Tác động của con người lên HST:

Một phần của tài liệu bài giảng môi trường đại cương chương 3 các sinh thái học trong khoa học môi trường (Trang 41 - 43)

Con người là một sinh vật của HST, có số lượng lớn và khả năng hoạt động được nâng cao nhờ KHKT. Trong thời đại ngày nay, tác động của con người lên HST là hết sức lớn và có thể chia ra như sau:

- Tác động vào cơ chế tự ổn định, tự cân bằng của hệ

sinh thái

- Tác động vào sự cân bằng của các chu trình sinh địa hóa tự nhiên

 Tác động vào cân bằng sinh thái:

- Săn bắn quá mức, đánh bắt quá mức, gây ra sự suy giảm thậm chí làm biến mất một số loài và gia tăng sự mất cân bằng sinh thái

- Săn bắt các loài động vật quý hiếm như : hổ, tê

giác, voi,... có thể dẫn đến sự tiệt chủng nhiều loại động vật quý hiếm.

- Chặt phá rừng tự nhiên lấy gỗ, làm mất nơi cư trú của động thực vật

- Lai tạo các loài sinh vật mới làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên

- Đưa vào các HST tự nhiên các hợp chất nhân tạo mà sinh vật không có khả năng phân hủy

 Tác động vào sự cân bằng của các chu trình sinh địa hóa tự nhiên

- Con người sử dụng năng lượng hóa thạch, tạo thêm một lượng lớn khí CO2, SO2,... Thí dụ , mỗi năm con người tạo thêm 550 tỷ tấn CO2 do đốt các loại nhiên liệu hóa thạch. Nguồn chất thải bổ sung vào khí

quyển trên đang làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên của Trái đất , dẫn tới việc thay đổi chất lượng và quan hệ của các thành phần MT tự nhiên.

Một phần của tài liệu bài giảng môi trường đại cương chương 3 các sinh thái học trong khoa học môi trường (Trang 41 - 43)