Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cà phê sang thị trường EU, thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 38)

giai đoạn 2001-2008

2.2.1 Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu

Trong những năm gần đây, có tới hơn 91% tổng kim ngạch xuất khẩu và hơn 76% kim ngạch nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam - EU được thực hiện. Năm 2007, thương mại Việt Nam- EU được đánh giá là năng động với tổng kim ngạch buôn bán 2 chiều đạt 14,23 tỷ USD trong đó cà phê đạt 879 triệu USD. Hiện nay, EU là thị trường tiêu thụ lớn nhất đối với cà phê Việt Nam, chiếm tỉ trọng 45% trong xuất khẩu của Việt Nam.

Bảng 2.6: Sản lượng và kim ngạch nhập khẩu của EU

Năm Sản lượng (tấn) Tốc độ tăng S .lượng(%) Kim ngạch (nghìn USD) Tăng kim ngạch (%) 2002 323.641 - 150.816 - 2003 403.876 24,79 271.808 80,22 2004 497.483 23,18 337.293 24,09

2005 446.799 -14,81 359.229 6,5

2006 476.994 6,75 589.873 64,21

2007 602.157 26,25 815.000 38,17

(Nguồn:www.cafeviet.net)

Biểu đồ sản lượng nhập khẩu cà phê Việt Nam của EU

( Đơn vị: tấn) 0 100 200 300 400 500 600 700 2002 2003 2004 2005 2006 2007 sản lượng

Theo dõi bảng số liệu ta thấy sản lượng và kim ngạch cà phê xuất khẩu sang EU tăng giảm tương đối qua các năm. Năm 2002 sản lượng xuất khẩu đạt 323.641 tấn , kim ngạch xuất khẩu đạt 150.816 nghìn USD. Năm

2003, sản lượng xuất khẩu tăng 24, 79% so với năm 2002 cùng với giá thị trường thế giới tăng kéo theo kim ngạch xuất khẩu sang EU tăng mạnh khoảng 80,22%. Với diễn biến thị trường tốt năm 2004 sản lượng cà phê tiếp tục gia tăng tại thị trường này cụ thể: sản lượng nhập khẩu cà phê của EU là 497.483 tấn tăng 23,18% kim ngạch đạt 337.293 nghìn USD tăng 24,09% so với năm 2003. Tuy nhiên sang năm 2005 sản lượng cà phê bị giảm do chất lượng cà phê của Việt Nam không đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân EU. Sản lượng giảm14,81% trong khi đó kim ngạch chỉ giảm 6,5%.

Từ năm 2006 do có nhiều thay đổi trong quá trình sản xuất và chế biến cà phê, sản lượng cà phê bắt đầu tăng trở lại kèm theo giá thị trường tăng làm kim ngạch xuất khẩu cà phê sang EU tăng mạnh 64,21% so với năm 2005, sản lượng xuất khẩu đạt 476.944 tấn. Năm 2006 cũng là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam ra thị trường thế giới đạt ngưỡng 1 tỉ USD

Với diễn biến có lợi trong năm 2006. thì việc tăng sản lượng xuất khẩu là điều tất yếu. Trong năm 2007 Việt Nam đã xuất sang EU 602.157 tấn cà phê tăng 26.25 %, đạt 815.000 nghìn USD tăng 38,17% so với năm 2006. giá cà phê cũng đã đạt ngưỡng kỉ lục. Năm 2007 cũng là năm Việt Nam đạt ngưỡng xuất khẩu cà phê trên 1 tỉ USD.

Đầu năm 2008 giá cà phê thế giới tăng mức kỉ lục và tiếp tục tăng đến tháng 8 đạt mức 2.250 USD/tấn. Tuy nhiên sau đó, do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới giá cà phê giảm mạnh xuống còn 1.480 USD/tấn. Điều này đã làm ảnh hưởng đến tâm lý người xuất khẩu. Tính đến hết tháng 10/2008 cả nước xuất khẩu được 396000 tấn cà phê sang EU chiếm khoảng 39,6% tổng sản lượng. Như vậy có thể dự đoán được sản lượng xuất khẩu cà phê sang EU giảm mạnh tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu cũng cao do giá cả tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm và có xu hướng tăng trở lại trong năm 2009

Mới đây theo dự báo của Tổ chức cà phê thế giới ( ICO) nhu cầu cà phê của EU tăng mạnh. Cà phê xuất khẩu sang thị trường này bao nhiêu cũng sẽ được tiêu dùng hết. Đây là tin vui cho ngành cà phê thế giới nói chung và ngành cà phê Việt Nam nói riêng.

2.2.2 Về cơ cấu thị trường xuất khẩu

Hiện nay, các nước nhập khẩu nhiều cà phê nhất của Việt Nam trong EU là: Đức, Anh, Bỉ, Tây ban nha.. Nhu cầu sử dụng cà phê của các nước này tăng cao theo các năm.

Bảng 2.7: Sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam tại thị trường EU

(đơn vị : tấn) Tên nước 2005 2006 2007 1. Đức 114.963 133.460 169.721 Tốc độ tăng (%) - 16,09 17,17 2. Anh 33.025 43.999 46.334 Tốc độ tăng (%) - 33,23 5,31

3. Tây Ban Nha 62.852 69.968 72.332

Tốc độ tăng (%) - 11,32 3,38 4. Bỉ 31.479 39.020 45.523 Tốc độ tăng (%) - 23,96 16,67 5. Italia 46.652 55.812 73.861 Tốc độ tăng (%) - 19,63 31,59 6. Thụy Sĩ 28.641 33.074 44.443 Tốc độ tăng (%) - 15,48 34,37 7. Pháp 38.848 40.024 41.741 Tốc độ tăng (%) - 3,03 4,29 8. Hà Lan 19.099 27.083 32.440 Tốc độ tăng (%) - 41,81 19,78

(Nguồn: http//:www.gso.gov.vn)

Trong năm 2007 sản lượng xuất khẩu cà phê sang Đức đạt 169.721 tấn, Italia đạt 73.861 tấn, và Tây Ban Nha đạt 72.332 tấn. Bước sang năm 2008, tính đến hết tháng 7 xuất khẩu cà phê sang Đức đạt 86.o67 tấn với kim ngạch 182,47 triệu USD giảm 31,72% về sản lượng và giảm 4,12% về kim ngạch so với cùng kì năm 2007. Đáng chú ý là mặc dù tổng sản lượng giảm trong tháng 7 giảm nhưng lượng cà phê xuất khẩu sang thị trường Italia lại tăng khá mạnh so với tháng 6. Tính đến hết tháng 7 xuất khẩu sang thị trường này đạt 51.947 tấn với kim ngạch 108,5 triệu USD giảm 23,45% nhưng lại tăng 4,98% về kim ngạch so với cùng kì năm 2007.

Đặc biệt , Bỉ là thị trường tiêu thụ lớn thứ 5 của Việt Nam và còn là nước nhập khẩu cà phê đặc biệt trong EU. Trong tháng 8/2008 xuất khẩu sang thị trường này có xu hướng sụt giảm so với tháng trước, chỉ đạt 2.887 tấn với kim ngạch đạt 6,5 triệu USD. Tính đến hết tháng 8 xuất khẩu sang thị trường này đạt 40.953 tấn với kim ngạch 87,32 triệu USD tăng 55,58% về lượng và tăng 120,21% về kim ngạch. Bỉ hiện nay được đánh giá là thị trường tiềm năng của cà phê Việt Nam.

Bảng 2.8: Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU ( đơn vị: USD)

( Nguồn: http://www.gso.gov.vn)

Hiện nay Đức vẫn là quốc gia tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong khối EU. Đây là thị trường có nhu cầu về cà phê cao trên thế giới. Sản lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này tăng dần theo từng năm. Tính đến hết tháng 8/2008 xuất khẩu cà phê sang Đức đạt 91.151 tấn

Tên nước 2005 2006 2007

1. Đức 96.109.068 180.592.009 206.544.388

Tốc độ tăng (%) - 87,9 14,37

2. Anh 34.764.200 39.710.832 55.765.582

Tốc độ tăng (%) - 14,23 40,43

3. Tây Ban Nha 53.361.348 87.066.061 110.306.300

Tốc độ tăng (%) - 63,16 26,69 4. Bỉ 24.333.267 47.214.200 51.038.256 Tốc độ tăng (%) - 94,04 8,09 5. Italia 50.565.672 57.335.308 78.325.322 Tốc độ tăng (%) - 13,39 36,61 6. Thụy Sĩ 19.962.777 31.540.944 46.339.584 Tốc độ tăng (%) - 57,99 46,92 7. Pháp 34.820.880 46.539.904 47.590.992 Tốc độ tăng (%) - 33,66 2,26 8. Hà Lan 26.253.631 32.282.936 47.590.992 Tốc độ tăng (%) - 22,97 47,4

với kim ngạch 194,26 triệu USD giảm 31,89% về sản lượng giảm 4,24% về kim ngạch so với cùng kì năm ngoái.

Theo số liệu thống kê tháng 10/2008 Việt Nam đã xuất khẩu sang Ba Lan 899 tấn cà phê đạt trị giá 1.851.814USD. Tính chung 10 tháng, giá trị xuất khẩu đạt 19.522.235 USD với lượng xuất 9.383 tấn. Cũng trong tháng này kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Bỉ đạt giá trị 4.386.987 USD với lượng xuất 2.447 tấn. Tính chung 10 tháng giá trị xuất khẩu sang Bỉ đạt 96.474.621 USD với lượng xuất 45.624 tấn cà phê các loại. Tại Anh xuất khẩu cà phê sang thị trường này đạt 1.837 tấn, đạt trị giá 3.108.392 USD. Đến hết 10 tháng, giá trị xuất khẩu đạt 1.518.889 USD, với lượng xuất khẩu 27.578 tấn.

Trong mùa vụ 2008-2009 mới đây, sản lượng thu hoạch ở mức cao nhưng tình hình giá cá phê thị trường thế giới diễn ra theo chiều hướng xấu gây tâm lý lo sợ cho người trồng cà phê. Dự kiến sản lượng niên vụ 2008- 2009 cũng đạt khoảng trên dưới 1 triệu tấn.

2.2.3 Giá cà phê xuất khẩu

Trong mấy tháng đầu năm 2005 giá cà phê bình quân của cả nước khá thấp chỉ đạt 813,32 USD/ tấn. Bước sang năm 2006 giá cà phê tăng cao từ 1,169 USD vào những tháng đầu năm lên đến 1.570 USD/tấn. giá bình quân 6 tháng đầu năm 2006 đạt 1.142 USD/ tấn. Năm 2007 ngành cà phê Việt Nam đón mừng nhiều niềm vui mới khi giá cà phê liên tục tăng. Giá cà phê Robusta đạt 1.731 USD/ tấn trong tháng 11. Sang tháng 12/2007 giá cà phê Arabica đạt 2.248 USD/tấn tăng 13 USD/tấn. Giá chào cà phê Robusta của Việt Nam cho các đơn hàng sắp tới tăng bình quân 30-50 USD/tấn. Trong tháng 12/2007, giá xuất khẩu trung bình mặt hàng cà phê của nước ta đạt 1.730 USD/T, tăng 21,57% so với cùng kì năm 2006, cao hơn so với

mức giá xuất khẩu của cả năm 2007 là 1.553 USD/tấn. Như vậy giá cà phê xuất khẩu trung bình cà phê trong năm 2007 tăng 25,12%so với năm 2006.

Biểu đồ : Giá xuất khẩu trung bình từ 2007 đến nay

(Nguồn: http://agroviet.gov.vn)

Nhìn chung từ cuối năm 2007 đến mấy tháng đầu năm 2008 giá cà phê liên tục tăng cao. Tính đến ngày 28/1/2000 giá cà phê tăng kỉ lục trong 10 năm qua. Giá cà phê Robusta Xk của nước ta tiếp tục tăng mạnh ở mức 1.900-1.960USD/tấn, tăng gần 40% so với cùng kì năm 2007. Giá cà phê tăng kéo theo giá trong nước cũng tăng. Tuy nhiên do giá tăng mạnh là giảm cầu cà phê Việt Nam ở thị trường thế giới đặc biệt là thị trường EU. Trong

mấy tháng tiếp theo ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới lan rộng. Sản lượng cà phê sang thị trường EU giảm mạnh và giá cà phê cung theo chiều hướng xấu đến tháng 11/2008 giá cà phê trên thế giới còn 1.480USD/tấn. Nếu so với đầu năm 1 tấn cà phê người nông dân mất từ 14- 16 triệu đồng. Năm 2008 là năm nông dân Việt Nam điêu đứng. Tuy nhiên đã có những tín hiệu tốt vào tháng 12/08 khi giá cà phê tăng trở lại.

2.2.4 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu

Hiện nay, Ở Việt Nam có nhiều hình thức xuất khẩu hàng hóa như: xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu gián tiếp, đầu tư, liên doanh..như vậy các doanh nghiệp sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn khi xuất khẩu hàng hóa.

Trước đây, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu dưới hình thức gián tiếp, qua trung gian do chưa xây dựng được thương hiệu với các đối tác cũng như các nước trong EU, như vậy lợi ích ròng từ việc xuất khẩu cà phê bị giảm sút do phải phân chia lợi nhuận. nhưng trong mấy năm trở lại đây, thương hiệu cà phê Việt Nam dần có chỗ đứng trên thị trường thế giới. hình thức xuất khẩu trực tiếp đang dần được đang các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi. Do được cung cấp đầy đủ về thông tin thị trường EU và tình hình thế giới các doanh nghiêp đã chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng nhằm thực hiện tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Với thu nhập bình quân đầu người cao, người dân EU luôn muốn sử dụng hàng hóa có chất lượng và thương hiệu uy tín, do vậy hình thức liên doanh cũng rất được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ liên doanh với một doanh nghiệp khác có uy tín trên trường quốc tế về mặt hàng này hoặc nhà cung cấp , phân phối có uy tín để đưa sản phẩm

này xâm nhập thị trường khó tính như EU. Đây là hình thức đang được các doanh nghiệp Việt Nanm sử dụng

2.2.5 Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU trong thời gian qua EU trong thời gian qua

Những kết quả đạt được

Thị trường EU là thị trường mà Việt Nam đạt được nhiều thành công về sản lượng cũng như về kim ngạch hàng hóa. Hàng năm kim ngạch cà phê cũng như kim ngạch hàng hóa khác tăng cao. Hiện nay EU là bạn hàng lớn của Việt Nam tại Bỉ chiếm 10,1% thị trường nhập khẩu, Pháp chiếm 48,5%, Đức chiếm 57%, Italia chiếm 49,6%.. trong tổng số hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường này.

Việt Nam đang dần xây dựng được thương hiệu cà phê trong con mắt người dân EU. Đây là điều đáng mừng vì thị hiếu tiêu dùng của người dân EU rất cao. Cà phê Việt Nam cần phải nắm bắt được cơ hội đó. Theo nhận xét của ICO, Cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU nói riêng và ra thế giới nói chung trong năm 2009 sẽ được tiêu thụ hết.

Những tồn tại và nguyên nhân

Tuy có nhiều lợi thế và thu được những thành quả đáng khích lệ nhưng trong tình hình diễn biến phức tạp của thị trường hiện nay với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, ngành cà phê Việt Nam đã và đang bộc lộ những nhược điểm và hạn chế từ sản xuất đến xuất khẩu, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh.

Vấn đề đặt ra lớn nhất trong xuất khẩu cà phê Việt Nam hiện nay là tính bền vững chưa cao. Những năm gần đây, tuy sản lượng xuất khẩu nhanh nhưng giá cả không ổn định, trong đó một số năm giảm sút lớn nên kim ngạch xuất khẩu tăng chậm hoặc sút giảm. Vấn đề này có liên quan đến sản xuất, chế biến và xuất khẩu, dẫn đến cung vượt cầu, công nghệ chế biến bảo

quản sau thu hoạch không đáp ứng được yêu cầu tăng sản lượng và chất lượng, thị trường xuất khẩu chưa ổn định. Biểu hiện cụ thể là:

- Tính bền vững của ngành cà phê Việt Nam chưa cao

Thật thế, thị trường quy gom cà phê Việt Nam phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường quốc tế. Khi thị trường cà phê quốc tế sôi động làm cho hoạt động thu mua, quy gom nhộn nhịp, việc tiêu thụ cà phê ở các hộ sản xuất thuận lợi. Khi thị trường quốc tế thu hẹp, cà phê tụt giá, thị trường thu mua nội địa sẽ chao đảo, ách tắc, việc tiêu thụ của các hộ sản xuất gặp nhiều khó khăn. Giá bán ra không bù đắp đủ chi phí sản xuất, lượng hàng tồn nhiều gây nên ứ đọng vốn.

Một dẫn chứng thực tế là niên vụ 2007-2008. Khi thị trường cà phê thế giới giảm mạnh đã gây ra những ảnh hưởng lớn đến thị trường cà phê trong nước. Mặc dù sở hữu nguồn cung nhưng giá cà phê chưa cao, còn phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới

- Cơ cấu cây trồng thiếu hợp lý

Cơ cấu cây trồng không hợp lí, tập trung quá nhiều vào cà phê Robusta là loại cà phê phải cạnh tranh với những nước có bề dày kinh nghiệm và thị trường xuất khẩu ổn định như Brazil,Achentina, Indonesia...Chưa quan tâm đến mở rộng diện tích cà phê Arabica, loại cà phê có khả năng cạnh tranh mạnh hơn, được thị trường ưa chuộng hơn, giá lại cao và có tiềm năng phát triển lớn. Những năm gần đây tuy có một số doanh nghiệp có quan tâm chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng tăng diện tích cà phê Arabica, nhưng giải pháp chưa đồng bộ nên kết quả thấp.

- Chất lượng cà phê chưa cao

Chất lượng cà phê Việt Nam còn thấp chưa tương xứng với lợi thế về đất đai và khí hậu Việt Nam, còn khoảng cách xa so với yêu cầu của thị trường thế giới. Ông Daniele Giovannucci, cố vấn cao cấp của Ngân hàng

Thế giới, lấy hình ảnh Brazil, một đất nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới và so sánh:“ Chất lượng ổn định là điều dễ nhận thấy nhất đối với cà phê Brazil, trong khi đó vấn đề này đối với cà phê Việt Nam thì ngược lại.”Cà phê loại I chiếm từ 16-18%, loại II A chiếm tới trên 70%, còn lại là loại thấp hơn...

Các chuyên gia về lĩnh vực này từ Bộ NN và PTNT đánh giá, tình trạng giảm sút chất lượng cà phê xuất khẩu nước ta thời gian qua là từ nhiều yếu tố.

Ngay từ khâu chọn giống đã tồn tại nhiều bất cập. Giống cà phê ở nước ta từ trước đến nay vẫn chủ yếu là do bà con nông dân tự chọn, ươm

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cà phê sang thị trường EU, thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w