Giải pháp từ phía doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Tiểu luận tài chính ngân hàng và sự phát triển: Nhu cầu huy động vốn tài trợ của Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái (Trang 26 - 27)

Để tiếp cận được nguồn vốn, Công ty A n Thái cần xây dựng kế hoạch thiết thực, bảo vệ được phương án của mình với ngân hàng, cam kết sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả.

Trong quá trình đàm phán vay vốn, một đòi hỏi tất yếu là khoản tiền cho vay cần được bảo đảm bởi tài s ản thế chấp hợp pháp của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên chứng minh cho ngân hàng thấy những tài sản hữu hình và tài sản vô hình mà mình đang sở hữu. Đôi khi tài sản vô hình như: giá trị thương hiệu, thị phần, kênh phân phối... còn có giá trị lớn hơn rất nhiều so với tài sản hữu hình. Đôi khi, việc nhờ một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá doanh nghiệp sẽ rất hữu ích.

Trong việc cho vay vốn, vấn đề lo ngại nhất của ngân hàng là rủi ro tài chính, luôn xem xét và suy tính rất kỹ về các rủi ro có thể xảy ra. Chính vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng sớm quyết định, DNNVV nên có các phương án tối ưu và khả thi sử dụng các khoản tiền vay...

Thêm nữa, Công ty cũng cần chủ động hơn trong việc đổi mới hệ thống quản trị nội bộ, tăng cường công tác phân tích, lập kế hoạch chiến lược, tăng cường quản lý tài chính vừa chủ động tìm kiếm cơ hội, hiện thực hoá cơ hội, đồng thời củng cố các điều kiện để tiếp cận các nguồn vốn.

Bên cạnh đó, Công ty cần minh bạch hoá trong vấn đề tài chính. Điều này theo các chuyên gia kinh tế một mặt có thể giúp doanh nghiệp tạo dựng được uy tín, sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, giảm thiểu chi phí, rủi ro; mặt khác khi ngân hàng tiếp cận những thông tin tài chính minh bạch, tiên liệu được những thay đổi về chính sách, họ có động lực đầu tư lớn và lâu dài vào doanh nghiệp đó.

Công ty cần mở rộng thị trường tiêu thụ theo nguyên tắc “buôn có bạn, bán có phường” thông qua các Hiệp Hội ngành nghề để tổ chức hình thành các kênh phân phối hợp lý, có tổ chức từ sản xuất tới tiêu dùng ở tất cả các tỉnh, thành phố theo đặc thù truyền thống địa phương.

26

KẾT LUẬN

Nhu cầu về vốn đối với các DNNVV hiện nay đang thật sự rất cần thiết. Thực trạng nền kinh tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp thiếu vốn để sản xuất kinh doanh đã làm cho các doanh nghiệp đó mặc dù có phương án sản xuất kinh doanh tốt hiệu quả nhưng do không có vốn do đó các doanh nghiệp không thể thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc có doanh nghiệp đang trong quá trình sản xuất kinh doanh lại không có vốn để tiếp tục sản xuất hoặc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Trong thời điểm này, việc tiếp cận các nguồn vốn tài trợ đặc biệt là nguồn vốn ngân hàng là rất cần thiết và đúng lúc.

Qua đề tài thảo luận của nhóm đi vào phân tích tình hình kinh doanh và nhu cầu tài trợ vốn của một doanh nghiệp cụ thể - Công ty CP Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ A n Thái, nhóm đã phản ánh được phần nào thực trạng chung của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay. Để từ đó chúng ta thấy rằng vốn là một vấn đề cấp bách và nan giải cho nền kinh tế. Các kênh huy động vốn thì phong phú nhưng khả năng tiếp cận lại thấp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để khắc phuc vấn đề này, không chỉ bản thân doanh nghiệp và các ngân hàng và ngay cả nhà nước cũng cần có những chính sách biện pháp thiết thực và hiệu quả, kịp thời cung ứng vốn giúp doanh nghiệp hoạt động liền khớp, từ đó làm vận hành trơn tru cỗ máy kinh tế.

Điểm quan trọng trong giải pháp tăng cường tiếp cận được với nguồn vốn vay từ ngân hàng là phương án kinh doanh hiệu quả, uy tín và năng lực của doanh nghiệp trên thị trường, uy tín của bản thân những nhà quản trị doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Tiểu luận tài chính ngân hàng và sự phát triển: Nhu cầu huy động vốn tài trợ của Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái (Trang 26 - 27)