Doanh nghiệp là các chủ thể kinh tế của đất nước, doanh nghiệp lớn mạnh sẽ thúc đẩy nền kinh tế của quốc gia. Do vậy, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ gắn liền với sự quản lý của Nhà nước thông qua sự ràng buộc các chính sách, quy định pháp luật. Việc thực hiện những điều kiện đó sẽ giúp doanh nghiệp kinh doanh an toàn và hiệu quả trên thị trường.
Để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, Nhà nước phải có nhũng chính sách hỗ trợ khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
1. Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước
Chức năng của Nhà nước là quản lý các hoạt động kinh tế thông qua chính sách pháp luật để phát triển theo định hướng đề ra. Đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, càng đòi hỏi Nhà nước phải có những quy định chặt chẽ đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Bởi vì, xuất nhập khẩu là hoạt động có sự liên kết của nhiều đối tác nên sẽ gây ra rất nhiều tổn thất nếu như không có sự ràng buộc nhất định.
Nhà nước cần hoàn thiện hệ thông chính sách để có thể khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp. Dưới đây là một số kiến nghị đối với Nhà nước:
+ Nhà nước phải ban hành nhiều chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu, sản xuất hàng xuất khẩu.
+ Hoàn chỉnh khuôn khổ pháp luật theo nền kinh tế thị trường và đổi mới các chính sách xuất nhập khẩu đã khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu
+ Nhà nước cũng phải ban hành các chính sách tháo gỡ khó khăn, cắt giảm các thủ tục hành chính trở ngại về thuế, tiến hành hỗ trợ cho xuất nhập khẩu ví dụ như: Hỗ trợ lãi suất vay vốn về sản xuất, hoạt động xuất khẩu hoặc có thể là sự trợ giá cho những mặt hàng xuất khẩu mới vào thị trường
+ Nhà nước cũng có thể ban hành các chính sách quản lý ngoại hối, điều chỉnh tỷ giá của đồng USD so với đồng Việt Nam để khuyến khích xuất khẩu, có chính sách đầu tư và nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu.
+ Với hoạt động xuất nhập khẩu, thì việc đưa ra chính sách quản lý ngoại tệ có hiệu quả là vô cung quan trọng. Nhà nước cần điều chỉnh nguyên tắc, cơ chế phân bổ ngoại tệ ở các doanh nghiệp cũng như việc chuyển giao ngoại tệ giữa các doanh nghiệp.
+ Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần phải ban hành chính sách tỷ giá hối đoái hợp lý. Nếu như Nhà nước duy trì tỷ giá có lợi cho hoạt động xuất khẩu thì lại không có lợi cho hoạt động nhập khẩu và ngược lại.
+ Nhà nước ban hành quyền xuất nhập khẩu trực tiếp không đồng nghĩa với việc quyền phân phối hàng hoá. Doanh nghiệp được cấp phép sẽ có quyền mua bán xuất nhập khẩu
Có thể thấy, việc hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật Nhà nước là vấn đề cơ bản tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu.
2. Nâng cao vai trò quản lý và điều tiết của Nhà nước đối với xuất nhập khẩu khẩu
Sự quản lý và điều tiết của Nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu. Trong thời kỳ phát triển kinh tế như hiện nay, Nhà nước là người đóng vai trò định hướng và đề ra những mục tiêu chung cho quá trình phát triển kinh tế.
Đặc biệt, với sự phát triển kinh tế sôi động thì hầu hết tất cả các thành phần kinh tế đều tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. Do vậy, sự tham gia của Nhà nước sẽ góp phần cân bằng và tạo ra môi trường kinh doanh có sự cạnh tranh lành mạnh.
Nhà nước có thể đưa ra những phiếu điều tra về nhu cầu khai thác, trao đổi trên thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá để có thể kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Thông tin thống kê hàng hoá xuất nhập khẩu là cơ sở quan trọng để đánh giá, phân tích và dự báo sự phát triển kinh tế xã hội, góp phần vào việc điều hành nền kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
Sự quản lý và điều tiết của Nhà nước sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong quá trình phân tích, định vị thị trường tiêu thụ sản phẩm, đồng thời sẽ có những chính sách đầu tư khuyến khích xuất nhập khẩu.
3. Thực hiện chính sách đầu tư, tiếp thu khoa học công nghệ trên thế giới
Việt Nam là quốc gia đang phát triển nên quá trình tiếp thu khoa học công nghệ cao là vấn đề cần thiết hiện nay. Chỉ có đổi mới, doanh nghiệp mới có thể nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường kinh tế.
Trên thực tế, doanh nghiệp trong nước chưa biết tận dụng các nguồn lực sẵn có để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy, nhiệm vụ của Nhà nước là phải
thực hiện chính sách đầu tư phù hợp, phát triển thế mạnh của các nguồn lực tác động tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp.
Đổi mới công nghệ là điều kiện cho nền sản xuất thực hiện được các mục tiêu kinh tế đã đề ra theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, cũng tạo cho nền sản xuất phát triển, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu.
4. Phát triển hệ thống ngân hàng
Phát triển hệ thống ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho quá trình vay vốn của các doanh nghiệp một cách thuận lợi và dễ dàng hơn.
Hiện nay, các thủ tục vay vốn để hoạt động kinh doanh còn rất khó khăn và phức tạp. Doanh nghiệp gặp phải trở ngại do lãi suất còn quá cao, thời gian hoàn trả vốn là rất ngắn. Do vậy các doanh nghiệp khó có thể quay vòng vốn nhanh để có thể giải quyết nguồn vay cho ngân hàng. Đó cũng là nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Trước thực trạng đó, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp ttrong các hoạt động xuất nhập khẩu trong công tác vay tín dụng. Tuy nhiên, không vì thế mà doanh nghiệp có thể dựa vào sự ưu đãi của Nhà nước để kinh doanh bất hợp pháp. Bên cạnh đó, Nhà nước phải thường xuyên củng cố và hoàn thiện hệ thống ngân hàng để tránh được những rủi ro về tài chính là thấp nhất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp yên tâm kinh doanh trên thị trường.
Trên đây là một số kiến nghị của phía ngành chủ quản đối với Nhà nước. Chúng ta hy vọng Nhà nước có thể thông qua đó để tạo nên khung pháp lý có lợi nhất cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. Điều đó cũng góp phần vào việc phát triển nền kinh tế đất nước.
KẾT LUẬN CHUNG
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu luôn là lĩnh vực đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp hiện nay. Đặc biệt, trong nền kinh tế hội nhập sôi động và có sự cạnh tranh quyết liệt này càng đòi hỏi các doanh nghiệp phải hết sức nỗ lực để có thể đứng vững và tồn tại lâu dài trên thị trường.
Cũng như bất kỳ doanh nghiệp khác trong cả nước, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thương mại Việt Tuấn luôn luôn phải đề ra cho mình những mục tiêu, phương hướng hoạt động kinh doanh trong thời gian nhất định nhằm thích ứng một cách nhanh nhất đối với sự biến đổi không ngừng của nền kinh tế thị trường. Tuy vẫn còn rất nhiều những thách thức đang chờ đợi phía trước, nhưng cùng với sự khuyến khích và giúp đỡ của Nhà nước và Chính phủ, Công ty sẽ vượt qua được những thử thách đó để có thể kinh doanh tốt nhất,đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường kinh tế.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải tiến hành thực thi có hiệu quả các giải pháp nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu, như vậy Công ty mới có thể thực hiện được mục tiêu đã đề ra và phát triển hơn nữa thế mạnh của chính mình.
Với những thành tựu mà doanh nghiệp đạt được, chúng ta hy vọng Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thương mại Việt Tuấn sẽ có được hiệu quả vững chắc trong hoạt động xuất nhập khẩu và sẽ trở thành doanh nghiệp lớn mạnh của quốc gia trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.PGS - TS Phạm Ngọc Kiểm - Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam - Nhà xuất bản chính trị quốc gia – năm 1999
2. Hiệu quả và quản lý dự án Nhà nước - Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật - năm 2001
3. Chính sách kinh tế xã hội - Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật - năm 2001 4. Lý luận và thực tiễn thương mại quốc tế - Trung tâm kinh tế Châu Á Thái Bình Dương – Nhà xuất bản thống kê – năm 1994
5. Kinh tế đối ngoại Việt Nam - Nội dung, giải pháp và hiệu quả - Vũ Phạm Quyết Thắng – Nhà xuất bản thống kê năm 1994
6. Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thương mại Việt Tuấn năm 2005, 2006
7. Báo cáo kinh nghiệm và năng lực của nhà cung cấp trong các lĩnh vực kinh doanh, sản xuất chính của Công ty tháng 6 năm 2005
8. Báo cáo thực hiện danh mục các hợp đồng đã thực hiện năm 2006 9. Nghiên cứu kinh tế số 9/1999
10. Tạp chí thương mại - số 99/3 11. Thời báo kinh tế - năm 2005 12. Báo kinh tế phát triển – năm 1999