Bảng 2.2. Số liệu thống kê về tình hình lao động trong 3 năm trở lại đây

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần xi măng Sông Đà.docx (Trang 31 - 87)

- Cao đẳng - Trung cấp

- Công nhân kỹ thuật

24 6 34 369 5,5 1,4 7,8 85,3 26 8 34 375 5,8 1,8 7,6 84,8 28 9 34 381 9,2 1,9 7,5 84,4 108,3 133,3 100 101,6 107,6 112,5 100 101,6 Tổng số lao động 433 100 443 100 452 100 102,3 102,03

2.1.2.2.2. Đặc điểm về cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu:

Công ty cổ phần xi măng Sông Đà trước đây hoạt động theo hình thức doanh nghiệp nhà nước, vốn tồn tại ở hai dạng: vốn cố định và vốn lưu động. Vốn chủ yếu do

tháng 11 năm 2002, ngoài nguồn vốn trên còn có vốn góp của các cổ đông. Vốn điều lệ của công ty là 19,8 tỷ đồng trong đó phần góp vốn của Nhà Nước là 11.328.400.000 đồng tương đương với 57,21%.

Bảng 2.3: CƠ CẤU VỐN CHỦ SỞ HỮU CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÔNG ĐÀ 3 NĂM GẦN ĐÂY

Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu số 2004 2005 2006 I. Vốn chủ sở hữu 410 31.713.742.944 36.135.727.743 37.966.716.998 1. Vốn cổ phần 411 19.800.000.000 19.800.000.000 19.800.000.000 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 5.472.363.030 9.625.261.804 11.456.443.019 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 767.007.728 767.007.728 1.019.421.681 10. LN chưa phân phối 420 5.674.372.186 5.943.458.661 5.690.852.298 II. Nguồn kinh phí và quỹ

khác

430 972.891.598 555.645.755 365.641.118 1. Quỹ khen thưởng phúc lợi 421 972.891.598 555.645.755 365.641.118

Σ NVCSh (400=410+430) 400 32.686.634.544 36.691.373.498 38.332.358.116

2.1.2.2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:

Hoạt động trong cơ chế thị trường, mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp là kết quả sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp lỗ hay lãi, doanh nghiệp có sử dụng vốn hiệu quả hay không, tình hình phát triển của công ty đang ở giai đoạn nào. Từ đó đưa ra những quyết định cho quá trình sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường. Với sự cố gắng của cán bộ công nhân viên của công ty và sự hướng dẫn chỉ đạo của Tổng công ty Sông Đà đã đưa công ty trở thành đơn vị mạnh trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ xi măng trong nước.

Bảng 2.4: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÔNG ĐÀ

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu 2004 2005 2006

1. Tổng doanh thu 57.743.669.736 52.461.693.089 56.594.050.894

- Các khoản giảm trừ 2.316.000 - 4.954.545

2. GVHB 43.208.403.355 40.800.805.270 46.382.700.549 3.Lợi nhuận gộp 14.532.950.381 11.660.887.819 10.382.700.549

4. CPBH 3.064.507.974 2.946.852.193 2.022.059.918

5. CPQLDN 2.363.602.622 2.559.789.980 2.777.611.849

6. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 127.026.059 615.327.754 947.136.852 - Thu nhập từ hoạt động tài chính 130.524.492 615.549.778 947.136.852

- Chi phí tài chính 3.498.433 222.024 -

7. Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuât kinh doanh

9.231.865.844 6.769.573.400 6.350.860.885 8. Lợi nhuận bất thường 183.443.830 69.055.870 204.804.578 - Các khoản thu nhập bất thường 319.259.933 229.282.879 273.370.768

- Chi phí bất thường 135.816.103 160.227.009 68.566.190

9. Tổng lợi nhuận trước thuế 9.415.309.674 6.838.629.270 6.558.665.463 10. Chi phi thuế TNDN hiện hành 2.636.286.709 1.914.816.196 1.836.426.330

11. Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - -

12. Tổng lợi nhuận sau thuế 6.779.022.965 4.923.813.074 4.722.239.133

13. Lãi cơ bản trên cổ phiếu - 2.874 3.002

2.1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà máy sản xuất một loại sản phẩm duy nhất là xi măng, được sản xuất dưới dạng xi măng bao hoặc xi măng rời. Công nghệ sản xuất xi măng của Công ty được tiến hành theo quy trình công nghệ quản lý ISO 9001-20000. Quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy theo kiểu phức tạp, chế biến liên tục khép kín, dây truyền sản xuất hiện đại, hoàn toàn được cơ giới hoá, một số bộ phận được tự động hoá.

Quá trình thực hiện như sau:

* Gia công nguyên liệu:

- Đá vôi: Khai thác tại mỏ đá chẹ đã được khảo sát đảm bảo chất lượng đưa vào nghiền cấp 1 sau đó được đưa trực tiếp vào nghiền đá cấp 2.

- Đất sét: Khai thác tại mỏ đá được khảo sát, vận chuyển thẳng bằng ôtô về nhập kho. Sau đó sấy đất sét rồi đưa vào xilô 5.4

- Than, xỉ pirit, khoáng hoá, thạch cao, phụ gia: Than chứa vào xilô 5.3, xỉ pirit chứa vào xilô 5.2a. Khoáng hoá được gia công đạp nhỏ bằng kẹp hàm chứa ở xilô 5.2b.

* Phối hợp và nghiền nguyên vật liệu

- Các loại nguyên vật liệu, đá vôi, đất sét, than, xỉ pirit, khoáng hoá sau khi gia công được chứa vào cụm xilô 5.

- Nguyên liệu đã được phối trộn đưa vào máy nghiền bi để nghiền thành bột phối liệu.

* Đồng nhất phối liệu:

Tại cụm xilô 7, bột phối liệu được đồng nhất bằng hệ thống nén khí, sau khi đồng nhất chuyển bột phối liệu sang xilô 7.7

* Vê viên:

Bột phối liệu chứa ở xilô 7.4 được vận chuyển lên máy vê viên qua hệ thống vít tải vận thăng, cân vít tải, máy trộn 2 trục.

* Nung liệu Clinke

- Viên phối liệu từ máy vê viên qua máy rảo liệu vào lò nung - Công nhân vận hành hệ thống lò nung Clanhke thực hiện

* Nghiền xi măng:

- Rút Clanke từ cụm xilô 9 sang bunke chứa Clanke

- Đập vận chuyển thạch cao, phụ gia đưa vào các bunke chứa

- Clanke, phụ gia, thạch cao được phối trộn theo tỷ lệ do phòng kỹ thuật-hoá nghiệm chỉ đạo bằng hệ thống cân bằng tài điều tốc và cấp vận liệu mâm tròn đưa vào máy nghiền.

* Đóng bao xuất xi măng rời:

- Từ cụm xilô 12 bột xi măng được rút ra đóng bao, mỗi bao 50kg hoặc xuất rời giao cho khách hàng (lấy từ xilô 12 chứa vào xả chứa của ôtô).

2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:

Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần xi măng Sông Đà đã được tổ chức theo mô hình trực tuyến. Với mô hình này Đại hội đồng cổ đông có quyền cao nhất trong Công ty. Mô hình này gọn nhẹ, phù hợp với cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần của Luật doanh nghiệp Nhà nước.

Sơ đồ 2.5: CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÔNG ĐÀ

-

Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty cổ phần bao gồm các cổ đông có quyền biểu quyết, có quyền tổ chức hoặc giải thể Công ty, quyết định lại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán và ngược lại, quyết định mức cổ tức hàng năm đối với từng loại cổ phần…

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, có nhiệm vụ quyết định chiến lược của Công ty.

- Giám đốc: là người điều hành các hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm, nhiệm vụ quyền hạn của Công ty trước Hội đồng quản trị và pháp luật.

- Các phó giám đốc: ở Công ty cổ phần xi măng Sông Đà, Hội đồng quản trị bổ nhiệm 4 phó giám đốc, gồm PGĐ kinh tế, PGĐ công nghệ, PGĐ kỹ thuật và PGĐ sản xuất. 4 phó giám đốc này giúp việc cho giám đốc, thường xuyên báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trình lên giám đốc và cấp trên.

- Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra (Theo điều 88 Luật doanh nghiệp quy định). Ban kiểm soát kiểm tra giám sát hoạt động của Công ty, kiểm soát tình hình tài chính của Công ty và báo cáo kết quả kiểm tra với Đại hội đồng cổ đông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phòng Tài chính-Kế toán: Ghi chép theo dõi phản ánh lập các báo cáo tài chính về vốn, tài sản của Công ty theo quy định chế độ tài chính hiện hành. Giúp Ban giám đốc lập kế hoạch định mức dự toán chi phí nguyên vật liệu, định mức đơn giá tiền lương phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của Công ty. Bảo quản lưu trữ hồ sơ số liệu, quản lý thống nhất số liệu thống kê. Mọi việc đều do kế toán trưởng quyết định.

- Phòng vật tư tiêu thụ: Có nhiệm vụ mua bán nguyên vật liệu, thiết bị cần thiết, tiếp thị, tiêu thụ xi măng với các công trình đại lý, cửa hàng.

- Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc các vấn đề về nhân sự, tổ chức cán bộ, sắp xếp bộ máy quản lý của Công ty một cách gọn nhẹ, hợp lý và hiệu quả.

- Phòng quản lý cơ điện: Nhiệm vụ quản lý, điều hành sửa chữa thay thế các thiết bị điện đáp ứng yêu cầu sản xuất liên tục của Công ty.

- Phòng kinh tế kế hoạch: Có nhiệm vụ lập dự trù kế hoạch, xây dựng định mức tiền lương, xây dựng hợp đồng kinh tế, lập dự trù và quyết toán chi phí sửa chữa lớn. Lập kế hoạch xây dựng.

2.1.5. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần xi măng Sông Đà:

Công ty cổ phần xi măng Sông Đà là một đơn vị hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân, có hệ thống sổ sách kế toán riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng đầu tư và phát triển Hoà Bình. Để phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh là tập trung và đáp ứng được yêu cầu của công tác hạch toán kế toán, tổ chức thu thập xử lý và cung cấp tài liệu kế toán để kiểm tra và ghi sổ. Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung.

Theo mô hình này, toàn bộ Công ty đã tổ chức 1 phòng kế toán duy nhất với 5 nhân viên kế toán bao gồm: Kế toán trưởng, 1 Kế toán Tổng hợp, 2 Kế toán chi tiết và 1 thủ quỹ để thực hiện toàn bộ công việc kế toán, công việc tài chính và thống kê của Công ty. Tại các phân xưởng, không có tổ chức kế toán riêng mà chỉ có nhân viên hạch toán làm nhiệm vụ hướng dẫn hạch toán ban đầu, thu nhận kiểm tra các chứng từ ban đầu, ghi chép sổ sách. Sau đó chuyển về Phòng kế toán Công ty để tiến hành công việc hạch toán.

Sơ đồ 2.6: CƠ CẤU BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

Nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận kế toán:- Kế toán trưởng: là người chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc, được giám

đốc phân công tổ chức quản lý thực hiện công tác kế toán tài chính theo quy định của Nhà nước, chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực được giao.

- Kế toán tổng hợp: thực hiện việc kiểm tra tính cân đối, chính xác trên các bảng kê, sổ và chứng từ kế toán; hướng dẫn và kiểm tra các phần hành kế toán thực hiện đầy đủ chế độ, hạch toán đúng nguyên tắc, chuẩn mực và phương pháp kế toán hiện hành; cung cấp thông tin kế toán tổng hợp và chi tiết phục vụ cho việc phân tích, đánh giá và điều hành sản xuất kinh doanh.

- Kế toán tiêu thụ: tổng hợp các chứng từ xuất kho bán hàng, lập định khoản kế toán và ghi vào sổ tổng hợp, theo dõi việc nhập, xuất, tồn kho thành phẩm, kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên các khoản công nợ về tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa; kiểm tra giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về quá trình bán hàng.

- Kế toán giá thành: tính toán và phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình phát sinh chi phí sản xuất ở các bộ phận sản xuất cũng như trong phạm vi toàn công ty và giá thành của sản phẩm được sản xuất; lập các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, tham gia phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành đề xuất biện pháp để tiết kiệm chi phí và hạ thấp giá thành sản phẩm.

- Kế toán thanh toán: hàng tháng căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi tiền mặt, các chứng từ mua chi tiết thanh toán theo từng hóa đơn tương ứng với từng đối tượng khách hàng hay người bán.

- Kế toán nguyên vật liệu: phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình cung cáp vật liệu trên các mặt số lượng, chất lượng, chủng loại, giá trị và thời gian cung cấp; tính toán và phân bổ chính xác, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện định mức tiêu hao vật liệu, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những trường hợp sử dụng vật liệu sai mục đích gây lãng phí.

- Kế toán TSCĐ: ghi chép, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình tăng giảm TSCĐ của toàn công ty cũng như ở từng bộ phận khác nhau nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản.

- Thủ quỹ: thực hiện thu chi tiền mặt theo chứng từ thu – chi khi đã đủ điều kiện theo nguyên tắc; hàng ngày kiểm kê tồn quỹ tiền mặt thực tế và tiến hành đối chiếu với số liệu của sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt.

2.1.6. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty: 2.1.6.1. Chính sách kế toán :

Hiện nay, Công ty cổ phần xi măng Sông Đà đang áp dụng công tác kế toán theo những qui định của Luật Kế toán, theo những chuẩn mực kế toán Việt Nam và theo Quyết dịnh số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp. Để nâng cao tính chính xác và kịp thời của công tác kế toán và tăng cường hiệu quả làm việc, công ty cũng đang sử dụng hệ thống kế toán máy dựa trên phần mềm kế toán SAS (Song Đa Acounting System) được nghiên cứu và phát triển bởi Tổng công ty Sông Đà và trung tâm công nghệ thông tin UNESCO. Những thay đổi mới về hệ thống kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp sẽ được nhanh chóng cập nhật và bổ sung trên phần mềm kế toán SAS.

Áp dụng chuẩn mực kế toán: Công ty áp dụng theo các chuẩn mực kế toán Việt Nam. Trong năm nay, công ty lần đầu tiên áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt

Nam( VAS) sau:

VAS 18: Các khoản dự phòng và nợ tiềm tàng VAS 30: Lãi trên cổ phiếu

Niên độ kế toán: Công ty áp dụng theo năm (bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12), năm kế toán trùng với năm dương lịch.

Phương pháp hạch toán thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: để phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh và để kịp thời tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ, công ty áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho.

Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Phương pháp bình quân gia quyền

Phương pháp tính giá Tài sản cố định hữu hình và hao mòn: Tài sản cố định được trình bày theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế. Nguyên giá tài sản cố định bao gồm giá mua và tất cả các chi phí khác liên quan đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Công ty tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng.

Kỳ tính giá thành: là thời kỳ mà kế toán tập hợp chi phí tính giá thành sản xuất. Kỳ tính giá thành phải phù hợp với kỳ báo cáo và phù hợp với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, công ty đã chọn kỳ tính giá thành là theo từng tháng.

2.1.6.2. Chứng từ kế toán: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty áp dụng chứng từ theo chế độ kế toán mới, áp dụng theo Quyết định số 15 ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Chứng từ kế toán của công ty được thực hiện theo nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 của Chính phủ và các văn bản pháp lý khác có liên quan đến chứng từ. Công ty sử dụng thống nhất các biểu mẫu chứng từ được quy định trong chế độ kế toán của Bộ Tài chính.

Tất cả chứng từ kế toán do doanh nghiệp lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều được tập trung vào bộ phận kế toán của công ty. Các kế toán viên sẽ kiểm tra những chứng từ kế toán đó và sử dụng những chứng từ hợp lệ để ghi sổ kế toán các nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần xi măng Sông Đà.docx (Trang 31 - 87)