CHƯƠNG III : MỘTSỐGIẢIPHÁPVÀKIẾNNGHỊ.

Một phần của tài liệu Thực trạng thực hiện đấu thầu trong xây dựng công trình cơ bản ở Việt Nam hiện nay.doc (Trang 37 - 44)

I. Một số giải pháp định hướng.

Để tăng cường hiệu quảđấu thầu nhằm quản lý tốt hơn nữa các nguồn vốn nhà nước dành cho đầu tư phát triển, cần có những định hướng vềđấu thầu một cách cụ thể.

1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật vềđấu thầu.

Đểđảm bảo tính đồng bộ, cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn chính một số văn bản pháp quy sau.

- Mẫu hồ sơ mời thầu về mua sắm hàng hóa. - Pháp lệnh đấu thầu.

Trên cơ sơ các văn bản quy phạm pháp luật vềđấu thầu của Nhà nước đã ban hành, các bộ ngành, địa phương tùy theo tình hình cụ thể cần ra các văn bản hướng dẫn thực hiện cho phù hợp.

2. Tăng cường công tác hướng dẫn thực hiện quy chếđấu thầu.

Để tạo thuận lợi cho các Bộ, ngành, địa phương trong quá trình triển khai thực hiện quy chếđấu thầu nhất là sau khi thông tư hướng dẫn được ban hành Bộ Kế hoạch vàĐầu tư cần tổ chức một số hội nghị và lớp tập huấn đào tạo nghiệp vụ vềđấu thầu trên các địa bàn trọng điểm để phổ biến quy định mới của nhà nước vềĐầu thầu.

Việc triển khai thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra vềđấu thầu phải được tập trung vào một số vùng và lĩnh vực trọng điểm, cần phải có kế hoạch kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, phân cấp kiểm tra một cách rõ ràng. Đối với các Bộ ngành, địa phương, cần sớm củng cố lực lượng thanh tra chuyên ngành, thanh tra vềđấu thầu theo chức năng đãđược quy định. Đăc biệt làđối với các sở kế hoạch vàđầu tư cần khẩn trương thành lập thanh tra sởđể thực hiện kiểm tra, thanh tra vềđấu thầu cũng như vềđầu tư nói chung.

Kiểm tra, thanh tra vềđấu thầu là việc làm thương xuyên của cơ quan quản lý Nhà nước. Phải chủđộng việc thực hiện thanh tra nhằm ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật có thể xảy ra trong quá trình thực hiện đấu thầu. Trước mắt cần tập trung vào việc thanh tra đối với các gói thầu có quy mô lớn. Các Bộ ngành, địa phương tăng cường kiểm tra nhằm đưa việc thực hiện đấu thầu đi vào nề nếp.

4. Tăng cường tính công khai hóa, minh bạch trong công tác đấu thầu.

Để tạo điều kiện thực hiện tốt mục tiêu của công tác đấu thầu là cạnh tranh, công khai, minh bạch và hiệu quả kinh tế, cần phải có biện pháp công khai vềđấu thầu như : công khai mời thầu, kết quảđấu thầu, giá gói thầu, giá trúng thầu, đơn vị trúng thầu và năng lực nhà thầu. Công khai hóa trong đấu thầu đãđược quy định trong quy chếđấu thấu. Sau khi đã hình thành tờ thông tin vềđấu thầu và trang Web vềđấu thầu, các Bộ ngành, địa phương cần chỉđạo để các ban quản lý dựán, các đơn vị có liên quan cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, giúp cho quá trình đấu thầu được thông suốt vàđảm bảo tính công khai minh bạch.

5. Tăng cường việc chỉđạo của các cấp có thẩm quyền.

Theo phân cấp trong quy chếđấu thầu, các Bộ ngành vàđịa phương cần chỉđạo sát sao việc thực hiện đấu thầu theo đúng quy định của quy chếđấu thầu. Cần tăng cường áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi là chủ yếu, hạn chế việc áp dụng hình thức chỉđịnh thầu hoặc hình thức đấu thầu hạn chế. Nâng cao chất lượng phục vụ cho công tác đấu thầu như chất lượng của báo cáo nghiên cứu

khả thi, chất lượng của tư vấn thiết kế, tránh việc điều chỉnh bổ sung trong quá trình thực hiện.

6. Cần theo dõi kiểm tra năng lực các nhà thầu.

Năng lực chuyên môn, sựđộc lập về tài chính của nhà thầu đểđảm bảo thực hiện được các gói thầu.

7. Nâng cao năng lực nhà thầu.

Các doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược đấu thầu cụ thể của đơn vị minh để có thể tăng các cơ hội trúng thầu thi công các các công trình.

8. Hoàn thiện quy chếđấu thầu trong xây dựng ở Việt Nam.

Căn cứ vào các văn bản quy định hiện hành của nhà nước về quản lýđầu tư xây dựng và quy chếđấu thầu, và một số quy định trong công tác đấu thầu đối với các dựán thuộc ngành GTVT quản lý măt khác căn cứ vào chiến lược phát triển của ngành từ nay đến 2010. Việc hoàn thiện quy chế dựa vào những kinh nghiệm về công tác đấu thầu ở một số nước trên thế giới cũng nhưở Việt Nam trong những năm qua.

Từđó nhằm tạo ra cơ sở pháp lýđể bảo vệ quyền lợi của chủđầu tư cũng như của các nhà thầu xây dựng giúp các nhà thầu cạnh tranh với nhau công bằng và bình đẳng. Tạo ra sự rằng buộc trách nhiệm giữa các bên với nhau

II. Một số kiến nghị.

1. Nhà nước cần tăng cường công tác quản lýđấu thầu.

Trong thực tế hiện nay công tác đấu thầu ở nước ta còn nhiều vi phạm về nguyên tắc như : vi phạm nguyên tắc bí mật, công khai.. hơn nữa nhiều chủđầu tư khi xem xét vàđề nghị quyết định giao thầu còn theo ý chủ quan, cảm tính và sự móc ngoặc giữa các nhà thầu với chủđầu tư trong đấu thầu, gây thất thoát cho Nhà nước ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình.

Do vậy cần tăng cường quản lý nhà nước về công tác đấu thầu nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong đấu thầu xây lắp.

Đối với các dựán có vốn đầu tư nước ngoài Nhà nước cần tăng cường vai trò quản lýđể tránh sự móc ngoặc giữa chủđầu tư với các tổ chức, tập đoàn

xây dựng gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước và làm thiệt hai đến nền kinh tế.

Tăng cường quản lý nhà nước trong công tác đấu thầu quốc tế. Cần chia các gói thầu hợp lý phù hợp với năng lực nhà thầu trong nước. Có chính sách bảo lãnh tài chính cho các doanh nghiệp Nhà nước khi tham gia đấu thầu quốc tế.

2. Nhà nước cần tiếp tục hoàn chỉnh “Quy chếđấu thầu”.

Mặc dù “Quy chếđấu thầu” ban hành kèm theo nghịđịnh 88/1999/nđ - cp và nghịđịnh số 14/2000/nđ - cp sửa đổi, bổ sung một sốđiều “ Quy chếđấu thầu” đã có những bước cải tiến đáng kể vềđấu thầu nhưng vẫn không còn ít những bất cập, bức xúc phát sinh trong công tác đấu thầu. Chẳng hạn như việc các nhà thầu bỏ giá thầu quá thấp hơn nhiều so với giá dựán được duyệt, thậm chí có gói thầu trúng giá chỉ bằng 28-30% giá dự toán của chủđầu tư.

3. Nhà thầu cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước khi tham gia đấu thầu quốc tế.

Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, việc đấu thầu quốc tế diễn ra ngày càng nhiều với những yêu cầu ngày càng cao trong khi các doanh nghiệp xây dựng ờ nước ta còn non kém rất nhiều so với những công ty xây dựng lớn của nước ngoài lại mới tiếp xúc với hình thức đấu thầu quốc tế cho nên gặp rất nhiều khó khăn khi tham gia đấu thầu quốc tế.

Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp này để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia đấu thầu quốc tế và tăng khả năng trúng thầu quốc tế.

Cần có chính sách bảo lãnh tài chính cho các doanh nghiệp nhà nước khi tham gia đấu thầu quốc tế.

Trong quy chếđấu thầu chỉ quy định về chếđộưu đãi đối với các nhà thầu trong nước là :

Nhà thầu trong nước tham gia đấu thầu quốc tế (đơn phương hay liên danh) được xét ưu tiên khi hồ sơ dự thầu được đánh giá tương đương với các hồ sơ dự thầu của các nhà thầu nước ngoài.

Nhà thầu trong nước tham gia đấu thầu quốc tế sẽđược hưởng chếđộưu đãi theo quy định của pháp luật.

Như vậy chếđộưu đãi này còn mang tính chung chung và trên thực tế là các nhà thầu Việt Nam không được hưởng chếđộưu đãi này. Vì vậy nhà nước cần phải có quy định cụ thể, rõ ràng về chếđộưu đãi đối với các nhà thầu trong nước khi tham gia đấu thầu quốc tế.

4. Vấn đề cần được bổ sung vào quy chếđấu thầu xây dựng.

Mặt khác trình độ hiểu biết vềđấu thầu của cán bộ làm công tác lập hồ sơ mời thầu, lập hồ sơ dự thầu còn yếu việc vận dụng quy chế còn máy móc. Hơn nữa trong các quy định liên quan đến đấu thầu đặc biệt là quy chế quản lýđầu tư và xây dựng ở Việt Nam, việc phân cấp, phân quyền để rồi phân trách nhiệm đi kèm với mặt được của việc phân cấp thì mặt trái của nó sẽ bộc lộ rất rõđó là tính chuyên môn hóa không cao dẫn đến việc thực hiện quá trình đầu tư xây dựng trong đó việc thực hiện công tác đấu thầu còn lúng túng nhất là gói thầu có quy mô lớn, yêu cầu về công nghệ phức tạp. Vì thế vấn đềđặt ra là phải nâng cao trình độ hiểu biết để tạo điều kiện cho việc thực hiện các dựán có hiệu quả cao, phải tiếp tục hoàn thiện quy chếđấu thầu phù hợp với điều kiện ở Việt Nam.

Chếđộđấu thầu đã thực sựđi vào cuộc sống và góp một phần không nhỏ vào việc thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước phù hợp với nền kinh tế thị trường làđộng lực thúc đẩy cạnh trạnh trên thị trường.

5. Nâng cao hiệu quả phương pháp xét chọn thầu xây dựng công trình giao thông.

Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu phù hợp với lĩnh vực xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam đảm bảo sự công bằng được dựa

trên cơ sở khoa học định lượng mà không mang yếu tốđịnh tính. Giúp cho việc xét chọn thầu minh bạch và hiệu quả.

Theo quy định điều 40 của quy chếđấu thầu đểđảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng nhà thầu phải thực hiện được 4 tiêu chuẩn trong đó có tiêu chuẩn : mức độđáp ứng của thiết bị thi công về số lượng, chủng loại, chất lượng và tiến độ huy động. Đây là tiêu chuẩn rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng công trình và tiến độ thi công. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện hợp đồng thi công đã có rất nhiều nhà thầu trong nhiều dựán sử dụng không đúng về chủng loại máy móc thiết bị như bản kê khai trong hồ sơ dự thầu do đó tiêu chuẩn này đề nghị bổ sung thêm trường hợp nhà thầu không có khả năng đáp ứng yêu cầu của thiết bị thi công như trong hồ sơ dự thầu thì chủđầu tưđược quyền thuê máy móc thiết bị tương đương vàđơn vị phải chấp nhận chi phí theo giá chủđầu tư thuê.

Với cam kết trên khi tham dự thầu buộc nhà thầu phải cân nhắc, bố trí thiết bị, máy móc hoặc hợp đồng liên danh, thuê ngoài, đảm bảo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

Trong tiêu chuẩn năng lực kinh nghiệm của nhà thầu có tiêu chí thứ 2 : số lượng, trình độ cán bộ công nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện dựán nhưng trên thực tế cùng một thời điểm nhà thầu không chỉ có một công trình hay dựán đang làm hoặc không có mà có thể có từ vài công trình ở những vị trí khác nhau do vậy nếu nhà thầu thắng thầu thì theo tiến độ thi công nhà thầu phải bố tríđủ nhân lực theo bản hồ sơ dự thầu. Nhưng do thực tế phát sinh nhà thầu có thể thắng thầu bất cứ dựán nào trong khoảng thời gian nào thì nhà thầu không đảm bảo được số cán bộ và công nhân kỹ thuật cóđầy đủ kinh nghiệm và năng lực nhưđãđưa ra trong hồ sơ dự thầu sẽ có nguy cơảnh hưởng đến chất lượng công trình và tiến độ thi công vì thế nhà thầu phải cam kết sử dụng đủ số nhân lực nêu trên.

Trong thực tế công tác đấu thầu còn phát sinh nhiều yếu tốđó là việc quy định rõ dựán nào thực hiện chỉđịnh thầu và giới hạn dưới của các dựán

buộc phải thực hiện đấu thầu. Hiện nay các chủđầu tưđang lúng túng vì dựán có giá trị nhỏ thì việc tổ chức đấu thầu chưa chắc đã hiệu quả nhưng chủđầu tư không có cơ sở nào để tổ chức chỉđịnh thầu. Vấn đề quản lý kho dữ liệu thầu đây là phần dữ liệu rất quan trong nhưng trong quy chế mới chỉđề cập đến việc bảo mật ở quá trình nhận vàđánh giá hồ sơ dự thầu còn sau khi ký hợp đồng rồi thì kho dữ liệu trên chưa được quy định cụ thểđể quản lý và sử dụng.

KẾTLUẬN

Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua chúng ta đã thu được những kết quả bước đầu rất khả quan, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng tương đối khá và kiềm chế lạm phát ở mức cho phép.

Cóđược những kết quả trên chính là nhờ một phần vào việc Đảng và Nhà nước ta đãđề ra những chính sách kinh tế thông thoáng cho các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước đầu tư mạnh mẽ vào nền kinh tế. Tuy nhiên do sự buông lỏng các chính sách nên đãđể nhiều doanh nghiệp có các hành vi vi phạm pháp luật vềđấu thầu. Đặc biệt là vi phạm về các nguyên tắc trong đấu thầu vì thế hơn bao giờ hết chúng ta phải phân tích đánh giá thực trạng đó nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm.

Đảng và Nhà nước ta cần phải xây dựng một kế hoạch kinh tế phù hợp với thực tiễn hiện nay. Kèm theo chính sách về kinh tếđó là những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn nữa nhằm loại bỏ những sai phạm còn tồn đọng trong công tác tổ chức đấu thầu.

. Bài viết này nêu lên thực trạng công tác đấu thầu xây dựng công trình giao thông. Cũng như những hạn chế trong thực hiện công tác đấu thầu đặc biệt là các văn bản pháp quy và luật vềđấu thầu.

Đấu thầu là vấn đề khoa học có nội dung rộng và phức tạp. Chính vì thế chuyên đề này khó tránh khỏi những khiếm khuyết và sai xót nên em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ban giám đốc, phòng kế hoạch – kỹ thuật công ty cổ phần xây dựng CTGT 228 và sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Nguyễn Lệ Thúy!

Một phần của tài liệu Thực trạng thực hiện đấu thầu trong xây dựng công trình cơ bản ở Việt Nam hiện nay.doc (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w