Những cơ hội và thách thức của NHNo&PTNT huyện ChâuThành trong

Một phần của tài liệu Tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng (Trang 99)

thời gian tới:

5.1.1.1 Cơ hội:

Ð Trong quá trình thực hiện CNH – HĐH, nhu cầu sử dụng dịch vụ Ngân hàng trong địa bàn huyện Châu Thành ngày càng tăng cao đăc biệt là nhu cầu gửi tiền và vay vốn.

Ð Mở cửa thị trường dịch vụ Ngân hàng, hệ thống NHNo có điều kiện tiếp cận sự hỗ trợ kĩ thuật, tư vấn đào tạo thông qua hình thức liên doanh, liên kết với các Ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế.

Ð Một thuận lợi không nhỏ đối với hoạt động của Ngân hàng Châu Thành là trong những năm qua Ngân hàng đã nhận được sự quan tâm của Ngân hàng cấp trên, huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện cùng các cấp chính quyền địa phương, các xã, thị trấn trong huyện. Do vậy, công tác đầu tư vốn tín dụng trên địa bàn ngày một tăng, năm sau cao hơn năm trước.

Ð Cơ cấu kinh tế huyện Châu Thành đang chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng khu vực I, tăng dần tỉ trọng khu vực II, III. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế này tạo diều kiện thuận lợi để Ngân hàng Châu Thành thực hiện đa dạng hóa các đối tượng đầu tư, phân tán rủi ro trong thời gian tới.

5.1.1.2 Thách thức:

" Sự xuất hiện các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn trong tương lai: bưu điện, các Ngân hàng thương mại khác, quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tài chính nước ngoài,…

" Môi trường pháp lý về Ngân hàng còn chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ, chưa đủ khả năng bao quát hết các vấn đề và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, ngân hàng điện tử…

" Trình độ dân trí ở địa phương còn thấp, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong vùng nông thôn còn hạn chế nên năng suất sản lượng thấp. Bên cạnh đó, ý thức trả nợ của một số người dân chưa cao.

" Giá cả một số mặt hàng chưa ổn định làm cho việc sản xuất của người dân bấp bênh dẫn đến việc thu hồi nợ của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

" Người dân chưa có tâm lý gửi tiền nhàn rỗi vào Ngân hàng dẫn đến việc huy động vốn của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

" Giao thông đi lại trên địa bàn huyện còn chưa thuận lợi nhất là vào mùa mưa nên phần nào ảnh hưởng đến công tác theo dõi cho vay và quản lý nợ của cán bộ tín dung.

5.1.2 Điểm mạnh và điểm yếu của NHNo&PTNT huyện Châu Thành: 5.1.2.1 Điểm mạnh:

Ø Trụ sở Ngân hàng nằm ngay quốc lộ 1A - trung tâm thị trấn Tân Hiệp - là vị trí thuận lợi cho việc giao dịch giữa Ngân hàng và khách hàng.

Ø Đội ngũ cán bộ nhân viên Ngân hàng có trình độ cao, chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có nhiều kinh nghiệm trong công tác. Bên cạnh đó, Ngân hàng Châu Thành có một đội ngũ cán bộ trẻ năng động, có thái độ phục vụ vừa lòng khách hàng.

Ø Mạng luới hoạt động của Ngân hàng rộng. Ngân hàng có 2 điểm giao dịch ở Long Định và Vĩnh Kim tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng góp phần giảm bớt chi phí đi lại cho người vay vốn.

Ø Cơ sở vật chất trang thiết bị được đổi mới. Ngân hàng ứng dụng tin học vào hoạt động góp phần phục vụ khách hàng nhanh, chính xác tạo được niềm tin cho khách hàng.

Ø Hình thức vay vốn thông qua tổ liên doanh tiết kiệm và vay vốn ngày càng phát huy hiệu quả.

Ø Hầu hết cán bộ tín dụng Ngân hàng sinh sống ở địa bàn huyện Châu Thành. Chính điều này đã tạo cho cán bộ tín dụng Ngân hàng Châu Thành hiểu rõ và có mối quan hệ tốt với khách hàng trên địa bàn của mình.

Ø Ngân hàng đã thực hiện một số biện pháp nhằm đơn giản hoá thủ tục, tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Cụ thể, trong thời gian qua Ngân hàng đã có chính sách hộ sản xuất nông nghiệp vay vốn dưới 30 triệu không phải làm thủ tục thế chấp tài sản. Bên cạnh đó Ngân hàng có sẵn những dự án mẫu giúp khách hàng (đặc biệt là đối tượng hộ nông dân) không phải lúng túng, tránh mất thời gian cho khách hàng khi lập dự án kinh doanh theo đúng thủ tục vay vốn tại Ngân hàng.

5.1.2.2 Điểm yếu:

F Hiện tại phòng tín dụng còn thiếu nhân sự. Công việc của cán bộ tín dụng trở nên quá tải. Hiện nay, phòng tín dụng vẫn còn có trường hợp một cán bộ tín dụng phải phụ trách hai địa bàn. Lượng khách hàng giao dịch đông nên việc quản lý nợ trên dịa bàn chưa chặt chẽ.

F Một số máy vi tính đã xuống cấp hoạt động chậm ảnh hưởng đến công việc của nhân viên phòng tín dụng.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo&PTNT CHÂU THÀNH TRONG THỜI GIAN TỚI:

5.2.1 Thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát vay vốn:

NHNo có trách nhiệm kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng nhằm đôn đốc khách hàng thực hiện đúng và đầy đủ những cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Nội dung kiểm tra như sau:

$ Kiểm tra trước khi cho vay: là việc thẩm định, tái thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng trước khi cho vay. Thẩm dịnh là khâu quan trọng trong hoạt động tín dụng. Cán bộ tín dụng cần phải có kiến thức, sự hiểu biết nhất định về mọi lĩnh vực, đồng thời phải đặt chất lượng tín dụng lên hàng đầu. Có như thế việc thẩm định, báo cáo thẩm định mới thực tế và khách quan.

$ Kiểm tra trong khi cho vay: là việc kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ khách hàng, hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay và các yếu tố chứng từ; sự khớp đúng giữa chứng minh thư và người vay, giữa người nhận tiền và người có tên trên giấy đề nghị vay vốn,…

$ Kiểm tra sau khi cho vay:

- Kiểm tra khách hàng có sử dụng vốn vay theo đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng hay không?

- Kiểm tra tiến độ thực hiện dự án, phương án. - Kiểm tra hiện trạng tài sản bảo đảm tiền vay.

Trong giai đoạn này Ngân hàng có thể thực hiện một số công việc sau để góp phần nâng cao chất lượng tín dụng:

+ Về thị trường tiêu thụ sản phẩm: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Phần lớn quá trình sản xuất kinh doanh của người dân là tự phát nên đầu ra của sản phẩm còn bấp bênh, giá cả không ổn định. Vì vậy, Ngân hàng nên tư vấn cho các doanh nghiệp và nông dân có sự thỏa thuận hợp đồng bao tiêu sản phẩm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu thụ sản phẩm của người nông dân góp phần giảm rủi ro tín dụng cho Ngân hàng.

+ Từ trước đến nay người dân thường sản xuất theo kinh nghiệm lạc hậu nên năng suất, sản lượng không cao. Do đó, Ngân hàng có thế kết hợp với trung tâm khuyến nông huyện tạo điều kiện cho bà con nông dân tiếp cận và áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Nhưng do trình độ dân trí của người dân còn thấp nên CBTD Ngân hàng cần tư vấn cho người vay vốn khi họ xuống địa bàn hướng dẫn và thẩm dịnh đối tượng cần vay vốn.

+ Về bảo hiểm trong sản xuất nông nghiệp: nhìn chung, bảo hiểm sản xuất chưa đến được đồng ruộng. Do đó, khi gặp những rủi ro như thiên tai, dịch bệnh,… thu nhập của bà con sẽ bị ảnh hưởng nên việc thu nợ của Ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh, Ngân hàng nên kết hợp với công ty bảo hiểm cây trồng vật nuôi tổ chức cho bà con tham gia bảo hiểm.

5.2.2 Biên pháp huy động vốn:

› Ngân hàng tiếp tục thực hiện thu chi tiền gửi tại nhà khi khách hàng lớn có yêu cầu.

› Ngân hàng có thể mở bàn tiết kiệm riêng để phục vụ khách hàng nhanh hơn.

› Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa trong việc hướng dẫn và chăm sóc khách hàng.

› Ngân hàng cần nâng cao tính chuyên nghiệp cho nhân viên giao dịch.

› Ngân hàng có thể quan hệ với đài truyền thanh huyện để quảng cáo, tuyên truyền, giới thiệu đến khách hàng các hình thức huy động vốn của mình.

› Nâng cao năng lực hoạt động của BQL tổ LDTK&VV.

› Ngân hàng cần tiếp tục phát huy, mở rộng hình thức huy động vốn truyền thống như: huy động qua tiền gửi tiết kiệm, phát hành kì phiếu, tiền gửi có kì hạn,…

5.2.3 Biện pháp nâng cao hiệu quả cho vay:

5.2.3.1 Giải pháp tăng trưởng tín dụng:

P Ngân hàng cần tiếp tục đẩy mạnh công tác cho vay thông qua mô hình tổ LDTK&VV. Trong thời gian qua, doanh số cho vay ngắn hạn thông qua mô hình tổ LDTK&VV chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng nhưng tốc độ tăng doanh số cho vay ngắn hạn thông qua mô hình này vẫn chưa thật sự cao. Trong thời gian tới, Ngân hàng cần tiếp tục đẩy mạnh công tác chio vay qua mô hình tổ LDTK&VV góp phần tăng nhanh doanh số cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng.

P Nâng cao trình độ của BQL tổ LDTK&VV tránh mất thời gian của cả cán bộ tín dụng và khách hàng. Trong thời gian qua một số BQL tổ hoạt động chưa thật sự hiệu quả. Có không ít trường hợp BQL tổ làm hồ sơ vay vốn cho tổ viên không đúng quy định của Ngân hàng làm người vay phải chờ đợi khá lâu vì phải làm lại hay chỉnh sửa hồ sơ vay vốn. Do đó, một số lượng không nhỏ khách hàng đã chuyển sang vay vốn tại các quỹ tín dụng nhân dân mặc dù lãi suất có cao hơn của Ngân hàng nhưng thủ tục đơn giản, người vay nhanh chóng nhận tiền vay đáp ứng kịp thời nhu cầu của bà con. Trong thời gian tới Ngân hàng cần chú ý đến khâu này để không đánh mất khách hàng hiện tại đồng thời lôi kéo lại lượng khách hàng cũ.

5.2.3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng:

P Ngân hàng phải kết hợp chặc chẽ với chính quyền địa phương các cấp. Việc đầu tư vốn tín dụng của Ngân hàng phải dựa vào các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương.

P Cán bộ tín dụng Ngân hàng cần tiến hành kiểm tra khảo sát thực tế từng địa bàn xã để xem xét đánh giá mọi khả năng đầu tư vốn trong tương lai và có thể dự đoán khả năng trả nợ của khách hàng.

P Ngân hàng cần đa dạng hóa các đối tượng đầu tư tránh trường hợp đầu tư tập trung vào một ngành nghề. Trong thời gian qua, doanh số cho vay ngắn hạn ngành

nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Điều này khiến cho dư nợ quá hạn ngắn hạn tại Ngân hàng tăng cao khi ngành nông nghiệp gặp khó khăn như thiên tai, dịch bệnh,... Đa dạng hóa các đối tượng đầu tư giúp Ngân hàng hạn chế phần nào rủi ro tín dụng.

5.2.4 Chính sách nhân sự:

Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển trong quá trình hội nhập.Trong lĩnh vực Ngân hàng, yếu tố con người là yếu tố quan trọng cần được chú ý bồi dưỡng đào tạo. Một Ngân hàng dù có nguồn vốn lớn, công nghệ hiện đại mà không có một đội ngũ nhân viên giỏi nghiệp vụ, nắm vững công nghệ, quản trị được rủi ro thì cũng không thể tồn tại trong cơ chế thị trường. Vì vậy, Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa đến chính sách phát triển nguồn nhân lực thông qua việc hoàn thiện về:

v Tuyển dụng.

v Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. v Lựa chọn và phân hạng nhân lực. v Chức danh.

v Tiền lương và chế độ khen thưởng, khuyến khích,… v Nâng cao kỹ năng cho cán bộ lãnh đạo.

Ngân hàng cần xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn sâu, có khả năng quản trị công nghệ hiện đại và có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt. Cán bộ tín dụng tự học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ, thường xuyên bám sát địa bàn, nắm bắt thông tin kịp thời trong công tác cho vay cũng như huy động vốn, tự hoàn thiện phong cách giao tiếp, tạo sự gần gũi, gắn bó với chính quyền địa phương để tranh thủ sự hỗ trợ tích cực trong công tác địa bàn.

5.2.5 Chính sách khách hàng:

Một mặt Ngân hàng cần duy trì cũng cố mối quan hệ với khách hàng sẵn có, mặt khác cần có biện pháp thu hút khách hàng mới theo hướng tập trung vào nhóm khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể, trang trại, hộ nông dân có nhu cầu vay vốn. Để thực hiện tốt phương án trên Ngân hàng cần:

v Ngân hàng cần chuyên nghiệp hơn nữa trong việc xây dựng chính sách khách hàng, đồng thời tăng cường sáng tạo ra các sản phẩm mới, hiện đại và đơn giản

hóa quy trình, thời gian cung ứng sản phẩm, nâng cao tính chính xác, tiện ích của sản phẩm và chất lượng phục vụ khách hàng.

v Ngân hàng cần đơn giản hóa quy trình, nâng cao tính chính xác, tiện ích của sản phẩm và chất lượng phục vụ khách hàng.

CHƯƠNG 6

KT LUN VÀ KIN NGH

6.1. KẾT LUẬN:

Trong những năm qua NHNo&PTNT Châu Thành đã có nhiều đóng góp vào quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn huyện nhà. Ngân hàng đã cung cấp một lượng vốn rất lớn cho nhân dân trong huyện góp phần đưa nền kinh tế nông thôn chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa, giải quyết việc làm, nâng cao mức sống người dân, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi trong nông thôn.

Để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp, trong 3 năm qua Ngân hàng đã thực hiện tốt chức năng đi vay để cho vay, tức là huy động vốn để cho vay. Nhìn chung, vốn huy động qua 3 năm của Ngân hàng đều tăng, năm 2004 là 88.381 triệu chiếm tỉ trọng 31,56%, năm 2005 vốn huy động đạt 181.082 triệu chiếm tỉ trọng 57% trong tổng nguồn vốn so với năm 2004 tăng 92.701 triệu, vốn tự huy động năm 2006 đạt 182.064 triệu chiếm tỉ trọng 53,55% tăng 982 triệu so năm 2005. Nhưng, tỉ trọng vốn huy động / tổng nguồn vốn vẫn còn thấp nên việc điều chuyển vốn từ cấp trên là điều không thể tránh khỏi. Do đó, trong thời gian tới Ngân hàng cần tích cực hơn nữa trong công tác huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư bằng nhiều hình thức với nhiều mức lãi suất hấp dẫn, đặc biệt cần chú trọng đến vai trò hết sức to lớn của BQL tổ LDTK&VV trong công tác huy động vốn.

Nhìn chung, doanh số cho vay ngắn hạn qua 3 năm 2004 -2006 của Ngân hàng đều tăng. Điều này là một tín hiệu đáng phấn khởi trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của NHNo&PTNT Châu Thành - Tiền Giang.

Song song với vấn đề đầu tư tín dụng là vấn đề thu nợ. Doanh sơ thu nợ qua 3 năm của Ngân hàng cũng tăng cao, cụ thể năm 2005 là 244.472 triệu tăng 72.865 triệu (42,46%) so năm 2004, năm 2006 doanh số thu nợ là 310.522 triệu tăng 66.050 triệu (27,02%) so năm 2005. Điều này thể hiện rõ sự nỗ lực trong công tác thu nợ của cán

Một phần của tài liệu Tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)