Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động của Công ty cổ phần in và thương mại Thống nhất.docx (Trang 42 - 47)

2.1 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần in và TMTN.

Trong những năm qua cùng với sự phát triển và đổi mới của đất nước. Công ty cổ phần in và TMTN đã tự khẳng định được vai trò tự chủ của mình quản lý về trình độ và về kĩ thuật in. Đầu tư vào

sản xuất kinh doanh theo mô hình Công ty cổ phần. Công ty cổ phần in và TMTN rất được uy tín trong thị trường in trên cả nước.

Như đã trình bày ở trên Công ty in thống nhất trước đây là một

doanh nghiệp Nhà nước, từ khi có chủ trương của Đảng và chính

sách của Nhà nước chủ trương này lần đầu tiên được nêu tại nghị quyết hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khóa VII

(tháng 11/1991). “Chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh có

điều kiện thành Công ty cổ phần và thành lập một số Công ty quốc doanh cổ phần mới, phải làm thí điểm chỉ đạo chặt chẽ, rút kinh nghiệm chu đáo trước khi mở rộng trong phạm vi thích hợp”.

- Theo chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước nên Công ty in Thống nhất đã chuyển sang Công ty cổ phần.

- Ngành in là một ngành tương đối khó trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, in ấn là một khâu quan trọng mà đòi hỏi kĩ thuật rất cao. Người chế tạo mẫu phải tâm huyết với nghề, với công việc đòi hỏi sự chính xác là gần như tuyệt đối. Do đó yếu tố cạnh tranh trong thương trường càng ngày càng khốc liệt. Trong những năm qua HĐQT, ban giám đốc điều hành Công ty luôn suy nghĩ, tìm tòi phương án tối ưu để đảm bảo về kĩ thuật, mĩ thuật, tiến độ sản xuất. Thuộc các lĩnh vực về chế tạo khuôn in, qui trình in và gia công sau in. Cạnh tranh được với thương trường, thị trường trong nước. Công ty cổ phần in và TMTN đã vượt qua những khó khăn, thử thách của Công ty và trong hoàn cảnh chung của đất nước. Đất nước ta còn nghèo nên thiếu vốn, thiếu kinh phí đào tạo, do vậy Công ty cũng còn nghèo, các thiết bị máy móc cũ kĩ, lạc hậu, điều kiện sản xuất như cơ sở hạ tầng thiếu thốn chật hẹp, tay nghề công nhân còn non yếu vì chưa được đào tạo cơ bản về chuyên ngành. Tuy vậy Công ty đã vượt qua mọi khó khăn thử thách, khắc phục thiếu thốn đã nâng cấp được về cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, phòng ban làm việc khang trang, rộng rãi, thoáng mát, mua được các loại máy móc hiện đại, quy trình làm việc liên hoàn, trên dây chuyền khép kín và gửi CBCNV đi đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trong cả nước như trường Đảng đào tạo cao cấp lý luận, Đại học KTQD đào tạo về khoa học quản lý, kế toán, thống kê... Đại học bách khoa đào tạo về KHKT, tin học, cơ khí chế tạo máy, điện tử, điện lạnh, điện tử viễn thông, hệ thống điện..., trường trung học kỹ thuật in đào tạo tay nghề chế tạo khuôn in, vận hành máy in và công nghệ gia công sau in.

Cụ thể kết quả kinh doanh của Công ty năm 2004 là:

Doanh thu: 56.878625326 đồng. Lợi nhuận: 847.686211 đồng . Nộp ngân sách: 2.239290905 đồng.

Lương bình quân: 1.353093 đồng (người / tháng). [2]

2.2 Kết quả kinh doanh của Công ty năm 2005 và 6 tháng đầu năm 2006.

Thực hiện nhiệm vụ chính trị của Công ty hàng năm như in những sản phẩm phục vụ cho Đảng, Nhà nước và Chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành... Những tài liệu đòi hỏi kỹ thuật rất cao, hình thức đẹp và thời gian gấp rút để kịp thời phục vụ cho các tổ chức đúng thời điểm, đối với một Công ty cổ phần ngoài việc thực hiện nhiệm vụ chính trị trên giao còn là một tổ chức kinh doanh. Công ty còn phải đảm bảo sự sống còn, tồn tại của Công ty, đó là làm như thế nào để nhận được nhiều hàng hóa để tiến hành sản suất, làm thế nào để kéo đựợc nhiều khách hàng về phía Công ty mình nhằm tìm ra nhiều lợi nhuận để đảm bảo đời sống kinh tế cho 245 CBCNV trong Công ty và gia đình của họ.

Kết quả sản suất kinh doanh năm 2005.

- Doanh thu: 55.202079260 đồng. - Lợi nhuận: 671.262680 đồng. - Nộp ngân sách: 1.732343240 đồng.

- Lương bình quân: 1.1455378 đồng (người / tháng). [2]

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2006.

- Doanh thu: 28.601039630 đồng. - Lợi nhuận: 335.613940 đồng. - Nộp ngân sách: 879.375670 đồng.

- Lương bình quân: 1.1487821 đồng (người / tháng) (Theo tính toán tương ứng theo năm 2005).

2.3 Phương hướng sản suất kinh doanh năm 2007.

Nhữnh thành tích đã đạt được trong những năm qua, Công ty đã tự hào nhưng không tự mãn, đất nước đang chuyển mình, những khó khăn gian khổ mới phát sinh đang còn đó. Để tồn tại và phát triển, cạnh tranh và đứng vững trên thương trường. Ban lãnh đạo Công ty đã kế thừa những mặt mạnh, những ưu điểm đã đạt được, và tìm tòi nghiên cứu, mạnh dạn quyết định mọi vấn đề một cách sáng suốt, khoa học để tìm ra phương án tối ưu trong sản suất tạo ra được thật nhiều lợi ích cho CBCNV trong Công ty. Với tập thể CBCNV trong Công ty đoàn kết nhất trí một lòng, toàn tâm, toàn ý với công việc, mang hết sức mình cống hiến và xây dựng Công ty. Công ty kế thừa những thành tích đã đạt được và muốn phát triển toàn diện hơn nữa Công ty cũng đề ra một số phương hướng như sau:

- Mục tiêu của Công ty là phát triển thêm nhiều khách hàng, nhận nhiều mặt hàng để in, tăng thêm uy tín để khách hàng tự tìm đến với Công ty.

- Tuyển chọn, đào tạo sử dụng nguồn nhân lực phù hợp với công tác chuyên môn.

- Đầu tư thêm máy móc thiết bị chế bản in, máy in và nhất là máy móc để gia công sau in thật hiện đại để sản suất nhanh, đẹp, năng suất cao, chất lượng tốt.

- Lựa chọn những lao động giỏi, có năng khiếu in chồng màu, đi học vận hành máy in offset.

- Sàng lọc kỹ, chọn hai công nhân đã có tay nghề cao ở bộ phận chế tạo khuôn in đi học nâng cao kỹ thuật bình ảnh chồng nhiều màu.

- Chú trọng lĩnh vực marketing. Đây là một khâu quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh, Công ty có nhận được nhiều hàng để

sản suất hay không chủ yếu phụ thuộc vào đội ngũ tiếp thị sản phẩm. Đội ngũ tiếp thị phải đuợc đào tạo thật khoa học, bài bản, chọn người trong lĩnh vực này phải nhanh nhẹn, tháo vát, thông minh, ứng xử tốt trong mọi tình huống, giỏi giao tiếp và đàm phán với khách hàng trong kinh doanh. Giao tiếp làm tăng đối thoại, giảm đối đầu, giao tiếp tốt làm cho khách hàng hiểu rõ Công ty mình hơn, giao tiếp để hiểu người ta nói gì, định hướng xem khách hàng cần in mặt hàng gì? số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng như thế nào? Đàm phán với khách hàng là một cuộc đối thọai giữa hai hay nhiều người để bàn bạc với nhau về vấn đề mà đôi bên cùng quan tâm để tìm ra một giải pháp các bên cùng chấp nhận được. Trong lĩnh vực tiếp thị thì đàm phán là vấn đề quan trọng để hai bên cùng hiểu nhau và đạt được mục đích để đôi bên cùng có lợi, như thỏa thuận về sản phẩm trình bầy ma két, hay màu mực cho phù hợp với từng ấn phẩm đội ngũ tiếp thị phải thành thạo giá cả của từng loại sản phẩm, từng chủng lọai nguyên liệu như giấy in, bìa in, màu mực in...Thời gian để sản suất của Công ty của từng sản phẩm của từng mặt hàng để biết được giá thành và thời gian lấy hàng cụ thể, nắm bắt được tiến độ sản suất của từng sản phẩm để thỏa thuận với khách hàng, tham mưu cho Giám đốc khi ký kết hợp đồng kinh tế với khách hàng.

II. Thực trạng về năng suất lao động của Công ty cổ phần in và TMTN.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động của Công ty cổ phần in và thương mại Thống nhất.docx (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w