Những kết quả đạt được:

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu cao su của Việt Nam.docx (Trang 31 - 32)

3. Đánh giá thực trạng thúc đẩy xuất khẩu cao su của Việt Nam.

3.1 Những kết quả đạt được:

- Tính đến nay, vừa tròn 110 năm cây cao su được du nhập vào Việt Nam (1897) và 100 năm hình thành những đồn điền kinh doanh (1907). Năm 1920 cả nước có 7.077 ha tập trung tại các tỉnh Đông Nam Bộ, đến nay diện tích cây cao su của cả nước đã tăng lên ước đạt trên 512 nghìn ha, trong đó diện tích kinh doanh trên 350 nghìn ha, tổng sản lượng mũ khai thác đạt trên 500.000 tấn, khoảng 90 % sản lượng cao su Việt Nam được xuất khẩu, đưa kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD mỗi năm.

- Hai tháng đầu năm của năm 2008, xuất khẩu cao su của cả nước đạt 82,7 ngàn tấn, trị giá gần 190 triệu USD, giảm 15,92% về lượng, nhưng lại tăng 14,28% về trị giá so với hai tháng đầu năm 2007.

- Cao su đã vươn lên vị trí thứ ba trong số các mặt hàng nông lâm sản đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, chỉ sau gạo và gỗ. Dự kiến trong tháng 12, cả nước sẽ khai thác, chế biến và xuất khẩu thêm trên 70.000 tấn mủ cao su.

- Năm 2005, nhờ sản lượng tăng nhanh hơn Trung Quốc, Việt Nam đã vươn lên hàng thứ 5. Riêng về xuất khẩu, từ nhiều năm qua Việt Nam đứng hàng thứ 4, với sản lượng tăng dần qua các năm, từ 273.400 tấn (năm 2000), lên 308.100 tấn (2001), 454.800 tấn (2002), 433.106 tấn (2003), 513.252 tấn (2004), 587.110 tấn (2005) và 690.000 tấn (năm 2006).

- Cơ cấu thị trường xuất khẩu đã đuợc đa dạng hóa. Nếu như năm 1996, cao su Việt Nam mới được xuất khẩu sang 19 nước và vùng lãnh thổ thì đến năm 2006 đã xuất khẩu được sang hơn 40 thị trường. Từ chỗ cao su Việt Nam chỉ xuất khẩu được sang thị trường Châu Á, Châu Âu thì từ năm 2004 đã vươn tới thị trường Hoa Kỳ, Nam Phi và Châu Úc. Trong năm 2007 Việt Nam vẫn giữ được phần thị trường Trung Quốc và tăng xuất khẩu sang Châu Âu đặc biệt là Đông Âu, trong đó Nga và Cộng hòa Sec là những thị trường mới.

- Nhờ có mở rộng thị trường xuất khẩu, phần lớn là mở rộng theo chiều sâu, xuất vào thị trường truyền thống như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản nên kim ngạch cao su tự nhiên đã tăng đáng kể và tăng tới 1,3 tỉ USD, là một trong những mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch trên 1 tỉ USD nên đã đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Trên thị trường thế giới, Việt Nam đã chiếm khoảng 10% trong tổng khối lượng xuất khẩu của thế giới , đưa Việt Nam trở thành nước đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu cao su tự nhiên sau Thái Lan, Inđônêxia, Malayxia.

- Cơ cấu sản phẩm cao su tự nhiên xuất khẩu đã có sự thay đổi phù hợp hơn với nhu cầu thế giới và giá xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam cũng đã tăng đáng kể:

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu cao su của Việt Nam.docx (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w