Chấm dứt HĐLĐ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VIỆC THỰC HIỆN HĐLĐ TRONG DNCVĐTNN VÀ MỘT SỐ KHUYỂN NGHỊ.doc (Trang 27)

4. Kết cấu khóa luận

1.1.3.7. Chấm dứt HĐLĐ

Chấm dứt HĐLĐ là sự kiện pháp lý rất quan trọng với hậu quả pháp lý là sự kết thúc QHLĐ. “Chấm dứt HĐLĐ là sự kiện pháp lý mà một hoặc cả hai bên

không tiếp tục thực hiện HĐLĐ” [2].

Theo quy định hiện hành, có các trường hợp chấm dứt HĐLĐ như sau:

* HĐLĐ đương nhiên chấm dứt.

Điều 36 BLLĐ quy định các trường hợp đương nhiên chấm dứt HĐLĐ gồm:

hết hạn hợp đồng; đã hoàn thành công việc theo hợp đồng (chấm dứt do các bên thỏa thuận trước); hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng (thỏa thuận chấm dứt khi HĐLĐ đang được thực hiện); NLĐ bị kết án tù giam hoặc bị cấm làm công việc cũ; NLĐ chết; mất tích theo tuyên bố của Tòa án. Đây là những trường hợp HĐLĐ chấm dứt hợp pháp và thường không gây hậu quả phức tạp về mặt pháp lý, ít khi có tranh chấp.

* NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ .

Điều 37 BLLĐ quy định: với HĐLĐ xác định thời hạn, NLĐ muốn đơn

phương chấm dứt HĐLĐ phải viện dẫn một trong các lý do quy định tại khoản

1; với HĐLĐ không xác định thời hạn, NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt mà

khồng cần lý do (khoản 3 Điều 37). Nhưng trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong bất kỳ trường hợp nào, NLĐ phải tuân thủ thời hạn báo trước (khoản 2, 3 Điều 37).

* NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

Điều 38 BLLĐ quy định với tất cả các loại HĐLĐ, NSDLĐ chỉ được đơn

phương chấm dứt khi có một trong những lý do nêu tại khoản 1; mặt khác, NSDLĐ phải tuân thủ quy định về thời hạn báo trước và thủ tục chấm dứt HĐLĐ (khoản 2, 3). Ngoài ra, Điều 39 BLLĐ quy định các trường hợp NSDLĐ

không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

Những trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ là làm cho HĐLĐ chấm dứt hiệu lực khi nó đang trong quá trình được thực hiện. Do tính chất quan trọng và phức tạp của những sự kiện này nên pháp luật quy định và hướng dẫn tương đối chi tiết. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng thường xảy ra tranh chấp, xung đột và thực tế giải quyết tranh chấp lao động cũng cho thấy tính chất phức tạp của vấn đề cả về quy định pháp luật và quan điểm khoa học pháp lý.

* Giải quyết hậu quả pháp lý khi chấm dứt HĐLĐ.

Thứ nhất, về chế độ trợ cấp (Điều 42 BLLĐ). Khi chấm dứt HĐLĐ đối với

NLĐ đã làm việc thường xuyên trong đơn vị từ một năm trở lên, NSDLĐ có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương (nếu có) (trừ các trường hợp chấm dứt theo khoản 1 Điều 17; khoản 2 Điều 41; điểm b khoản 1 Điều 85; Điều 145 BLLĐ).

Thứ hai, về chế độ bồi thường (Điều 41 BLLĐ).

+ Trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì phải nhận NLĐ trở lại làm việc và bồi thường một khoản tương ứng với tiền lương trong những ngày NLĐ không được làm việc cộng với ít nhất 2 tháng tiền lương và phụ cấp lương. Trường hợp NLĐ không muốn trở lại làm việc, thì ngoài khoản tiền được bồi thường, NLĐ còn được trợ cấp thôi việc.

+ Trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ có thể phải bồi thường chi phí đào tạo; nếu việc chấm dứt là trái pháp luật thì NLĐ không được trợ cấp và phải bồi thường cho NSDLĐ nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương.

Cả hai trường hợp nếu vi phạm về thời hạn báo trước thì đều phải bồi thường cho bên bị chấm dứt HĐLĐ.

Thứ ba, thời hạn thực hiện trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên

quan đến quyền lợi của mỗi bên là 7 ngày, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ. Trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

Việc giải quyết hậu quả pháp lý của chấm dứt HĐLĐ về nguyên tắc được đặt ra trong mọi trường hợp và nói chung quyền lợi NLĐ được chú ý nhiều hơn. Việc áp dụng pháp luật và giải quyết tranh chấp không có gì phức tạp. Tuy nhiên, liên quan đến các biện pháp đảm bảo thực hiện HĐLĐ mà các bên thỏa thuận như đặt cọc, ký quỹ, quản lý văn bằng, chứng chỉ…, việc giải quyết hậu quả pháp lý khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ cần có sự tiếp cận và vận dụng hài hòa giữa các quy định của PLLĐ và quy định của pháp luật khác.

1.2.DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI, PHƯƠNG THỨC TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG CỦA LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP NÀY.

1.2.1. Thế nào là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài?

DNCVĐTNN là thuật ngữ không xa lạ ở nước ta từ hàng chục năm nay. Để xem xét khái niệm này, chúng ta hãy bắt đầu từ các khái niệm: doanh nghiệp, vốn đầu tư, đầu tư nước ngoài và vốn đầu tư nước ngoài.

Thứ nhất: Doanh nghiệp. Khoản 1 Điều 4 LDN 2005 định nghĩa: “Doanh

nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.

Thứ hai: vốn đầu tư. Khoản 9 Điều 3 LĐT 2005 định nghĩa: “Vốn đầu tư là

tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp”. Nói cách khác, vốn đầu tư chính là

tài sản để thực hiện các hoạt động mà theo quy định của pháp luật gọi là hoạt động đầu tư. Hoạt động đầu tư theo hai hình thức: trực tiếp và gián tiếp.

Thứ ba: đầu tư nước ngoài, được giải thích tại khoản 12 Điều 3 LĐT 2005

“việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư”.

Thứ tư: vốn đầu tư nước ngoài. LĐT 2005 không giải thích khái niệm này, nhưng có thể hiểu vốn đầu tư nước ngoài là tiền, các tài sản hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân nước ngoài dùng để tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

Về DNCVĐTNN, tại LĐT 2005, khoản 6 Điều 3 quy định: “DNCVĐTNN là DN do NĐTNN thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc là DN Việt Nam do NĐTNN mua cổ phần, sáp nhập, mua lại”. Vậy, phải chăng

NĐTNN mua cổ phần dù chỉ chiếm 1% hay thậm chí chỉ góp 1 USD vào vốn của một DN Việt Nam mà không tham gia quản lý DN thì DN đó cũng được xếp vào DNCVĐTNN? Nếu vậy thì nhiều công ty cổ phần đại chúng sau khi bán một phần vốn cho NĐTNN sẽ phải đăng ký kinh doanh lại đối với những ngành nghề NĐTNN bị hạn chế và nhiều thủ tục khác nữa theo quy định. Và rõ ràng là không công bằng với DN chỉ có 1% vốn ngoại và DN có đến 100% vốn ngoại. Việc pháp luật quy định không rõ ràng, áp dụng pháp luật không thống nhất sẽ gây nhiều khó khăn cho các NĐT, các DN. Tuy nhiên, hiện nay người ta ngầm

xác định thuật ngữ DNCVĐTNN là để chỉ các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài – DN FDI, hay nói cách khác chỉ trong hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài mới tồn tại cái gọi là DNCVĐTNN. Thậm chí có tác giả đưa ra định nghĩa

theo thực tế thừa nhận này: “DNCVĐTNN là các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua việc thành lập một DN mới có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam” [4- Tr.45]. Ở đây loại trừ hình thức chi nhánh, hay một bộ phận đại diện của NĐTNN tại Việt Nam, vì dù là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng không phải DN với tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.

1.2.2. Các hình thức tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Theo khoản 6 Điều 3 LĐT 2005, quy định của LDN 2005, Điều 7, 8, 10 Nghị định 108/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của LĐT, thì DNCVĐTNN tại Việt Nam tồn tại dưới những hình thức sau:

- DN 100% vốn nước ngoài, gồm: DNTN, Công ty TNHH, Công ty hợp danh, công ty cổ phần.

- DN liên doanh, gồm: công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, công ty cổ phần.

- Góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại DN để tham gia quản lý, cũng bao gồm: DNTN, công ty TNHH, công ty hợp danh và công ty cổ phần.

1.2.2.1. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Đây là một thực thể kinh doanh có tư cách pháp nhân, được thành lập dựa trên mục đích của chủ đầu tư và nước sở tại, hoạt động theo sự điều hành, quản lý của NĐTNN nhưng phải tuỳ thuộc vào các điều kiện về môi trường kinh doanh của nước sở tại (chính trị, kinh tế, pháp luật, văn hoá, mức độ cạnh tranh…). Trong hình thức này, đáng chú ý là mô hình công ty mẹ và con (Holding company) - một trong những mô hình được thừa nhận rộng rãi ở hầu hết các nước có nền KTTT phát triển. Đây là một công ty sở hữu vốn trong một công ty khác ở mức đủ để kiểm soát hoạt động quản lý, điều hành công ty đó thông qua việc gây ảnh hưởng hoặc lựa chọn thành viên hội đồng quản trị. Công ty mẹ chỉ giới hạn hoạt động trong việc sở hữu vốn, quyết định chiến lược, giám sát hoạt động quản lý của các công ty con, các công ty con vẫn duy trì quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh một cách độc lập, tạo rất nhiều thuận lợi.

1.2.

2.2. Liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Đây là hình thức rộng rãi nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài, nó là công cụ để thâm nhập thị trường nước ngoài một cách hợp pháp và có hiệu quả. DN liên doanh là một hình thức tổ chức kinh doanh có tính chất quốc tế, hình thành từ những sự khác biệt giữa các bên về quốc tịch, quản lý, hệ thống tài chính, luật pháp và bản sắc văn hoá; hoạt động trên cơ sở sự đóng góp của các bên về vốn, quản lý lao động và cùng chịu trách nhiệm về lợi nhuận hay rủi ro; hoạt động của loại hình này rất rộng, gồm cả sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai.

1.2.

2.3. Hình thức góp vốn, mua cổ phầnm mua lại, sáp nhập.

Mục đích chủ yếu của hình thức này là: khai thác lợi thế của thị trường mới mà hoạt động thương mại quốc tế hay đầu tư mới theo kênh truyền thống không

mang lại hiệu quả mong đợi. Hoạt động này tạo cho các công ty cơ hội mở rộng nhanh chóng hoạt động ra thị trường nước ngoài.

Theo số liệu thống kê, sau khoảng 10 năm (1998 - 2008), hơn 10.000 DNCVĐTNN tại Việt Nam ở hầu hết các lĩnh vực đã tạo trực tiếp gần 2 triệu việc làm và hàng triệu việc làm gián tiếp khác cho lao động Việt Nam; đầu năm 2010, có khoảng 1,7 triệu lao động làm việc tại DNCVĐTNN. DNCVĐTNN cũng có đóng góp quan trọng trong đào tạo nhân lực chất lượng cao, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý. Chính DNCVĐTNN đã giúp chúng ta thâm nhập thị trường các nước, đóng góp vào ngân sách và các cân đối vĩ mô, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, tác động la tỏa đến các thành phần kinh tế khác… Nhưng 10 năm đã qua, dòng vốn FDI hiện đang có những thay đổi ngấm ngầm. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, cơ cấu vốn FDI đã có sự thay đổi mạnh mẽ từ năm 2001 đến 2009. GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nhận xét: tỷ trọng DN liên doanh giảm từ khoảng 70% xuống còn chừng 20% trong khoảng 10 năm. Trong khi đó, DN 100% vốn nước ngoài tăng lên tới 70%. Đáng chú ý, ở góc độ chuyển giao công nghệ, tạo sự lan tỏa…, vai trò của khối DNCVĐTNN gần đây không còn thể hiện quá nhiều ý nghĩa. Năm 2009, một tỉnh phía Nam công bố có đến 40% DNCVĐTNN trên địa bàn “đồng loạt” báo cáo lỗ. Điều này gây nên những hoài nghi về khả năng cạnh tranh của dự án FDI, cũng như “bẫy” chuyển giá tạo lỗ giả của một số DN mà các phương tiện truyền thông đã không ít lần nhắc đến. Theo một số đánh giá, trong ba khu vực kinh tế, DNCVĐTNN đang tỏ ra là khu vực có hiệu quả đầu tư thấp nhất cả về sử dụng lao động và công nghệ. Có chuyên gia cho biết đã từng đi khảo sát nhiều DNCVĐTNN, thấy họ giống phân xưởng của công ty mẹ ở nước ngoài. Lao động trong các DN này đa số là nữ, không được đào tạo hoặc chỉ đào tạo ngắn ngày, lương lao động rẻ mạt, bệnh nghề nghiệp nhiều [37]. Như vậy, có thể nhận xét khái quát rằng hoạt động của khổi DNCVĐTNN tuy có tạo nhiều thay đổi tích cực cho nền kinh tế,

xã hội Việt Nam, song không phải không còn những hạn chế đáng quan ngại, đặc biệt là những vấn đề về tuyển dụng lao động.

1.2.3. Tuyển dụng lao động và một số quy định riêng liên quan đến quan hệ hợp đồng lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

1.2.3.1. Tuyển dụng lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Khối DNCVĐTNN hình thành ở Việt Nam khi nền kinh tế được mở cửa, vận động theo những quy luật của KTTT. Mà trong nền kinh tế này, HĐLĐ là hình thức tuyển dụng lao động cơ bản, phù hợp nhất. Thực tế cũng chứng minh đây là hình thức thiết lập QHLĐ chủ yếu, quan trọng nhất trong DNCVĐTNN. Việc áp dụng nó thỏa mãn hai yêu cầu khách quan của QHLĐ trong nền KTTT: đảm bảo cho các bên quyền tự do lựa chọn, cân nhắc lợi ích khi tham gia quan hệ, đảm bảo khả năng tuân thủ pháp luật và thực hiện cam kết; đảm bảo vai trò quản lý lao động của Nhà nước thông qua việc xác lập quyền và nghĩa vụ của chủ thể HĐLĐ trên cơ sở những điều kiện, chuẩn mực pháp lý, xác lập cơ chế tuân thủ và thực hiện các cam kết. Về phương thức, theo Điều 132 BLLĐ, DN có thể trực

tiếp hoặc thông qua tổ chức giới thiệu việc làm để tuyển dụng lao động.

Có thể nói vai trò điều chỉnh của chế định HĐLĐ được thể hiện rất rõ nét

trong QHLĐ tại các DNCVĐTNN. Về phía NLĐ, nó tạo điều kiện cho họ tìm

được việc làm, nơi làm việc, thời gian phù hợp, kích thích sự năng động sáng tạo của họ; đảm bảo cho họ quyền được đối xử bình đẳng, công bằng, được bảo vệ khi gặp rủi ro hoặc có vi phạm từ NSDLĐ. Về phía NSDLĐ, pháp luật HĐLĐ đảm bảo cho họ quyền tự do (trong khuôn khổ) tuyển chọn lao động để tiến hành sản xuất kinh doanh tại Việt Nam; quyết định tổ chức, quản lý, phân công lao động, thiết lập trật tự, nề nếp lao động nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Toàn bộ quyền lợi hợp pháp họ có được từ quan hệ HĐLĐ, sản xuất kinh doanh cũng được ghi nhận, bảo vệ. Và qua việc bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bên quan hệ HĐLĐ tại DNCVĐTNN, lợi ích của Nhà nước và xã hội cũng đạt được (tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư, phục vụ tốt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng, trình độ cho lực lượng lao động…).

1.2.3.2. Một số quy định riêng về quan hệ hợp đồng lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Về cơ bản, quan hệ HĐLĐ trong DNCVĐTNN cũng được điều chỉnh bằng các quy định về HĐLĐ nói chung. Tuy nhiên, vì đây là một phạm vi đối tượng có tính đặc thù, nên ngoài những quy định chung, quan hệ này còn được điều chỉnh bởi một số quy phạm riêng mang tính đặc thù đó. Theo quy định tại Điều

3 BLLĐ thì quan hệ này có thể chịu sự điều chỉnh của các Điều ước quốc tế mà

nước ta ký kết hoặc tham gia. Và trong trường hợp đó Điều ước sẽ là nguồn luật được ưu tiên trước, loại trừ cả chế định HĐLĐ và các quy định khác của BLLĐ.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VIỆC THỰC HIỆN HĐLĐ TRONG DNCVĐTNN VÀ MỘT SỐ KHUYỂN NGHỊ.doc (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w