Thực trạng quản lý thu BHXH xét theo quy trình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu quỹ Bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Sơn Dương - tỉnh Tuyên Quang.docx (Trang 43)

II/ Thực trạng công tác thu và quản lý thu quỹ BHXH huyện Sơn

2.2Thực trạng quản lý thu BHXH xét theo quy trình

2- Thực trạng quản lý thu BHXH

2.2Thực trạng quản lý thu BHXH xét theo quy trình

Hàng năm BHXH huyện căn cứ vào danh sách lao động, quỹ tiền lương trích nộp BHXH tháng 9 của các đơn vị sử dụng lao động do BHXH huyện trực tiếp quản lý thu BHXH. Thực hiện kiểm tra, đối chiếu tổng hợp và lập kế hoạch thu BHXH trên địa bàn cho năm sau (theo mẫu số 4 - KHT), Do vậy số liệu thu BHXH cho năm sau thường không chính xác so với chỉ tiêu thu BHXH tỉnh Giao

Việc lập kế hoạch thu BHXH giao đến các đơn vị sử dụng lao động hàng quý cũng là tương đối vì số lao động phát sinh tăng, giảm thường xuyên, chính sách tiền lương của nhà nước thay đổi;

Việc kiểm tra đối chiếu danh sách, điều chỉnh tăng giảm hàng tháng, có biên bản đối chiếu kết quả tham gia đóng BHXH của các đơn vị sử dụng lao động còn gặt nhiều khó khăn do cơ chế chính sách nhà nước thay đổi, khi thực hiện thì rất chậm;

Việc thông báo cho các đơn vị sử dụng lao động còn nợ đọng tiền BHXH hàng quý, nhiều đơn vị còn cố tình không nộp mà BHXH huyện không xử lý được vì còn gặp nhiều khó khăn do cơ chế chính sách chưa đủ mạnh, chưa có luật BHXH để bắt buộc đơn vị thực hiện.

Việc xác nhận các mức đóng, thời gian đóng BHXH khi thực hiện giải quyết chế độ BHXH cho người lao động hoặc di chuyển nơi làm việc của người lao động về BHXH tỉnh giải quyết chế độ vẫn còn chậm làm ảnh hưởng đến công tác khai thác thu BHXH đến các đơn vị sử dụng lao động.

Việc tổng hợp số liệu báo cáo kết quả thu BHXH trong tháng, quý, năm về BHXH tỉnh Tuyên Quang theo quy định còn gặp khó khăn do vẫn mang tính chất thủ công chưa có phần mềm áp dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ trong công tác thu BHXH.

Để đánh giá thực trạng quản lý thu theo các khối trên địa bàn huyện Sơn Dương ta xem xét kết qủa theo các bảng thống kê sau:

Bảng 2: kết cấu lao động và số tiền thu BHXH theo khối:

Năm 2003 2004 2005 Khối Số lao động Số thu Số lao động Số thu Số lao động Số thu Người Tiền (1triệuđ) Người Tiền (1triệuđ) Người Tiền (1triệuđ) HCSN 395 1.385 418 1.496 486 1.583 DN nhà nước 437 1.210 516 1.480 626 1.824

Ngoài quốc doanh 95 125 115 265 160 387

Giáo dục 1.685 6.512 2.956 7.526 3.163 8.743

Y tế 155 327 208 485 243 748

Xã, thị trấn 395 488 477 628 604 752

Cộng 3.162 10.047 4.690 11.880 5.282 14.037

“Nguồn Số liệu: tại Bảo hiểm xã hội huyện Sơn Dương”

Bảng 3: Số tiền thu BHXH theo các khối từ năm 2003 đến năm 2005:

Đơn vị tính: triệu đồng) Khối Số thu kế hoạch Số thu thực hiện tỷ lệ % Số thu kế hoạch Số thu thực hiện tỷ lệ % Số thu kế hoạch Số thu thực hiện tỷ lệ % HCSN 1.360 1.385 101,8 1.475 1.496 101,42 1.583 1.583 100 DN NN 1.200 1.210 100,8 1.480 1.480 100 1.824 1.824 100 DN NQD 160 125 78,1 300 265 88,3 510 387 76

Giáo dục 6.459 6.512 100,82 7.500 7.526 100,34 8.280 8.743 105,6

Y tế 310 327 105,48 483 485 100,41 733 748 102

Xã, thị trấn 480 488 101,66 625 628 100,48 695 752 108,2

Cộng 9.969 10.047 11.863 11.880 13.625 14.037

“Nguồn Số liệu: tại Bảo hiểm xã hội huyện Sơn Dương”

2.3.1 Công tác thu BHXH ở khối HCSN:

Khối các cơ quan hành chính sự nghiệp có nhiều thuận lợi do đặc thù là 100% người lao động đều hưởng lương từ ngân sách nhà nước cấp; Cán bộ được giao nhiệm vụ làm công tác thu BHXH đều có trình độ chuyên môn tốt, có nghiệp vụ kế toán. Việc lập danh sách, đăng ký lao động và quỹ tiền lương tham gia BHXH, đến việc lập danh sách tăng, giảm lao động, đối chiếu trích nộp BHXH hàng tháng luôn đầy đủ, kịp thời, chính xác, đúng văn bản quy định của nhà nước.

Hiện nay BHXH huyện Sơn Dương đang quản lý thu BHXH 39 cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp với tổng số 486 lao động đăng ký tham gia trích nộp BHXH. Chỉ tiêu thu được giao năm 2006 là 1.583.000.000

2.3.2 Công tác thu BHXH ở khối Doanh nghiệp nhà nước:

BHXH huyện Sơn Dương đang quan lý thu BHXH ở 6 doanh nghiệp nhà nước với 626 lao động. Kế hoạch thu BHXH được tỉnh giao cho là 1.824.000.000 đồng . Ngay từ đầu năm BHXH huyện Sơn Dương đã phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp để tuyên truyền các chế độ chính sách BHXH, đối chiếu tăng, giảm kịp thời cho đối tượng tham gia, đối chiếu với quỹ tiền lương, hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động trích nộp BHXH đúng quy định;Số thu BHXH được 1.824.000.000 triệu đồng đạt 100% kế hoạch giao.

Để đạt được những kết quả thu trên, BHXH huyện Sơn Dương đã tuyền truyền tốt chính sách BHXH, các đơn vị Sản xuất kinh doanh có nhiều cố gắng thực hiện tốt việc trích nộp BHXH. Do vậy 6/6 đơn vị đã hoàn thành kế hoạch trích nộp tiền BHXH cho người lao động. Các đơn vị Sản xuất kinh doanh này có đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn am hiểu về chế độ chính sách, nắm

vững về nghiệp vụ. Có tinh thần trách nhiệm cao, thường xuyên phối hợp với cơ quan BHXH huyện Sơn Dương đối chiếu tăng, giảm trích nộp tiền kịp thời chính xác. Bên cạnh đó cán bộ lãnh đạo thường xuyên quan tâm đến công tác BHXH của đơn vị. Tuy nhiên còn có đơn vị sản xuất kinh doanh do gặp khó khăn trong Sản xuất kinh doanh việc trích nộp BHXH đủ song còn chậm.

2.3.3 Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh :

Theo bảng thống kê số liệu trên từ 2003 đến 2005 thì khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh số người lao động được doanh nghiệp của mình đóng BHXH rất ít. chỉ tiêu thu BHXH không hoàn thành vì vậy trong thời gian tới BHXH huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa cùng với các cơ quan chức năng để tiến hành thực hiện tốt công tác thu BHXH cho người lao động. vì ở khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh này tiềm năng về số lao động là rất lớn BHXH huyện Sơn Dương cần chú ý để khai thác, tăng nguồn thu quỹ BHXH. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay BHXH huyện Sơn Dương quản lý 21 đơn vị doanh nghiệp ngoài quốc doanh với số lao động là 160 chỉ tiêu thu được giao năm 2005 là 387 triệu đồng hoạt động trên các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh trên địa bàn như : Xây dựng, dân dụng , giao thông thuỷ lợi , mộc dân dụng … Tuy có nhiều đơn vị doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhưng chưa có doanh nghiệp ngoài quốc doanh nào đăng ký thực thiện đầy đủ nghĩa vụ BHXH cho người lao động theo quy định tại điều 149 của bộ luật lao động. Do nhân chủ yếu:

+ Về phía chủ doanh nghiệp: chủ sử dụng lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhận thức chưa đầy đủ về nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm trong việc thực hiện đóng BHXH cho người lao động; Còn cố tình né tránh việc thực hiện chế độ BHXH cho người lao động. Khi sử dụng người lao động các doanh nghiệp không có hợp đồng lao động cụ thể, luôn lợi dụng kẽ hở của pháp luật, như không hợp đồng với người lao động, hợp đồng miệng, hợp đồng theo công trình, hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng, hợp đồng theo mùa vụ …

Do đó BHXH huyện Sơn Dương không có cơ sở để xác định hợp đồng lao đồng lao động, để khai thác các đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Đa số các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều chưa có tổ chức công đoàn. Do vậy chưa có người đại diện hợp pháp để bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của người lao động .

+ Về phía người lao động : Đối với người lao động trong đơn vị ngoài quốc doanh, họ chưa biết và chưa hiểu bộ luật lao động, nên chưa nhận thức được vai trò, ý nghĩa, quyền lợi, tầm quan trọng của việc tham gia BHXH. Mặt khác, sức nặng tâm lý về công việc làm cũng làm cho người lao động phó mặc cho chủ sử dụng lao động. Chính vì vậy mà họ không giám đấu tranh đòi hỏi quyền lợi đối với chủ sử dụng lao động đóng BHXH cho mình vì sợ mất công việc làm. Do đó hầu hết các chủ sử dụng lao động đều bỏ qua việc tham gia BHXH cho người lao động. Vì vậy vấn đề này đã góp phần tạo một " sân chơi " không bình đẳng, giữa các đơn vị quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh;

+ Về phía BHXH huyện Sơn Dương: công tác thông tin, tuyên truyền về chế độ chính sách BHXH đến với các chủ sử dung lao động và người lao động ở khu vực ngoài quốc doanh những năm qua còn có rất nhiều hạn chế. Chưa chủ động phối kết hợp với các cơ quan có liên quan, để đề xuất tham mưu với cấp uỷ, chính quền địa phương, có các biện pháp tích cực yêu cầu các chủ doanh nghiệp phải tham gia BHXH cho người lao động. Đây cũng là những tồn tại lớn của cơ quan BHXH huyện cần phải khắc phục kịp thời.

+ Về phía các cơ quan quản lý nhà nước: Các cơ quan quản lý nhà nước cũng chưa có quy định rõ ràng đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải đăng ký sử dụng lao động. Khi đơn vị doanh nghiệp hoạt động phải bắt buộc thành lập công đoàn cơ sở. Hiện nay không có các biện pháp ràng buộc doanh nghiệp phải đăng ký sử dụng lao động, Dẫn đến tình trạng có đăng ký thành lập doanh nghiệp nhưng không đăng ký sử dụng lao động, cố tình trốn tránh không

tham gia BHXH cho người lao động theo luật định, mà không hề bị kiểm tra sử lý vi phạm.

+ Về phía liên đoàn lao động huyện Sơn Dương chưa có kế hoạch cụ thể thành lập được các công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh , nên không có ai đứng ra bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động.

2.3.4 Khối cho cán bộ xã , thị trấn :

+ BHXH huyện Sơn Dương đang quản lý thu ở 33 xã, phường với tổng số 604 lao động. Với kế hoạch thu 18% BHXH được giao năm 2005 là 752 triệu đồng , đạt 108,2% kế hoạch.

Việc trích nộp tiền BHXH cho cán bộ xã còn chậm , lý do thường các xã nộp BHXH dồn vào cuối năm. Trình độ của các bộ của kế toán ngân sách còn nhiều hạn chế bất cập, nên công tác thu gặp rất nhiều khó khăn trong việc đối chiếu tăng, giảm số lao động. Việc báo cáo số người tăng, giảm không kịp thời lập danh sách trích nộp tiền BHXH không chính xác, do vậy phải làm đi, làm lại nhiều lần. Mặt khác việc thu nhập ngân sách xã không thu nhập theo kế hoạch giao cho nên việc trích nộp tiền BHXH chưa kịp thời theo quy định. Còn các chủ tịch ủy ban nhân dân các xã chưa thực sự quan tâm đến công tác BHXH không nhiệt tình với công việc này.

2.3.5 Về công tác thu BHXH ở khối giáo dục.

BHXH huyện hiện đang quản lý với 142 đơn vị số lao động 3.163 gồm cả (công và dân lập). Số lao động tham ra BHXH so với các khối khác là rất lớn, nhìn chung các đơn vị trường học đều nhận thức rõ nghĩa vụ và quyền lợi khi tham ra BHXH cho người lao động. Các trường đã tích cực phối hợp với Bảo hiểm xã hội huyện lập bảng danh sách tăng, giảm trích nộp BHXH theo mẫu C47-BH hàng tháng đối chiếu tăng, giảm để cấp phiếu khám chữa bệnh kịp thời cho người lao động. Cuối mỗi quý đều lập biên bản đối chiếu với Bảo Hiểm Xã Hội để xác định số tiền phải nộp BHXH trong quý đầy đủ, đúng quy định.

Chỉ tiêu thu của năm 2005 được BHXH giao cho là 8.743 triệu đồng đã thu đạt 105,6% kế hoạch được giao. Tuy nhiên vẫn còn một số cán bộ kế toán trường học không có nghiệp vụ kế toán, chỉ là kế toán kiêm nhiệm cho nên còn lúng túng về nghiệp vụ chuyên môn và việc lập danh sách đối chiếu tăng, giảm chưa kịp thời làm ảnh hưởng đến phần trích nộp của BHXH cho người lao động do vậy việc trích nộp BHXH nhiề lúc còn chậm.

2.3.6 Về Công tác thu ở khối Y tế :

BHXH huyện Sơn Dương tổ chức thu BHXH ở 34 đơn vị số lao động 243 năm 2005 chỉ tiêu thu được giao 748 triệu đồng thu đạt 102% kế hoạch được giao. Các trạm y tế xã đã luôn thực hiện tốt việc trích nộp bảo hiểm cho người lao động đạt được kết quả như trên, là do tỉnh Tuyên Quang đã chuyển tiền khối ytế về nguồn ngân sách của xã, ủy ban nhân dân các xã có trách nhiệm cân đối thu, chi cho các trạm. Kế toán xã duyệt chi và cấp chuyển mọi khoản kinh phí thay cho trạm ytế, tuy nhiên cũng có những bất cập khó khăn là sau khi trạm đề nghị thanh toán, phải lập dự toán nộp cho ủy ban nhân dân xã và đề nghị duyệt chi do vậy, cũng làm chậm việc trích nộp BHXH nếu lập dự toán sai chương, loại, khoản, mục theo mục lục ngân sách nhà nước.

3- Nhận xét, đánh giá:

Trong 10 năm qua BHXH huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã thu được những thành tựu đáng khích lệ, Song bên cạnh đó công tác thu BHXH tại BHXH huyện Sơn Dương vẫn còn có những tồn tại, hạn chế làm cho công tác thu BHXH chưa phát huy được hết vai trò của mình trong việc phát triển quỹ BHXH, những mặt hạn chế đó được thể hiện trong việc khai thác thu BHXH đối với các đơn vị Doanh nghiệp ngoài quốc doanh:

+ Các đơn vị Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có số lao động rất đông, nhưng đăng ký tham gia nộp BHXH còn rất ít. Nguyên nhân là do chủ sử dụng

lao động chưa thực sự quan tâm đến quyền lợi của người lao động và nghĩa vụ đóng của góp của mình. Đối với người lao động nếu có tham gia nộp BHXH thì chỉ đóng cho bản thân mình và người nhà của mình, việc này đang xảy ra phổ biến trên địa bàn Huyện Sơn Dương;

Ngòai ra các văn bản của nhà nước, các Nghị định của chính phủ, Bộ luật lao động về chế độ BHXH đã cụ thể hóa và bổ sung các điều lệ BHXH cụ thể: Nghị định số 12/NĐ- CP ngày 26/01/1995 Chính phủ về việc ban hành điều lệ BHXH mới chỉ quy định có một số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Nghị định số 01/NĐ- CP ngày 09/01/2003 chính phủ ra đã sửa đổi bổ sung Nghị định số 12 /CP- CP đối với đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc đó là:

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời thời gian từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các Doanh nghiệp, cơ quan tổ chức, tổ hộ sản xuất kinh doanh;

+ Về phía người lao động: họ phần lớn chưa nhận thức được đầy đủ hoặc nhận thức chưa đúng đắn về chế độ BHXH và không nắm rõ được về quyền lợi, nghĩa vụ đóng góp và lợi ích của mình khi tham gia BHXH và không muốn tham gia BHXH khi mình phải bớt một khoản thu nhập. Nhưng bên cạnh đó có những người lao động họ hiểu về chế độ BHXH nhưng các chủ doanh nghiệp chủ sử dụng lao động không đóng họ, không dám đòi hỏi quyền lợi đóng cho mình, vì sợ chủ doanh nghiệp cho nghỉ việc hoặc buộc thôi việc. Người sử dụng lao động cho tham gia BHXH một số lao động không muốm tham gia, với lý do rất đơn giản là mức thu nhập thấp nếu đóng BHXH thì không đủ tiền chi tiêu, trang trải cuộc sống hàng ngày.

+ Về phía Người sử dụng lao động : Đại đa số các đơn vị doanh nghiệp không muốm tham gia BHXH cho người lao động vì mục tiêu của họ nhằm tận dụng nguồn kinh phí, không phải bỏ ra một khoản cho người lao động, để đầu tư lại cho sản xuất. Đồng thời làm giảm giá thành sản phẩm để có thể cạnh tranh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu quỹ Bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Sơn Dương - tỉnh Tuyên Quang.docx (Trang 43)