đạo việc phối hợp xử lý các sản phẩm hàng hoá không rõ nguồn gốc, bao gồm dược phẩm, mỹ phẩm, dược liệu, một số nhóm hàng thực phẩm có nguy cơ cao.

- Các cơ quan chức năng thờ ơ : Sau những bản báo cáo kết quả kiểm tra các mẫu sữa bột trên thị trường gửi cho Bộ Y tế, Bộ công thương, Bộ khoa học và công nghệ, những mong các cơ quan quản lý Nhà nước quan tâm nhưng sau thời gian dài không có cơ quan chức năng xem xét thì Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam phải tự công bố những thông tin cần thiết cho người tiêu dùng. - Giá sữa vẫn tăng cao gây lao đao cho người tiêu dùng : Mặc dù Nhà nước có can thiệp vào vấn đề tăng giá sữa nhằm mục đích bảo vệ cho người tiêu dùng, thì sự quản lý vẫn chưa được kiểm soát và thực hiện triệt để. Vẫn có những kẽ hở cho doanh nghiệp có thể “lách luật” và giá sữa cứ thể tiếp tục tăng. Đối với nghành sữa để xuất khẩu, việc Ngân hàng nhà nước điều chỉnh tỷ giá USD/VND lên 2% nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận cho doanh nghiệp sẽ đẩy mức chi phí đầu vào của các ngành sữa lên cao. Điều này cũng đồng thời tạo cơ hội để các công ty sữa đẩy giá bán lẻ của mình và mức tăng thường cao hơn mức tỷ giá điều chỉnh. Trên thực tế, mỗi lần điều chỉnh giá bán lẻ, các hãng sữa chỉ tăng khoảng 5-7% vẫn dưới mức 20% như quy định. Từ đầu năm, các hãng sữa bột cũng đã vin vào cớ tỷ giá biến động để liên tục đẩy giá sữa bán lẻ của mình lên. Người tiêu dùng vẫn là người chịu thiệt thòi nhất khi có những biến động về giá.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MẶT HÀNG SỮA BỘT.doc (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w