Trong những năm gần đây, nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng ngày càng tăng nên nhu cầu của thị trường về thép xây dựng tăng cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. Tuy vậy, tình hình sản xuất thép trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu này. Trước thực trạng đó, Tổng công ty Thép Việt Nam một mặt đầu tư nâng cấp cho các công ty sản xuất nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, mặt khác phát triển hệ thống thương mại kinh doanh rộng khắp cả nước, chiếm thị phần đáng kể ở thị trường Việt Nam.
Năm 1998, khối thương mại của Tổng công ty Thép Việt Nam tiêu thụ được 758.889 tấn thép trong đó có mặt hàng mà trong nước chưa sản xuất được. Tuy vậy lượng tồn kho cũng còn khá lớn (khoảng 127.581 tấn) (xem bảng 4).
Năm 1999, Tổng công ty áp dụng chính sách cho vay với lãi suất thấp, bảo lãnh chậm trả, chỉ đạo các đơn vị sản xuất, liên doanh lưu thông phối hợp với nhau về sản xuất và tiêu thụ nên các đơn vị lưu thông đã thiết lập mối liên hệ trực tiếp thường xuyên với khối sản xuất và liên doanh. Do vậy, khối lưu thông tiêu thụ được 311.650 tấn thép sản xuất trong nước, chiếm 28% tổng lượng thép bán ra của các đơn vị sản
phôi thép cho các đơn vị sản xuất. Lượng bán ra của Tổng công ty tăng 25% so với năm 1998. Về xử lý hàng tồn đọng, đến 31/12/1999 đã tiêu thụ được trên 66.000 tấn góp phần giảm hàng tồn kho từ 127.581 tấn (01/01/1999) xuống 51.152 tấn trong đó có một số công ty giảm mạnh như: Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội, Công ty kim khí Hải Phòng ..
Năm 2000, tình hình thị trường thép đã bắt đầu ổn định, nhu cầu đầu tư xây dựng được phục hồi trở lại. Tổng khối lượng mua vào của khối thương mại đạt 1.149.007 tấn trong đó có 334.420 tấn thép nội chiếm 30% tổng lượng thép do đơn vị sản xuất, liên doanh bán ra trong năm. Một số đơn vị tiêu thụ tạo được mối liên hệ trực tiếp với khách hàng, với cơ sở xây dựng nên hiệu quả cao. Song vẫn còn nhiều đơn vị bán chậm trả cho các Công ty trách nhiệm hữu hạn với khối lượng lớn, nợ kéo dài, vốn bị chiếm dụng cao.
Đối với hoạt động xuất nhập khẩu: nhìn chung Tổng công ty xuất khẩu ít hơn nhập khẩu. Chủ yếu xuất khẩu một số sản phẩm từ gang, thép cuộn như bệ nắp cống. Song kim ngạch xuất khẩu có chiều hướng giảm nên Tổng công ty cần quan tâm đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm. Về hàng nhập khẩu, chủ trương chung của Tổng công ty là hạn chế hàng nhập, đẩy mạnh tiêu thụ thép trong nước nên kim ngạch nhập khẩu có xu hướng giảm nhẹ.
Tổng công ty nhập phôi thép để tạo nguyên liệu cho khối sản xuất và một số mặt hàng khác. Song trong giai đoạn 1998-2000, do tỷ giá thay đổi nên giá nhập khẩu tăng trong khi giá bán ít thay đổi nên nhiều hàng nhập về như thép tấm, thép lá trong tình trạng dư thừa, tồn kho lớn.