Tốc độ tăng trưởng GDP 7.17.47

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngân hàng á châu việt nam..doc (Trang 42 - 46)

- Khả năng thanh toán

Tốc độ tăng trưởng GDP 7.17.47

6.9 8.4 8.2 8.48 0 2 4 6 8 10 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Năm %

 Nền kinh tế VN nói chung và lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng sẽ hội nhập ngày càng sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới.

 Việt Nam đang là một địa chỉ đầy hấp dẫn đối với các nhà ĐTNN. Vốn ĐTNN đang và sẽ tiếp tục chảy mạnh vào Việt Nam .

_ Thời cơ:

+ Nhu cầu tín dụng cũng như sử dụng các dịch vụ của ngân hàng trong nền kinh tế sẽ tăng cao do ngày càng có nhiều doanh nghiệp ra đời hay mức sống của người dân được nâng cao.

+ Tạo động lực đổi mới, thúc giục ACB phải nâng cao năng lực cạnh tranh không ngừng để đứng vững và phát triển không ngừng.

_ Thách thức:

+ Gặp phải rủi ro cao do những biến động khó đo lường trước được của lãi suất, lạm phát, ảnh hưởng đến kinh doanh,lợi nhuận, năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

2.8.1.2 Môi trường chính trị- pháp luật

Môi trường pháp lý, đặc biệt là các quy định về hoạt đông của các ngân hàng luôn biến động không ngừng. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế, nhiều hoạt động kinh doanh mới phát sinh, kèm theo đó là những rủi ro, do đó, hệ thống luật, quy định của tổ chức tín dụng đã và đang thay đổi không ngừng cho phù hợp với xu thế của hội nhập.

Năm 1991 Ban hành 02 Pháp lệnh ngân hàng - hệ thống ngân hàng hai cấp

10/1998 Luật NHNN và Luật Các TCTD có hiệu lực ◊ tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn cho các tổ chức tín dụng, góp phần duy trì ổn định và phát triển kinh tế đất nước

2003 – 2004 Luật NHNN và Luật Các TCTD được bổ sung, sửa đổi ◊ giải quyết sự thiếu hụt về các dịch vụ ngân hàng, nâng cao chất lượng hoạt động, năng lực quản lý và khuyến khích sự độc lập của các TCTD, nhằm đáp ứng các yêu cầu của việc hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

_ Thời cơ:

+ Theo luật các tổ chức tín dụng thì các ngân hàng được đối xử bình đẳng, tự do kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật. Điều đó giúp cho ngân hàng yên tâm hơn trong kinh doanh do không sợ sự phân biệt đối xử với các NHTM quốc doanh.

+ Sự thay đổi của hệ thống luật, đặc biệt là hệ thống luật áp dụng cho các tổ chức tín dụng theo thông lệ quốc tế, tạo ra một hành lang pháp lý, hướng dẫn cho sự hoạt động, kinh doanh của ngân hàng đi theo khuôn khổ quốc tế, từ đó có thể cạnh tranh dễ dàng hơnvới các ngân hàng nước ngoài.

+ Thông tin đa dạng, đầy đủ và chuẩn mực hơn mà các ngân hàng nào cũng tiếp cận đựơc tạo ra sự minh bạch trong hoạt động ngân hàng, giúp ngân hàng yên tâm hơn trong kinh doanh.

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu: Năm 2008, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, phát triển mạnh công nghệ và thanh toán phi tiền mặt, dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất từ đầu năm 2008, hoàn tất dự thảo Luật các Tổ chức tín dụng và Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng, Luật Bảo hiểm Tiền gửi.

_ Thách thức:

+ Môi trường pháp luật biến đổi không ngừng cho phù hợp với xu thế của hội nhập, điều đó đòi hỏi các nhà quản trị phải không ngừng cập nhật sự thay đổi, từ đó đề ra các biện pháp, chiến lược thích hợp với ngân hàng của mình.

+ ACB nói riêng và hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung phải thường xuyên cập nhật và từ đó thay đổi các chiến lược, cách thức kinh doanh cho phù hợp với yêu cầu của luật pháp.

Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ của NHNN cũng luôn thay đổi, tác động rất lớn trong việc đề ra các chiến lược huy động cũng như sử dụng vốn của ngân hàng.

Ví dụ khi nhà nước đưa ra chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát, yêu cầu ngân hàng phải thông qua các nghiệp vụ của mình để rút bớt tiền trong lưu thông, bắt buộc các ngân hàng phải mua tín phiếu, thì sẽ có sự thay đổi lớn trong cơ cấu tài sản của ngân hàng, và nếu cứ giữ nguyên cơ cấu vốn thì sẽ gặp phải rủi ro không nhỏ trong kinh doanh.

+ Sự thông thoáng hơn trong luật cạnh tranh cũng tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn của ACB đối với các ngân hàng khác, đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài với tiềm lực vốn lớn, kinh nghiệm dồi dào, hệ thống công nghệ hiện đại...

2.8.1.3 Môi trường văn hoá- xã hội

Xã hội ngày càng phát triển, mức sống của người dân ngày một được nâng cao, nhu cầu khách hàng đối với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng từ đó cũng tăng theo. Đặt ra thách thức rất lớn cho các nhà quản trị ngân hàng là phải hướng đến cung cấp những gì thị trường cần chứ không phải cung cấp những gì mình có. Các sản phẩm dịch vụ phải đựơc cung cấp xuất phát từ việc nghiên cứu nhu cầu của khách hàng.

Mỗi vùng miền có một phong tục tập quán khác nhau đòi hỏi ngân hàng phải nắm một cách kỹ lưỡng trước khi muốn mở chi nhánh hay phòng giao dịch ở địa phương đó.

_ Thời cơ:

+ Nhu cầu khách hàng ở mỗi vùng miền khác nhau sẽ tạo cơ hội cho ACB đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ hơn nữa, phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng ở các vùng miền khác nhau, địa phương khác nhau, trình độ văn hoá xã hội khác nhau.

_ Thách thức:

+ môi trường văn hoá xã hội thay đổi tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nếu ACB không nắm bắt được sự thay đổi đó và điều chỉnh...

2.8.1.4 Môi trường công nghệ:

Việc phát minh ra những công nghệ mới có tính ứng dụng cao trong thực tiễn ngày nay diễn ra từng ngày, hệ thống ngân hàng cũng co rất nhiều sự biến đổi trong việc ứng dụng công nghệ phục vụ cho hoạt động của mình. Ngân hàng được xem là có một hệ thống công nghệ hiện đại, tiên tiến mà ít ngân hàng nào có thể có được sẽ được đánh giá là có năng lực cạnh tranh rất lớn.

CNTT là tiền đề quan trọng để lưu giữ và xử lý cơ sở dữ liệu tập trung, cho phép các giao dịch trực tuyến được thực hiện;

- CNTT hỗ trợ triển khai các sản phẩm dịch vụ NH bán lẻ tiên tiến như chuyển tiền tự động, huy động vốn và cho vay dân cư dưới nhiều hình thức khác nhau;

- Nhờ khả năng trao đổi thông tin tức thời, CNTT góp phần nâng cao hiệu quả của việc quản trị ngân hàng, tạo điều kiện thực hiện mô hình xử lý tập trung các giao dịch có tính chất phân tán như chuyển tiền, giao dịch thẻ, tiết giảm đáng kể chi phí giao dịch; - CNTT có tác dụng tăng cường khả năng quản trị trong ngân hàng, hệ thống quản trị tập trung sẽ cho phép khai thác dữ liệu một cách nhất quán, nhanh chóng, chính xác.

Nhiều ngân hàng đã ngày càng chú trọng sử dụng một lượng vốn lớn để đầu tư công nghệ. Như ngân hàng Sài gòn công thương đầu tư hệ thống thanh toán với giải pháp pháp phần mềm Symbols. NHTMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) đầu tư khoảng 4 triệu USD cho việc ứng dụng hệ thống Core Banking; NHTMCP Quốc tế (VIB Bank) cũng bỏ ra hàng triệu USD để hoàn thành dự án hệ thống ngân hàng đa năng SYMBOL do hãng System Access (Singapore) cung cấp…

_ Thời cơ:

Cuộc cách mạng công nghệ trong ngân hàng giúp ACB không ngừng cải tiến hệ thống công nghệ của mình đáp ứng kịp với nhu cầu của sự thay đổi, phục vụ khách hàng nhanh hơn, chất lượng dịch vụ được nâng cao hơn.

_ Thách thức:

+ Ngân hàng đòi hỏi phải giành một lượng vốn rất lớn để thường xuyên đầu tư vào những công nghệ mới nhằm tránh bị lỗi thời.

+ Cạnh tranh gay gắt hơn do các ngân hàng khác cũng sẽ đầu tư công nghệ để nâng cao, cải tiến chất lượng sản phẩm dịch vụ, phục vụ khách hàng tốt hơn.

2.8.1.5 Môi trường quốc tế

Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO, đồng nghĩa với việc nền kinh tế có sự giao lưu, kết nối một cách chặt chẽ hơn và phải tuân theo một số luật lệ, quy định của thế giới. Chính vì thế, những thay đổi, biến động của môi trường thế giới cũng sẽ dẫn đến sự biến động đối với nền kinh tế trong nước.

_ Thời cơ:

+ Hội nhập quốc tế tạo ra cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao trình độ công nghệ và quản trị ngân hàng bởi thông qua sự liên kết, hợp tác kinh doanh, ngân hàng trong nước được học hỏi và hỗ trợ những kỹ thuật tiên tiến trên thế giới; thông qua sự điều hành, quản trị của các tổ chức tài chính nước ngoài, ngân hàng trong nước có cơ hội cải thiện trình độ quản lý cũng như được sự hỗ trợ về tư vấn, bồi dưỡng kiến thức, xây dựng năng lực quản trị ngân hàng tiên tiến để từ đó tăng cường khả năng phòng ngừa và xử lý rủi ro nhờ áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, kỹ năng quản trị tiên tiến, phát triển sản phẩm mới.

+ Hội nhập góp phần thúc đẩy quá trình thu hút nguồn vốn đầu tư nhờ sự gia tăng nguồn vốn từ thị trường tài chính quốc tế, nhờ những chính sách khuyến khích đầu tư, nhờ các ngân hàng trong nước linh hoạt và chủ động điều chỉnh theo thị trường. Điều này cũng giúp phát triển các mối quan hệ đại lý, thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, hợp tác đầu tư, và trao đổi công nghệ...

+ Ngân hàng sẽ chịu áp lực cạnh tranh trên các mặt như năng lực tài chính, công nghệ, trình độ quản lý, hệ thống sản phẩm, chất lượng dịch vụ. Tiếp đến là phải đảm bảo các chuẩn mực an toàn theo thông lệ quốc tế, đó là tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, trích lập dự phòng rủi ro, phân loại nợ.

+ Đối mặt với sự gia tăng rủi ro thuộc mảng khách hàng doanh nghiệp nhà nướcbởi việc gia nhập đặt các doanh nghiệp trước thế cạnh tranh gay gắt, khả năng mất thị phần cao, khuynh hướng sát nhập.../.

2.8.2 Môi trường vi mô: sử dụng mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter. Michael Porter.

2.8.2.1 Đối thủ cạnh tranh.

Trong mấy năm gần đây, nhiều người cho rằng ngân hàng là một ngành kinh doanh siêu lợi nhuận, chính vì thế, ngày càng nhiều ngân hàng mới ra đời, cạnh trah với nhau một cách khốc liệt để giành khách hàng để đứng vững được trên thị trường.

ACB, cũng phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh, phải đề xuất ra những chiến lược, phương án để có thể cạnh tranh một cách có hiệu quả, để có thể giữ vững vị trí số một trong các ngân hàng thương mại Cổ phần.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngân hàng á châu việt nam..doc (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w