Hình thức vay nợ ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn của công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT.docx (Trang 42 - 45)

- Lợi nhuận sau thuế năm 2006 là 535.611 triệu đồng tăng 234.233 triệu đồng so với năm 2005 tương ứng với 185%.

1.Hình thức vay nợ ngân hàng.

Nguồn vốn tự huy động của Công ty chủ yếu là vay Ngân hàng và nợ các nhà cung cấp.

So sánh giữa các năm với nhau , tổng nguồn vốn đã tăng thêm chiếm tỷ lệ tăng trưởng tương ứng là:

Năm 2005 tổng nguồn vốn là 2.219.477 triệu đồng tăng 968.508 triệu đồng so với năm 2004, tương ứng với 77,42%

Năm 2006 tổng nguồn vốn là 3.409.219 triệu đồng tăng 1.189.742 triệu đồng so với năm 2005, tương ứng với 53,6%.

Trong tổng nguồn vốn tăng thì nợ phải trả chiếm tỷ lệ tăng tương ứng là:

Năm 2005 nợ phải trả là 1.533.042 triệu đồng tăng 729.328 triệu đồng so với 2004 tương ứng với 90,74%

Năm 2006 nợ phải trả là 1.720.207 triệu đồng tăng 187.165 triệu đồng so với 2005, tương ứng với 12,2%.

Trong đó lượng Nợ ngắn hạn năm 2005 là 1.256.291 triệu đồng tăng 581.499 triệu đồng so với năm 2004 tương ứng với 86,17%.

Lượng nợ ngắn hạn năm 2006 là 1.526.606 triệu đồng tăng 270.351 triệu đồng , tương ứng với 21,51%

Nợ dài hạn năm 2005 là 124.922 triệu đồng, tăng 2000 triệu đồng so với năm 2004, tương ứng với 1,62%

Năm 2006 nợ dài hạn là 122.343 triệu đồng tăng 2.579 triệu đồng tương ứng với 2,06 %.

Xét về các năm, lượng vay ngắn hạn cao hơn vay dài hạn. Điều này phản ánh vốn lưu chuyển ở Công ty rất lớn, lượng vốn lưu động là rất cần thiết.

Khả năng thanh toán vốn vay của công ty

Do vốn lưu động biểu hiện dưới nhiều dạng tài sản lưu động khác nhau như: tiền mặt, nguyên vật liệu, các khoản phải thu ... nên khi đánh giá về việc huy động vốn người ta còn đánh giá khả năng thanh toán vốn huy động.

Khả năng thanh toán vốn huy động của công ty:

Khả năng thanh toán đáp ứng với nghĩa vụ thanh toán, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và khả năng nắm bắt thời cơ thuận lợi của công ty phụ thuộc phần lớn vào vốn lưu động ròng ( vốn lưu động thường xuyên của công ty ) . Đây là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết cho việc đánh giá điều kiện cân bằng tài chính của doanh nghiệp. Do vậy, sự phát triển của doanh nghiệp còn được thể hiện ở vốn lưu động ròng. Nó được xác định là phần chênh lệch giữa tổng tài sản lưu động và tổng nợ ngắn hạn.

Ta xét khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán hiện hành của Công ty:

Khả năng thanh toán nhanh được tính bằng tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanh với nợ ngăn hạn. Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, bao gồm: tiền, các khoản phải thu, chứng khoán ngắn hạn. Taì sản dự trữ ( tồn kho ) là những tà

sản khó chuyển thành tiền hơn trong tổng tài sản lưu động và dễ bị lỗ nhất nếu được bán. Do vậy tỷ số khả năng thanh toán cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ ( tồn kho ) và được xác định bằng cách lấy tài sản lưu động trừ phần dự trữ ( tồn kho ) chia nợ ngắn hạn.

Tài sản lưu động - Dự trữ Khả năng thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn Vậy khả năng thanh toán nhanh của Công ty là:

Năm 2004 = = 0,57 lần

Năm 2005 = = 1,30 lần

Năm 2006 = = 1,63 lần

Tỷ suất này cho thấy doanh nghiệp có đủ khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn ( phải thanh toán trong vòng 1 năm hay 1 chu kỳ) và tình hình tài chính của Doanh nghiệp là khả quan.

Tài sản lưu động - Tỷ số thanh toán hiện hành =

Nợ ngắn hạn Năm 2004 = = 0,70 lần Năm 2005 = = 1,61lần Obj134 Obj135 Obj136 Obj137 Obj138

Năm 2006 = = 2,01lần

Tỷ số này cho thấy tình hình thấy tình hình thanh toán của Công ty tương đối khả quan. Nhìn vào kết quả thấy vốn bằng tiền lớn đồng thời vòng quay của đồng tiền nhanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn của công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT.docx (Trang 42 - 45)