Quá trình lựa chọn mô hình đầu tư và chiến lược cạnh tranh của KFC tại Việt Nam

Một phần của tài liệu phân tích chiến luọc kinh doanh TOÀN CẦU & VIỆT NAM.pdf (Trang 43)

Chương 3 Phân tích chiến lược kinh doanh của KFC tại Việt Nam:

3.3. Quá trình lựa chọn mô hình đầu tư và chiến lược cạnh tranh của KFC tại Việt Nam

Việt Nam

Việt Nam định. Vậy KFC đã kinh doanh và hoạt động như thế nào tại Việt Nam, KFC Việt Nam có gì khác với KFC thế giới. Đây là những câu hỏi mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần này.

Những năm 1998, khi mà khái niệm Franchise ở Việt Nam còn hết sức mới mẻ, khi mà Việt Nam đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, sức mua kém, dân chúng còn nghèo, khẩu vị lạ lẫm, cạnh tranh với kiểu fastfood Việt Nam vừa rẻ vừa ngon, lại là nét văn hóa truyền thống từ xưa đến nay của Việt Nam. Vậy KFC đã bước vào thị trường này như thế nào?

Trước tiên, về cơ bản Franchise có 3 hình thức như sau:

Single-unit franchise: là hình thức mua bán franchise đơn lẻ, người mua ký hợp đồng trực tiếp với người bán (là chủ của thương hiệu hoặc một master franchise khác), sau đó mở ra một đơn vị kinh doanh tại một địa điểm nhất định. Nếu như người mua muốn mở thêm đơn vị kinh doanh thì phải kí kết hợp đồng mới, người mua không được phép nhượng quyền lại.

Master franchise: là hình thức mua franchise mà người mua được phép thực hiện nhượng quyền tại một khu vực, lãnh thổ cụ thể và cam kết phát triển về số lượng đơn vị kinh doanh nhượng quyền trong từng giai đoạn cụ thể với bên bán.

Area development franchise: là hình thức mua franchise giống như loại 1, nhưng người mua có thể được độc quyền mở ra nhiều đơn vị kinh doanh ( theo hợp đồng với người bán) tại một khu vực, lãnh thổ, thời gian nhất định. Người mua cũng không được phép nhượng quyền lại.

Một phần của tài liệu phân tích chiến luọc kinh doanh TOÀN CẦU & VIỆT NAM.pdf (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)