Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty Cổ phần Mía đườngHòa Bình

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Mía đường Hòa Bình.DOC (Trang 28 - 32)

I. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần Mía đườngHòa Bình

2. Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty Cổ phần Mía đườngHòa Bình

Do đặc thù của ngành mía đường nên hoạt động sản xuất của Công ty cũng mang đậm chất mùa vụ. Hàng năm, mía vào vụ thu hoạch từ cuối tháng 12 đến giữa tháng 5 năm sau nên đây là thời gian hoạt động sản xuất cũng như hoạt động kế toán của Công ty trở nên nhộn nhịp nhất. Ngoài vụ mía thì gần như mọi hoạt động của Công ty đều lắng xuống. Điều này cũng chi phối không nhỏ đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty. Với điều kiện sản xuất chỉ tập trung vào khoảng sáu tháng mỗi năm, hoạt động tập hợp chi phí sản xuất cũng trở nên bận rộn hơn hẳn lúc vào mùa mía và lại nhàn rỗi khi hết vụ. Một số chi phí như chi phí bảo dưỡng máy móc từ tháng 6 đến tháng 11: bao gồm chi phí nhân công, chi phí vật liệu,… đặt ra yêu cầu phải trích

trước vào chi phí sản xuất. Vì thế công tác tập hợp chi phí sản xuất của Công ty cũng có đôi chút khó khăn hơn.

Năm 1997, công ty được đầu tư xây dựng lại nhà máy đường bởi nguồn vốn ODA. Nhà đầu tư Tây Ban Nha không chỉ giúp về mặt vốn mà đã đưa những kỹ thuật viên, chuyên gia, kỹ sư uy tín sang giúp nhà máy xây dựng và vận hành máy trong suốt những năm thực hiện dự án. Năm 2001 nhà máy mới được đi vào vận hành với công suất ép mía lên tới 1250 tấn mía một ngày. Một sự tiến bộ vượt bậc về công nghệ, đưa nhà máy đường Sông Con lên một sự phát triển mới. Máy móc thiết bị của công ty là những máy móc mới hoàn toàn và hiện đại so với thiết bị máy móc của những nhà máy đường trong nước thời điểm đó, là nhà máy có công suất đứng thứ hai sau nhà máy đường Nghĩa Đàn. Đến thời điểm hiện tại nhà máy đã nâng tầm công suất lên 1600 tấn mía một ngày nhờ việc thay mới những thiết bị đã cũ kỹ không phù hợp với hiện tại. Không những thế nhà máy đã đầu tư hơn 2 tỷ để mua mới một hệ thống sản xuất điện từ phế liệu là vỏ cây mía sau khi ép mật. Nhờ vậy mà Công ty đã tiết kiệm được khoản chi phí cực lớn từ việc tiêu thụ điện. Ngoài ra công ty còn đủ điện để cung cấp cho khối văn phòng của công ty.

Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình có 4 phân xưởng trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm. Đó là: phân xưởng ép, phân xưởng chế luyện, phân xưởng động lực và phân xưởng sửa chữa. Mỗi phân xưởng đều có chức năng, nhiệm vụ nhất định trong quá trình sản xuất, cụ thể là:

- Phân xưởng ép: đảm nhận khâu rửa và ép mía cây.

- Phân xưởng chế luyện: là phân xưởng lớn nhất Nhà máy, đảm nhận tất cả các khâu còn lại để cho ra các sản phẩm cuối cùng. Phân xưởng này gồm 4 xưởng nhỏ là xưởng đường, xưởng cồn, xưởng phân vi sinh và xưởng giấy.

- Phân xưởng động lực: có nhiệm vụ cung cấp đủ hơi, điện và nước cho quá trình sản xuất của Nhà máy.

- Phân xưởng sửa chữa: có nhiệm vụ kiểm tra toàn bộ dây chuyền sản xuất, kiểm tra khi cần và tiến hành bảo dưỡng khi hết vụ mía.

Cũng do tính chất mùa vụ trong sản xuất mà đội ngũ công nhân của Công ty khi vào vụ có năm lên đến gần 350 người, nhưng khi hết vụ, con số này chỉ còn khoảng 70 người - là số công nhân chính thức, thuộc biên chế của Công ty; số còn lại là lao động hợp đồng. Họ chủ yếu là nông dân trong tỉnh, đến vụ mía thì làm việc cho Công ty. Nhờ vậy, mỗi năm, Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình đã tạo ra công ăn việc làm và đem lại thu nhập thêm cho hàng trăm người dân trong tỉnh. Tuy nhiên, hàng năm, Công ty phải mở một số lớp đào tạo ngắn hạn khoảng 7 đến 10 ngày về công nghệ sản xuất cho số lượng lao động mùa vụ này.

Về công nghệ sản xuất của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình, nhìn chung khá phức tạp vì nó là sự phối kết hợp của nhiều công nghệ sản xuất: công nghệ sản xuất đường kính trắng, công nghệ sản xuất cồn thực phẩm, công nghệ sản xuất phân vi sinh và công nghệ sản xuất giấy. Một điều đáng chú ý ở đây là các sản phẩm cồn, phân vi sinh và giấy đều được sản xuất bằng cách tận dụng những phụ phẩm từ quá trình sản xuất đường kính trắng. Do đó, việc tính giá thành các sản phẩm của Công ty cũng có một số đặc trưng riêng .

Một cách khái quát, có thể hiểu về công nghệ sản xuất của Công ty như sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 1.1: Công nghệ sản xuất của Công ty CP Mía đường Hòa Bình

Với công nghệ sản xuất là một hệ thống dây chuyền liên hoàn và khép kín như thế này, Công ty không có sản phẩm dở dang. Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ cũng chính là giá thành của sản phẩm. Trong 4 loại sản phẩm của Công ty, chỉ giấy là có sản phẩm dở dang nhưng hiện nay Công ty cũng không tiến hành sản xuất giấy (do không hiệu quả) mà tập trung vào 3 loại thành phẩm còn

31 Lắng lọc Bốc hơi Sirô Đường non Nước mía sạch Ly tâm Nấu Mật rỉ Cồn Giấy Bột giấy Bã mía Hệ thống ép

Mía cây sạch Bã bùn Phân vi sinh

Hệ thống rửa Mía cây

Nước mía

Đường thành phẩm Đường tinh thể

lại và kinh doanh thêm dầu điêzen, vừa để phục vụ sản xuất vừa đem ra tiêu thụ. Đối với đường và cồn, do đặc điểm của dây chuyền công nghệ và sự tận dụng nhiệt của các lò hơi nên quy trình sản xuất hai loại sản phẩm này đều liên tục, khép kín. Với phân vi sinh, sản phẩm này là kết quả sự kết hợp giữa bã bùn của mía, than bùn, các loại phân lân, kali, đạm,… trong nhiệt độ thích hợp nên nhu cầu sản xuất đến đâu, tiến hành pha trộn đến đó. Chính những đặc điểm này của công nghệ sản xuất đã khiến cho công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty được đơn giản hóa nhờ bỏ qua khâu đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Có thể nói, đây là đặc điểm nổi bật nhất trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Mía đường Hòa Bình.DOC (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w