CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận:

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG VIỄN THÁM TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG ĐỊA CHẤT LƯU VỰC SÔNG BÉ (Trang 38 - 41)

5.1 Kết luận:

Viễn thám và HTTTĐL là những công nghệ mới từng bước được ứng dụng ở Việt Nam. Bản đồ nguy cơ rủi ro môi trường có tác dụng cảnh báo nguy cơ tiềm năng do đặc trưng các thành phần môi trường của từng vùng cụ thể. Điểm mạnh của phương pháp này là việc phân tích ảnh kết hợp với HTTTD9L, một công cụ hiện đại trong nghiên cứu và quản lý môi trường.

Ứng dụng công nghệ viễn thám và HTTTĐL để nghiên cứu môi trường địa chất lưu vực Sông Bé cho phép rút ra một số nhận xét tổng quát sau:

Lưu vực Sông Bé có hình dạng kéo dài theo các phương đứt gãy chính trong vùng ( đông bắc-tây nam, bắc nam). Thung lung Sông Bé hẹp và có dạng kéo dài, đặc biệt có tính chất mất cân đối về phân chia tả, hữu lưu vực. Sự mất cân đối này thể liên quan với các hoạt động tân kiến tạo xảy ra trên lưu vực.

Có thể tổng hợp qui trình xây dựng bản đồ nguy cơ rủi ro môi trường khu vực từ công nghệ viễn thám và HTTTĐL như sau:

Sơ đồ tiến trình thành lập bản đồ rủi ro môi trường.

Tư liệu Ảnh hàng không Tỷ lệ 1/30.000 Ảnh vệ tinh Landsat MSS, TM, ETM+, Radar Tỷ lệ 1/30.000 Nền địa hình Tỷ lệ 1/25.000 Tỷ lệ 1/250.000 Giải đoán - Xử lí. Phân loại thạch học.

Phân tích các yếu tố dạng tuyến, dạng vòng. Phân tích các kiến trúc hình thái.

Phân tích các cham trỗ hình thái.

Xác định các quá trình địa mạo động lực. Xác định đặc điểm lớp phủ thực vật Xử lí. Mô hình DEM. Bản đồ độ dốc. Bản đồ phân cắt ngang. Bản đồ phân cắt sâu. Các thông số lưu vực.

Liên kết thông tin viễn thám và HTTTĐL

Phân tích

Bản đồ độ dốc

Bản đồ mật độ dòng chảy

Bản đồ năng lượng địa hình

Bản đồ thạch học

Bản đồ chỉ số lớp phủ thực vật

Bản đồ nguy cơ rủi ro môi trường

Các bản đồ trọng số Tổng hợp

5.2 Kiến nghị:

Kết quả của nghiên cứu cho thấy công nghê viễn thám có thể ứng dụng một cách hiệu quả trong nghiên cứu môi trường. Chúng đóng vai trò như một cấu trúc thống nhất hỗ trợ cho toàn bộ quá trình tạo ra quyết định, bắt đầu từ khái quát, lưu trữ và trình bày các thông tin chuyên đề, cho tới dự báo tác động và cuối cùng là đánh giá để qui hoạch và đưa ra quyết định. Do đó, để có thể phản ánh chi tiết hơn vấn đề môi trường trên lưu vực, hướng đến mục tiêu quản lý, cảnh báo nguy cơ rủi ro xảy ra trên lưu vực sông thì việc nghiên cứu đề xuất một số phương pháp như sau:

_ Điều tra, khảo sát chi tiết về địa chất, địa mạo, biến động của lớp phủ thực vật, xây dựng công trình thủy điện, thủy lợi,… tại từng vùng trên lưu vực theo các tháng trong năm.

_ Mô phỏng mạng dòng chảy, lớp phủ thực vật, cấu trúc địa chất.

_ Đánh giá ảnh hưởng của các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, tác động của biến đổi khí hậu lên tài nguyên nước và môi trường địa chất của lưu vực.

CHƯƠNG 6: TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Tuấn Tú, Ứng dụng viễn thám và GIS trong nghiên cứu đặc điểm môi trường địa chất lưu vực Sông Bé phục vụ cho công tác quản lý lãnh thổ. Luận văn cao học môi trường (2003).

2. Nguyễn Duy Liêm, Ứng dụng công nghệ viễn thám, hệ thống thông tin địa lý và mô hình toán tính toán cân bằng nước lưu vực sông Bé. Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kĩ sư ngành Hệ thống Thông tin Địa lý. Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 08 năm 2011.

3. Ứng dụng công nghệ viễn thám trong quản lý lưu vực sông.

(http://dantri.com.vn/khoa-hoc/ung-dung-cong-nghe-vien-tham-trong-quan-ly-luu-vuc- song-673327.htm)

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG VIỄN THÁM TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG ĐỊA CHẤT LƯU VỰC SÔNG BÉ (Trang 38 - 41)