5.3.1 Khái niệm:
- Bình thường HST đất luôn tồn tại ở trạng thái cân
bằng. Tuy nhiên khi có mặt một số chất và hàm lượng của chúng vượt quá khả năng chịu tải của đất thì HST đất sẽ mất cân bằng và MT đất bị ON.
Nguồn gốc:
- Tác nhân hóa học
- Tác nhân vật lý
Tác nhân hóa học
- Gây ra do chất thải CN, giao thông, chất thải sinh
hoạt, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, chất kích thích sinh trưởng....
+ Phân bón và các thuốc trừ sâu, diệt cỏ được dùng với mục đích tăng thu hoạch mùa màng, các loại muối có trong nước tưới cho cây trồng không
được hấp thụ hết đều gây ô nhiễm cho đất. + Các tác nhân gây ô nhiễm không khí khi lắng
đọng, các chất phân hủy từ các bãi rác lan truyền vào đất đều là những tác nhân hóa học gây ô
+ Ô nhiễm do KL nặng: trong thực tế các KLN ở hàm lượng thích hợp rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của TV, ĐV và con người. Nhưng nếu chúng tích lũy nhiều trong đất thì lại rất độc hại.
Đất bị ô nhiễm trước tiên sẽ gây tác hại đến hệ sinh vật sống trong đất, các động vật và thực vật sống trên đất. Đất thiếu sinh vật trở nên môi trường trơ, không thể sử dụng vào sản xuất nông nghiệp được nữa.
Tác nhân vật lý:
- Ô nhiễm nhiệt:
+ Chủ yếu từ các quá trình sản xuất công nghiệp : sự thải bỏ nước làm mát các thiết bị máy móc. Nước làm mát khi thải vào đất, có thể làm cho nhiệt độ
của đất tăng từ 5 – 150C sẽ ảnh hưởng đến HST
của đất. Nhiệt độ tăng dẫn đến giảm hàm lượng oxy trong đất.
+ Ngoài ra ô nhiễm nhiệt còn do cháy rừng, đốt nương làm rẫy.
- Ô nhiễm do chất phóng xạ:
+ Các chất phế thải của các cơ sở khai thác, nghiên cứu và sử dụng các chất phóng xạ. Các chất
phóng xạ đi vào đất, từ đất vào cây trồng sau đó có thể đi vào người. Các chất phóng xạ này xâm nhập vào cơ thể người, làm thay đổi cấu trúc tế
bào, gây ra những bệnh về di truyền, bệnh về máu, ung thư...
Tác nhân sinh học:
- Do dùng phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa qua
xử lý các mầm bệnh, ký sinh trùng, vi khuẩn đường ruột,... đã gây ra các bệnh truyền từ đất cho cây
5.3.2 Biện pháp chống ô nhiễm đất:
- Đề ra các tiêu chuẩn chất lượng môi trường đất:
hạn chế tối đa việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Sử dụng phải bảo vệ được đời sống vi sinh vật, thực vật và động vật sống trong đất.
- Khử các CTR bằng cách hóa tro, bằng công nghệ
tái chế, sử dụng làm phân hữu cơ trước khi thải vào đất. Khi thải vào đất cũng phải quy hoạch hợp lý để bãi rác trở thành bãi chôn lấp HVS.