BÀI TẬP: Điều 676: Người thừa kế theo pháp luật:

Một phần của tài liệu Câu hỏi và đáp án môn Luật Dân Sự 1 Đại Học (Trang 31 - 33)

Điều 676: Người thừa kế theo pháp luật:

- Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

- Hàng thừa kế thứ hai: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

- Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

- Sau năm 1959 có hiệu lực(13/1/1960 ở Miền Bắc, 25/3/1977 ở Miền Nam) Trước năm 1959 (chưa có hiệu lực).

- Luật hôn nhân gia đình có hiệu lực năm 1986, hiệu lực 3/1/1987, 1 vợ 1 chồng, phải đăng kí kết hôn.

- Luật 2001, 1 vợ 1 chồng, phải đăng kí kết hôn.

Điều 669: Người thừa kế không phụ thuộc nội dung của di chúc.

Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hường di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.

Bài tập 1:

Ông A và bà B kết hôn năm 1950, có 7 người con chung là C, D, E, F, G, H, K.

Vào năm 1961 ông A sống chung với bà Q (Thanh Hóa), sinh được 3 người con là M, N, T.

Ông A chết tháng 4/2006 có để lại di chúc cho tất cả các con hưởng chung ½ di sản, truất quyền thừa kế của bà B, cho 2 người em ruột là X và Y mỗi người mỗi người ¼ di sản. Khi ông A qua đời, ông X mai táng hết 8 triệu.

Hãy chia thừa kế biết rằng tài sản chung A và B là 320 tài sản A và Q là 960 triệu.

Giải:

- Bà Q không phải là vợ hợp pháp của A

- Tài sản của ông A với bà Q: ½ × 960 = 480 (triệu).

- Đây là tài sản ông A tạo lập trong thời kì hôn nhân hợp pháp với bà B => Tài sản chung của A + B là: ∑: 320 + 480 = 800 (của riêng A: 400 triệu).

Di sản: 400 – 8 = 392 triệu (X mai táng hết 8 triệu)

- Bà B là vợ hợp pháp của A nhưng bị truất quyền thừa kế nên tho điều 669 bà B là người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc.

B = 2/3 × 392/11 = 23.76 triệu

Bài tập 2:

A + B

C + Q D + M E

K T G H

C: Di chúc cho A và B hưởng chung ¼ di sản phần còn lại chia đều cho Q, K, T.

Giải:

Nếu chia thừa kế theo pháp luật thì:

+ Người thừa kế theo pháp luật của C là: A – B – Q – K – T Mỗi người được: 1/5 di sản.

A và B hưởng chung: 2/5 di sản 2/5 × 180 = 72 triệu.

Theo di chúc: A và B được hưởng: 180/4 = 45 (triệu)

Theo điều 669, A và B đáng lẻ được hưởng: 2/3 × 72 = 48 (triệu).

Bài tập 8: Ông A và bà B kết hôn năm 1950, có 4 người con chung là C, D, E, F.

Vào năm 1959, ông A sống chung với bà T có 3 người con là H, K, P. Anh C có vợ là M, có con là G và N.

Ông A và anh C chết cùng do bị tai nạn giao thông thảng/2007; biết rằng ông A có để lại di chúc cho C hưởng ½ di sản; bà B và T mỗi người hưởng ¼ di sản.

Theo anh (chị), di chúc trên có vô hiệu hay không? Tại sao? Hãy chia thừa kế biết rằng tài sản chung A và B là 720 triệu; tài sản chung A và T là 960 triệu.

Giải:

Di chúc không vô hiệu Vì:

- Người tham gia giao dịch có đủ năng lực hành vi dân sự;

- Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

- Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

Tuy duy chúc không vô hiệu nhưng 1 phần di chúc dành cho C không có hiệu lực vì C chết cùng A(Đ 365 – Đ 667) và phần di sản này sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.

- Tài sản của A bao gồm: ½ × 720 + ½ × 960 = 840 triệu

- Theo di chúc B và T mỗi người được hưởng: 840/4 = 210 triệu - Di sản còn lại: 840 – (210 × 2) = 420 triệu.

- Những người thừa kế theo pháp luật ở hàng thứ nhất của A: B = T = H = P = K = C [G, N] = D = E = F

Một phần của tài liệu Câu hỏi và đáp án môn Luật Dân Sự 1 Đại Học (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w