Phân tích các chỉ số tài chính

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động kinh doanh công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông.doc (Trang 27 - 30)

a. Chỉ số về khả năng thanh toán

Tỷ số khả năng thanh toán

2006 2007 2008

DQC RAL DQC RAL DQC RAL

Hệ số thanh toán hiện hành (lần) 1.05 1.47 1.59 1.81 1.92 1.59

Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền (lần) 0.01 0.15 0.03 0.47 0.01 0.11

K/n thanh toán lãi vay=EBIT/I (lần) 2.27 1.94 3.68 0.82 (0.97) 0.17

Tỷ số lưu chuyển tiền từ HĐKD/NNH -0.45 -1.74 -0.63 0.20 -0.18

Bảng 2.4.4.1 Chỉ số về khả năng thanh toán

Các chỉ số về khả năng thanh toán cho biết được mức độ an toàn của DN trước những khoản nợ ngắn hạn được tài trợ bằng cách sử dụng tài sản ngắn hạn của DN. Đây cũng là các chỉ số cơ bản nhất mà nhà đầu tư quan tâm trước khi ra quyết định đầu tư vào một DN.

hệ số khả năng thanh toán

0,00 0,20 0,40 0,60 0,80 1,00 1,20 1,40 1,60 1,80 2,00 2006 2007 2008

Hệ số thanh toán hiện hành

Hệ số thanh toán nhanh Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền

Hình 2.4.4.1. Hệ số khả năng thanh toán

Hệ số thanh toán hiện hành đo lường khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn từ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.

Đối với RAL, hệ số này trong 3 năm đều từ 1,5 trở lên do đó có thể đảm bảo thanh toán tốt các khoản nợ ngắn hạn. So với công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang (DQC), ta thấy hệ số này của RAL luôn tốt hơn DQC trong 2 năm 2006 và 2007. Tuy nhiên trong năm 2008 lại thấp hơn rất nhiều so với DQC, do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn của RAL 6% nhỏ hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn là 21%, đồng thời trong năm 2008 lượng hàng tồn kho tăng gấp 2 lần 2007 do RAL huỷ hợp đồng với Cuba cuối 2007, đồng nghĩa gần một

nửa TS của RAL đang nằm trong kho dưới hình thức nguyên vật liệu tồn kho, hàng sản xuất ra chưa bán được hoặc các chi phí SXKD dở dang. Như vậy, trong năm 2008 nhu cầu vốn lưu động của RAL lớn và công ty đã gia tăng việc vay ngắn hạn để tài trợ. Trong lúc đó, DQC giảm nợ ngắn hạn được hơn 266 tỷ đồng đồng thời tài sản ngắn hạn cũng có sự gia tăng , do đó mà DQC đã cải thiện được chỉ tiêu này.

Tuy nhiên hệ số thanh toán hiện hành chưa phản ánh chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tài sản ngắn hạn lớn nhưng chưa hẳn đã có thể tạo ra tiền để doanh nghiệp cho trả trong trường hợp bất trắc xảy ra. Do đó chúng ta tiếp tục nghiên cứu về hệ số thanh toán nhanh để biết được khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn dựa vào tính lỏng của các tài sản ngắn hạn.

Trong 3 năm 2006-2008 hệ số này của RAL luôn thấp hơn DQC đặc biệt trong 2008 có sự chênh lệch rất lớn (DQC là: 1.43 lần con RAL chỉ 0.55 lần) điều này cho thấy chính lượng hàng tồn kho ứ đọng lớn, RAL lại không trích lập dự phòng giảm giá HTK đã làm cho nguy cơ RAL mất tính thanh khoản rất cao trong khi đó lượng hàng tồn kho của DQC chỉ tăng nhẹ hơn 28 tỷ và vẫn có trích lập dự phòng đã khiến cho khả năng thanh toán DQC trở nên tốt hơn RAL.

Điều đáng chú ý, khi xem xét hệ số thanh toán bằng tiền tức là khả năng trả nợ bằng tiền và các khoản tương đương tiền thì RAL lại vượt trội hơn so với DQC. Qua 3 năm liên tiếp hệ số này của RAL cao hơn rất nhiều so với DQC vì giá trị các khoản phải thu trong 3 năm của RAL luôn thấp hơn nhiều so với DQC. Trong năm 2008 RAL đã thu hồi được gần 63 tỷ chỉ còn lại hơn 188 tỷ trong khi DQC vẫn còn hơn 961 tỷ khoản phải thu trong đó có hơn 952 tỷ phải thu của khách hàng. Điều này cho thấy chính sách bán hàng của DQC lỏng lẻo hơn so với RAL.

Ngoài ra, do công ty RAL có nhu cầu vốn lưu động tăng qua các năm mà phần lớn được tài trợ từ vốn vay, do đó chúng tôi tiếp tục tìm hiểu về khả năng thanh toán lãi vay và tỷ số lưu chuyển tiền từ HĐKD/nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán lãi vay: Hệ số này của RAL trong 3 năm có xu hướng giảm mạnh đặc biệt trong 2007 và 2008 hệ số này thấp hơn 1 (0.82 và 0.17) chứng tỏ khả năng

thanh toán các khoản lãi từ lợi nhuận kém. Còn DQC năm 2007 tăng cao trong khi 2008 giảm xuống mức âm ( -0.97). Do trong năm 2007, 2008 tình hình kinh tế rơi vào khủng hoảng, sản phẩm tiêu thụ khó khăn, các chi phí đầu vào tăng đã làm cho tổng nợ tăng hơn 64 tỷ, rủi ro tài chính của 2 công ty cao. Tuy nhiên trong 2008 DQC rơi vào tình trạng rủi ro tài chính trầm trọng so với RAL là do trong năm này doanh thu của DQC giảm mạnh, gián tiếp làm giảm lợi nhuận dẫn đến khả năng thanh tóan lãi vay không còn được đảm bảo.

Tỷ số LCTT từ HĐKD/Nợ ngắn hạn thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đầu kỳ và các khoản nợ dài hạn đến hạn trả trong kỳ được đảm bảo từ số tiền tạo được từ HĐKD (hệ số này nếu >1 là tốt)6. Nhìn chung hệ số này của cả 2 doanh nghiệp trong 3 năm đều âm chứng tỏ hoạt động kinh doanh của cả 2 DN đều không tạo ra đủ tiền để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn đầu năm và các khoản nợ dài hạn đến hạn trả trong năm. Hệ số này của RAL thấp hơn rất nhiều so với DQC chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đầu năm từ dòng tiền từ HĐKD rất kém so với DQC. Nguyên nhân là do doanh nghiệp gia tăng nhu cầu vốn lưu động để mở thêm nhà máy sản xuất, hiệu quả kinh doanh trong 3 năm có sự giảm sút do tồn đọng tiền hàng trong hàng tồn kho làm cho lưu chuyển tiền từ HĐKD qua 3 năm đều âm, và các khoản nợ dài hạn đến hạn khá lớn.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động kinh doanh công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông.doc (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w