Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty THHN Xây dựng công trình Hồng Nhân.DOC (Trang 59 - 63)

3.1 Kết quả đạt được

Nhìn chung, việc sử dụng nguyên vật liệu công ty cổ phần Vinaconex Xuân Mai trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Trong công tác thực hiện định mức tiêu dùng nguyên vật liệu, công ty đã thực hiện tốt và tiết kiệm đáng kể lượng nguyên vật liệu tiêu hao, nâng cao hệ số sử dụng nguyên vật liệu góp phần giảm bớt chi phí nguyên vật liệu trong

giá thành sản phẩm. Công ty cũng đã có nhiều biện pháp để giảm bớt phế liệu, phế phẩm, triệt để thu hồi và tận dụng phế liệu, phế phẩm như: cải tiến máy móc thiết bị, nâng cao năng lực trình độ của đội ngũ lao động, thực hiện chế độ thưởng phạt, gắn trách nhiệm với quyền lợi khuyến khích người lao động tham gia vào việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu. Công ty đã có nhiều hình thức để phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật cho cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó, công ty đã tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác thu mua nguyên vật liệu, quản lý kho, cấp phát và thanh quyết toán nguyên vật liệu.

3.2. Những hạn chế trong việc sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty

Trong thời gian qua, việc sử dụng nguyên vật liệu ở công ty đã bộc lộ những hạn chế.

+ Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu thiếu chính xác, không sát với thực tế.

+ Công tác thiết kế sản phẩm còn yếu kém, sản phẩm thiết kế thường thô kệch, khối lượng lớn thường gây lãng phí nguyên vật liệu.

+ Công nghệ sản xuất sản phẩm thiếu đồng bộ, ở một số khâu còn lạc hậu như tạo khuôn, trộn bê tông.

+ Trong quá trình sử dụng nguyên vật liệu, công nhân để lãng phí nhiều nguyên vật liệu, tỷ lệ phế liệu, phế phẩm thu hồi và tái sử dụng không cao.

+ Công tác thu mua nguyên vật liệu cũng còn hạn chế. Nguyên vật liệu thu mua đôi khi chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng, chưa đủ số lượng và chưa đúng tiến độ. Đó là do công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu còn yếu kém.

+ Công tác quản lý kho, thanh quyết toán nguyên vật liệu cũng còn nhiều bất cập, sổ sách đôi khi không rõ ràng, thanh quyết toán nguyên vật liệu chậm.

3.3 Nguyên nhân.

- Thứ nhất: Do sự yếu kém trong công tác xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu, không sửa đổi kịp thời khi có sự biến động tình hình thực tế của công ty cũng như tình hình chung của ngành vật liệu xây dựng nên mức trở nên lạc hậu không sát với thực tế.

- Thứ hai: Do công tác thiết kế sản phẩm không phù hợp với nhu cầu thị trường về sản phẩm nhỏ, gọn, đẹp mà vẫn đảm bảo chất lượng theo yêu cầu. Sản phẩm của công ty thường có khối lượng lớn nên tiêu hao nguyên vật liệu lớn.

- Thứ ba: Do công nghệ sản xuất còn lạc hậu, chi phí cao, các dây chuyền do Liên Xô đầu tư tiêu tốn nguyên, nhiên vật liệu mà năng suất chất lượng kém dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp.

- Thứ tư: Do yếu kém trong các khâu sản xuất, việc gắn kết giữa các khâu còn chưa chặt chẽ đồng bộ, có khâu dùng máy móc, còn có khâu lại chủ yếu là lao động thủ công dẫn đến tình trạng mất cân đối và kém hiệu quả trong việc sử dụng nguyên vật liệu.

- Thứ năm: Do công ty chưa thực hiện có hiệu quả các biện pháp khuyến khích đối với người lao động. Trình độ quản lý vật tư còn thấp, trình độ tay nghề và ý thức trách nhiệm của công nhân chưa cao cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản cản trở việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu tại công ty.

Thực tế đòi hỏi công ty phải tìm hiểu rõ nguyên nhân đồng thời có những giải pháp thiết thực để nâng cao tiết kiệm nguyên vật liệu tại công ty.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG

CÔNG TRÌNH HỒNG NHÂN

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty THHN Xây dựng công trình Hồng Nhân.DOC (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w