V. ĐỊNH KHOẢN CÁC NGHIỆP VỤVÀ VÀO CHỮ T NV1:
1) Những thành tích cơ bản của Côngty trong quản lý S
Trải qua hơn 30 năm liên tục không ngừng phấn đấu, Công ty giầy Thuỵ Khuê ngày nay đã đứng vững và phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Lãnh đạo Công ty đã linh hoạt đưa ra nhiều biện pháp kinh tế có hiệu quả nhằm khắc phục mọi khó khăn hoà nhịp sống của công ty của nền sản xuất thị trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm trên thị trường tiêu thụ, công ty đã chủ động vươn lên đầu tư, trang bị máy móc thiết bị hiện đại, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, tổ chức lại sản xuất. Chính vì vậy cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty ngày càng lớn mạnh, bộ máy và trình độ quản lý kinh tế được từng bước hoàn thiện.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty đã được mở rộng trong khu vực Châu á - Thái Binh Dương, và thị trường Châu Âu, như khối SNG, Hàn Quốc, Đài Loan,...
Thu nhập bình quân của một cán bộ công nhân viên ở Công ty là 520.000 đồng tháng đã đảm bảo mức sống trung bình. Trong điều kiện hiện nay, để có thành quả như vậy là nhờ sự năng nổ, nhiệt tình, sáng tạo của cấp lãnh đạo công ty.
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài nguồn vốn tự có khá lớn của mình, Công ty đã mạnh dạn vay vốn của ngân hàng để đầu tư máy móc thiết bị sản xuất.
Bộ máy kế toán của Công ty tổ chức phù hợp với yêu cầu công việc và phù hợp với chuyên môn của môĩ người 100% cán bộ phòng kế tóan có trình độ đại học.
Về hình thức kế toán: Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật kí chứng từ là phù hợp với quy mô hoạt động của Công ty. Nó cũng chứng tỏ các cán bộ của Công ty trình độ nghiệp vụ khá vững vàng.
Để có được kết quả như vậy, không thể không kể đến sự đóng góp quan trọng của phòng kế toán-tài vụ của công ty. Mặc dù qua nhiều lần thay đổi chính sách, chế độ, công tác của công ty vẫn đáp ứng và thực hiện tốt các chế độ chính sách đó, đặc biệt về trang thiết bị, máy móc, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất luôn được công ty đặt lên hàng đầu.
2)Một số kiến nghị về hạch toán đối với công ty
* Kiến nghị 1: Về việc hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất. Trong quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh thực tế ở Công ty có phát sinh một số khoản thiệt hại cả sản phẩm hỏng và ngừng sản xuất bất thường. Nhưng Công ty lại chưa tiến hành tính toán thiệt hại bao giờ vì vậy theo tôi Công ty nên tiến hành hạch toán chi phí thiệt hại để đảm bảo hiệu quả cho chi phí phát sinh.
Quá trình hoạt động sản xuất, đôi lúc sản phẩm giầy của Công ty không đảm bảo được đúng yêu cầu chất lượng theo đơn đặt hàng. Vì vậy Công ty cần phải kết hợp bộ phận kĩ thuật để xác định số lượng sản phẩm honmgr trong kỳ, từ đó căn cứ theo định mức và giá thực tế từng yếu tố để tính chi phí thiệt hại sản xuất. Đồng thời xem xét và quy trách nhiệm cho bên có liên quan để đền bù thiệt hại.
Bên cạnh đó còn xuất hiện cả việc ngừng sản xuất bất thường như bị cắt điện đột ngột ... Khoản thiệt hại này cần phải được xác định chính xác để btừ đó Công ty có được các biện pháp khắc phục.
Việc theo dõi ngừng sản xuất bất thường được tập hợp theo dõi riêng Chi phí thiệt hại
ngừng sản xuất
=Chi phí phát sinh do ngừng sản xuất
- Số tiền bồi thường
Khoản chi phí này sẽ được tính vào chi phí bất thường. bút toán như sau: + Khi chi phí ngừng sản xuất bất thường phát sinh trong kỳ.
NỢ TK 621, 622, 627
Có TK liên quan
+ Kết chuyển chi phí bất thường Nợ TK 154
Có TK 621, 622, 627
+ Phần chi phí thiệt hại do ngừng sản xuất bất thường không được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ mà tính vào chi phí bất thường
Nợ TK 811
Có TK 154
Nếu theo dõi và hạch toán chi tiết được các khoản này sẽ đảm bảo mặt hiệu quả cho chi phí phát sinh.
Trong tháng 9 xảy ra 3 lần sự cố mất điện gây ảnh hưởng đến sản xuất. Việc mất điện đột ngột làm cho nguyên vật liệu chính như các loại hoá chất đang được chế biến trong quá trìmh sản xuất bị hỏng gây 1 khoản thiệt hại. Khoản thiệt hại này theo ước tính của thống kê phân xưởng( căn cứ giá trị thực tế và số lượng hoá chất bị hỏng) là khoảng 9 triệu đồng. Theo quy định trong chế độ các thiệt hại do ngừng sản xuất bất thường được hạch toán vào chi phí bất thường. Khoản chi phí này không ảnh hưởng đến tổng chi phí SXKD trong kì nhưng cần phải hạch toán để đảm bảo tính toán đầy đủ các chi phí phát sinh từ đó xácđịnh kết quả sản xuất kinh doanh của công ty được chính xác. Kế toán ghi như sau:
a, Nợ TK 621 9 tr. Có TK 152 9 tr. b, K/c vào
Nợ TK 154 9 tr. Có TK 621 9 tr.
c, Cuối cùng k/c vào chi phí bất thường Nợ TK 811 9 tr.
* Kiến nghị 2: Về việc trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép chi phí phải trả là khoản chi phí được thừa nhận chi phí cho hoạt động sản xuất trong kỳ song thực tế chưa phát sinh chi phí tiền lương phải trả cho công nhân trong thời gian nghỉ phép đã dự toán.
Do đặc điểm của hoạt động sản xuất và tính chất tổ chức sản xuất mang tính thời vụ cao, do vậy Công ty cần phải trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép để tránh được biến động bất ngờ khi hạch toán chi phí sản xuất.
Để tiến hành được, Công ty cần có kế hoạch trích trước và mở TK 335 cũng như các sổ chi tiết theo dõi từng khoản trích trước.
Trước hết, Công ty cần được xác định tỉ lệ trích trước hàng tháng. Tỉ lệ này được xác định căn cứ vào số lượng công nhân sản xuất, mức lương bình quân của mỗi công nhân, thời gian nghỉ phép của mỗi công nhân bình quân năm, mức lương trả cho công nhân thời gian nghỉ pháp để tính cho phù hợp.
Kế toán sử dụng TK 335 để trích trước hàng tháng.
+ Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất: Nợ TK 622 (chi tiết phân xưởng)
Có TK 335
+ Khi chi phí tiền lương công nhân nghỉ phép thực tế phát sinh: Nợ TK 335
Có TK 334.
Chi phí được theo dõi chi tiết cho từng khoản trích trước tương đối chịu chi phí, tổ sản xuất. Các bài phân bổ, bảng kê mở thêm cột để ghi vào TK 335 cho phù hợp.
* Kiến nghị 3: Về việc trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định. Để ổn định chi phí sản xuất giữa các kỳ, do nguyên giá tài sản cố định rất lớn và đặc điểm của nền sản xuất tại Công ty là mang tính thời vụ, do vay nếu xảy ra sự cố hỏng hóc máy móc thiết bị bất ngờ sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh bởi
nguyên giá tài sản cố định lớn nên chi phí khi tiến hành sửa chữa lớn là rất cao.Vì vậy Công ty nên tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định.
Căn cứ theo nguyên giá tài sản cố định,chủng loại tài sản cố định cũng như thời hạn sử dụng máy móc thiết bị có loại sản phẩm lâu năm loại mới sử dụng để dự trù lập kế hoạch sửa chữa lớn cho các loại máy mocs thiết bị.
+ Khi tiến hành trích trước vào chi phí hoạt động SXKD, số chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định dự tính sẽ phát sinh. kế toán ghi
Nợ TK 627 (TK 641, TK 642) Có TK 335
+ Khi chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh thuộc khối lượng công việc sửa chữa lớn đã định trước.kế toán ghi.
Nợ TK 335 Có TK 241
Việc tiến hành trích trước sửa chữa lớn TSCĐ cũng giống như trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép đòi hỏi kế toán phải tiến hành mở thêm cột tài khoản 335 trong bảng kê 4 và NKCT số 7 để việc theo dõi được cụ thể và đảm bảo chính xác chi phí phát sinh. Khi tiến hành trích trước sửa chữa lớn tài sản cố định sẽ thành một yếu tố trong chi phí sản xuất chung và cũng được phân bổ cho sản phẩm theo tiêu thức nguyên vật liệu trực tiếp và như vậy nó cũng sẽ làm chi phí sản xuất chung tăng lên 1 khoản nhỏ nhưng không gây ảnh hưởng lớn đến chi phí toàn doanh nghiệp và tới giá thành sản phẩm.
Việc tiến hành trích trước sửa chữa lớn TSCĐ sẽ giúp công ty tránh được những biến động bất ngờ vèe chi phí sản xuất góp phần ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.
* Kiến nghị4: Về việc sử dụng náy vi tính trong công tác kỹ thuật. Hiện nay, tại Công ty đã đưa vào sử dụng chương trình kế toán trên máy vi tính. Tuy nhiên do Công ty áp dụng hình thức nhật kí chứng từ mà máy là hình thức kế toán có khối
lượng công việc nhiều, dẫn đến thực hiện thủ công là chủ yếu, chưa khai thác được triệt để ứng dụng trong chương trình kế toán trên máy.
Ví dụ: Thực hiện khi phát sinh các chứng từ trong tháng ( ví dụ: phiếu thu, phiếu chi ...) kế toán có thể vào thẳng luôn trên máy và in hoá đơn ra chứ không cần vừa phải viết tay vừa vào máy như vậy khối lượng công việc rất cồng kềnh.
Ngoài ra cũng luôn cần phải có kế hoạch thường xuyên bồi dưỡng cán bộ kế toán có trình độ về tin học để sử dụng có hiệu quả máy tính trong công việc.
* Kiến nghị 5: Phân công công việc trong tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
còn một chút chưa hợp lý. Đó là việc tách riêng kế toán nguyên vật liệu sản xuất riêng và kế toán công cụ dụng cụ thêm nữa lại để kế toán công cụ dụng cụ kiêm thủ quỹ đâ là điều chưa hợp lý. Theo tôi, Công ty nên để kế toán nguyên vật liệu kiêm luôn cả phần việc kế toán công cụ dụng cụ. Bởi vậy sẽ tiện lợi hơn trong công việc, kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ sẽ được bao quát hơn. Giám được sự cồng kềnh trong bộ máy kế toán.