Các giải pháp về mặt kỹ thuật:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng mủ cao su ở Công ty cao su Hà Tĩnh.docx (Trang 47 - 53)

I. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG MỦ CAO SU Ở CÔNG TY CAO SU HÀ TĨNH

1.2.Các giải pháp về mặt kỹ thuật:

Để sản xuất cao su đạt hiệu quả cao, chúng ta không chỉ cần đầu tư cho việc nghiên cứu mà vấn đề quan trọng là chúng ta phải biết áp dụng những biện pháp

hợp lý , đồng bộ và toàn diện trong suốt quá trình sản xuất từ khâu gieo trồng , chăm sóc tới thu hoạch, bảo quản và chế biến để có thể nâng cao năng suất trong

khi vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm.Các biện pháp có thể áp dụng là:

-Tập trung nghiên cứu và quản lý chương trình giống của ngành. Trong 3-5 năm phải xác định được một cơ cấu bộ giống mới để đưa vào sản xuất.

-Nghiên cứu tuyển chọn một số giống cây địa phương có phẩm chất tốt , lai tạo các giống cây mới có năng suất cao, chất lượng tốt thích ứng với từng vùng sinh thái nông nghiệp , có khả năng tạo ra được các loại cây tốt , phù hợp với nhu cầu , thị hiếu người tiêu dùng.

-Hợp tác trao đổi với các nước khác trên thế giới nhằm học hỏi các kỹ thuật tiên tiến cũng như nhập khẩu các giống có hiệu quả kinh tế cao đưa vào trồng thử nghiệm và nhân rộng nếu có hiệu quả .

-Cải tạo các vườn cao su đã già cần thanh lọc giống , cây kém chất lượng , đồng thời tuyển chọn giống cao su cho các vùng mới .

-Nghiên cứu giải pháp rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản và tăng cường tính đồng đều để phát huy ưu thế của giống mới.

*Về chăm sóc và thu hoạch :

-Nghiên cứu và ban hành khuyến cáo cho từng vùng trong việc sử dụng phân xanh , phân hữu cơ , với chế độ bón phân theo hướng tận dụng những thành tựu về công nghệ sinh học và bón phân theo chuẩn đoán dinh dưỡng . Mục tiêu bón phân không chỉ làm ổn định sản lượng , không ảnh hưởng đến sinh thái mà còn gia tăng sản lượng gỗ.

-Nghiên cứu xác định chế độ khai thác với từng bộ giống để tối ưu hoá chu kỳ khai thác . Nghiên cứu xác định quy trình chuẩn đoán sinh lý để có cơ sở điều chỉnh chế độ cạo và kích thích ; nghiên cứu sâu bệnh ảnh hưởng đến sản lượng.

*Về chế biến:

-Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng chế biến cho từng loại sản phẩm , tận dụng mọi nguồn vốn sẵn có trong nước như từ ngân sách nhà nước , của các ngành hữu quan hay nguồn vốn nhàn rỗi trong dân...

-Đối với các nhà máy chế biến , cần áp dụng khoa học công nghệ thích hợp , xây mới nhà máy tại vùng nguyên liệu , đồng thời trong mỗi nhà máy cần cải tiến công nghệ , đổi mới thiết bị để nâng công suất nhà máy chế biến .

- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình đánh đông tại lô, tồn trữ nguyên liệu mủ đông và chế biến mủ SVR 10, 20 từ nguyên liệu mủ đông.

-Đa dạng hoá sản phẩm chế biến , tăng sản phẩm chế biến loại SVR 10 và SVR 20 để tiện tiêu thu vì thị trường thế giới hiện nay phần lớn tập trung tiêu thụ 2 loại sản phẩm này , hạn chế chế biến các sản phẩm cao cấp như SVR 3L và 5L vì khó tiêu thụ

-Áp dụng chế độ đăng ký và kiểm tra chất lượng bắt buộc đối với hàng xuất khẩu , để vừa thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm hơn nữa đến vấn đề công nghệ (đặc biệt công nghệ sạch) vừa nâng cao uy tín cho hàng hoá Việt nam trên thị trường thế giới .

-Tăng cường hợp tác quốc tế , trao đổi kỹ thuật và chuyển giao công nghệ với các hiệp hội ,các công ty cao su trong nước, và các nước sản xuất và xuất khẩu cao su trong khu vực và trên thế giới .

*Về bảo quản:

+ Cần phải tổ chức lại công tác bảo quản hàng hoá như sửa chữa , nâng cấp và xây dựng một hệ thống kho tàng an toàn và đảm bảo yêu cầu vệ sinh nhằm phục vụ công tác bảo quản và cất trữ cao su, khi giá cả trên thị trường thế giới biến động theo hướng xấu hoặc khi sản xuất trong nước được mùa nhưng lại gặp giá bán bất lợi.

+Đồng thời, cần hoàn thiện và hiện đại hoá quy trình bảo quản nhằm nâng cao điều kiện cất trữ và bảo quản hiện vẫn còn rất thiếu và lạc hậu ở nước ta ,tránh tình trạng các doanh nghiệp tìm cách xuất khẩu bằng mọi giá bất kể giá cao hay thấp, do thiếu hệ thống kho tàng cất trữ , bảo quản.

*Trong vận chuyển:

-Tổ chức lại hệ thống vận tải cho phù hợp để đảm bảo an toàn , tránh gây nên hư hỏng làm giảm số lượng cũng như chất lượng thành phẩm hoặc sản phẩm xuất khẩu, tránh tình trạng phải tái chế lại hàng ở các cảng hoặc cửa khẩu sau khi chuyên chở.

-Tập huấn về kiến thức thương phẩm học cho lái xe và đội ngũ cán bộ giao nhận.

-Trang bị một cách đồng bộ từ khâu chuyên chở hàng hoá ở nơi sản xuất đến nơi chế biến , từ nơi chế biến đến các nhà máy sản xuất ra các sản phẩm hoặc đến kho cảng để xuất khẩu

1.3.Giải pháp về thị trường :

• Biện pháp mở rộng thị trường cao su nội địa:

+Cần nắm rõ thông tin về nhu cầu sử dụng cao su nguyên liệu cả về số lượng , chất lượng , phương thức mua hàng... của các doanh nghiệp đối tác

+Nghiên cứu và tìm hiểu các dự án công nghiệp cao su có triển vọng để tham gia góp vốn bằng sản phẩm cho các doanh nghiệp sản xuất .

Để phát huy tính nhất quán trong giao dịch , ccàn phải xác định thị trường tiêu thụ sản phẩm cho công ty tìm hiểu nhu cầu của thị trường đẻ có chiến lược kinh donh hợp lý phù hợp với từng giai đoạn phát triển của công ty.. Công tác xuất , nhập vật tư , nguyên liệu , thiết bị , nói chung tất cả các loại phục vụ cho sản xuất và kinh doanh đều phải tập trung vào một đầu mối .

• Đa dạng hoá sản phẩm , chuyển đổi chủng loại: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là những vấn đề cốt yếu cho sự vững bền của công ty cao su Hà Tĩnh . Ngành vỏ xe sẽ tiếp tục sử dụng một phần rất lớn khoảng 70% sản lượng cao su thiên nhiên được sản xuất ra vì tính chất kỹ thuật sẵn có của cao su thiên nhiên so với cao su tổng hợp. Nhu cầu của ngành vỏ xe là loại TSR 10,20 và RSS3. Khuynh hướng tương lai là tỷ trọng RSS3 sẽ giảm xuống và được thay bằng TSR 20 và 10

• Cải thiện phương thức mua bán :

Sản lượng cao su thiên nhiên sẽ gia tăng với tốc độ 15%/năm do đó hướng tới xuất khẩu là mục tiêu hàng đầu của công ty trong những năm tới . Bên cạnh việc bảo đảm chất lượng , sản xuất theo yêu cầu kỹ thuật của khách hàng , cần cải thiện các biện pháp mua bán. Các phương thức cần được xem xét là :

+Lập văn phòng, trạm giao dịch tại các nước mua hàng, trên quan điểm chủ đạo là thâm nhập vào các thị trường mới như Mỹ , Trung đông ,

+Xúc tiến quảng bá và tiếp thị.

+Bảo đảm sự tin cậy của khách hàng bằng việc quản lý chất lượng: Các đơn vị cần làm chủ được khâu quản lý của mình và công cụ chứng minh với bên ngoài là chứng chỉ ISO 9000.

Ngoài ra cần có kế hoạch thâm nhập thị trường kỳ hạn : hiện nay cao su thiên nhiên chỉ mới được giao dịch tại thị trường hàng hoá , người sản xuất chưa được bảo vệ trước sự thăng trầm và rủi ro của giá cả . Trong tương lai gần , ta phải tìm cách bảo vệ hoặc với ngân hàng hoặc tại thị trường kỳ hạn .

Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường : nhà nước cần tăng cường đầu tư hệ thống thông tin hiện đại để nắm bắt giá cả hàng ngày tại các thị trường xuất nhập khẩu trên thế giới .

Một trong những khó khăn của chương trình phát triển caMột trong những khó khăn của chương trình phát triển cao su của Hà Tĩnh cũng như cả nước là vấn đề cấp quyền sử dụng đất cho hộ nông dân, các chủ trang trại để làm cơ sở vay vốn phát triển cao su tiểu điền còn chậm, gây ảnh hưởng tới tiến độ phát triển cao su .Bên cạnh đó, thủ tục giao đất giữa các địa phương với các doanh nghiệp nhà nước còn chưa nhất quán dẫn đến hiện tượng các hộ nông dân bao

chiếm đất trống trọc xảy ra tương đối phổ biến ở một số vùng, gây khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp , các tổ chức mở rộng diện tích cao su.Giải pháp củao su của Hà Tĩnh cũng như cả nước là vấn đề cấp quyền sử dụng đất cho hộ nông dân, các chủ trang trại để làm cơ sở vay vốn phát triển cao su tiểu điền còn chậm, gây ảnh hưởng tới tiến độ phát triển cao su .Bên cạnh đó, thủ tục giao đất giữa các địa phương với các doanh nghiệp nhà nước còn chưa nhất quán dẫn đến hiện tượng các hộ nông dân bao chiếm đất trống trọc xảy ra tương đối phổ biến ở một số vùng, gây khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp , các tổ chức mở rộng diện tích cao su.Giải pháp của vấn đề này là:

-Địa phương đẩy nhanh tốc độ cấp sổ đỏ cho hộ nông dân

-Có chính sách tạo điều kiện cho các chủ trang trại có quyền sử dụng đất theo Luật đất đai để hộ nông dân và chủ trang trại có cơ sở pháp lý để vay vốn trồng cao su.

-Có chính sách khuyến khích về lãi suất ngân hàng , thuế đất , thuế vốn ..đối với doanh nghiệp và các chủ đầu tư phát triển cao su vì đất mở rộng diện tích cao su hiện nay chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng khó khăn

1.4.Giải pháp về tổ chức và quản lý sản xuất:

Để đạt được hiệu quả sản xuất cao hơn , công ty cũng cần tiến hành hoàn thiện hơn nữa các mô hình tổ chức quản lý sản xuất cao su .

Công ty là các chủ thể độc lập được quyền quyết định kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Để giải quyết được vấn đề , cần tăng cường thêm một số chức năng về tổ chức kinh doanh ở công ty , đồng thời đẩy nhanh cổ phần hoá doanh nghiệp , lúc đó công ty có trách nhiệm quản lý phần vốn góp , sử dụng hiệu quả cổ tức thu được để không làm giảm vốn , việc đầu tư không chỉ dừng lại ở đầu tư cho cây cao su mà doanh nghiệp sẽ mở rộng đầu tư vào những ngành có liên quan hoặc cho hiệu quả cao.tận dụng lợi thế sẵn co của doanh nghiệp.

Trong tương lai , các tiểu điền và trang trại trong xu thế chung sẽ hình thành các hợp tác xã hoặc các hiệp hội để tự bảo vệ quyền lợi của mình trước doanh nghiệp , nhưng trước mắt các doanh nghiệp địa phương và đơn vị cơ sở sẽ là động lực thúc đẩy phát triển chính và khi có chủ trương , cơ chế cho phép, các doanh nghiệp có thể bỏ vốn để cao su tiểu điền phát triển. Từ những nhận định trên , việc giữ nguyên hình thức phát triển đại điền như hiện tại , trước mắt sẽ có hiệu quả hơn; đối với công ty mới thành lập , tuỳ theo quy hoạch về đất đai của địa phương sẽ có một cơ cấu quy mô hợp lý cho từng doanh nghiệp. Công ty cao su Hà Tĩnh sẽ không phát triển với quy mô quá lớn nhưng phải vừa đủ lớn

để bảo đảm nguồn nguyên liệu cho nhà máy chế biến ở quy mô có hiệu quả (Quy mô này tối thiểu là 3 nghìn ha ở những công ty nhỏ và không vượt quá 10 nghìn ha ở khu vực Tây nguyên.và Trung Bộ)

Bên cạnh đó , cũng cần thiết phải hoàn thiện việc khoán vườn cây cao su : có những phương án khoán trên từng loại vườn cây cụ thể như: khoán vườn cây trồng lại trên đất thanh lý , khoán vườn cây kiến thiết cơ bản hiện có, khoán vườn cây khai thác.Hình thức giao khoán sẽ giúp người lao động gắn bó với vừon cây của mình hơn từ đó vườn cao su sẽ được chăm sóc tốt hơn góp phần nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm mũ cao su

1.5.Giải pháp về đầu tư:

Để đạt được mục tiêu sản xuất,xuất khẩu đã đề Công ty cần có chính sách đầu tư hợp lý vào tất cả các khâu trong quá trình sản xuất , chế biến nông sản . Vốn để thực hiện chiến lược đầu tư có thể được huy động từ nhiều nguồn như:

-Tạo vốn và thu hút đầu tư trong nước , trong đó huy động vốn tự có của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế , huy động vốn nhàn rỗi trong dân để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng , sản xuất , chế biến ..Cụ thể là tiến hành thu hút cổ phần cho các dự án công nghiệp có hiệu quả bằng cách thông qua công ty tài chính cao su phát hành trái phiếu công trình .

-Vay vốn tín dụng nhà nước thông qua hệ thống ngân hàng phát triển nông thôn và ngân hàng thương mại.

-Huy động vốn nước ngoài và tham gia hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh doanh . Theo thoả thuận giữa Tổng công ty cao su và quỹ ADF về dự án phát triển cao su ở các công ty cao su , phía ADF sẽ tài trợ cho dự án với tổng mức vốn khoảng 38 triệu USD với lãi suất thấp cho trồng mới 26 000 ha và chăm sóc các vườn cây hiện có. Tổng công ty sẽ tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo để có thể tiếp nhận nguồn vốn này trong năm 2001.

Tuy vậy, trước hết cần xây dựng được định hướng đúng đắn và phù hợp xuất phát từ thực trạng của nền nông nghiệp nước ta , tránh đầu tư dàn trải gây lãng phí . Trong thời gian tới , đầu tư phát triển sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông sản nên chú trọng vào các khâu sau:

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn (như thuỷ lợi , điện lực , đường giao thông nông thôn , hệ thống dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp ..) nhằm tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hoá nông thôn và thu hút vốn đầu tư nước ngoài

- Đầu tư xây dựng hệ thống các nhà máy , cơ sở chế biến cao su với trang thiết bị hiện đại và đồng bộ nhằm tạo ra sự đa dạng về chủng loại cũng như cải thiện chất lượng cao su xuất khẩu. Từ đó tăng hàm lượng sản phẩm đã qua chế biến trong cơ cấu xuất khẩu cao su và nâng cao được hiêụ quả kinh doanh.

- Đầu tư xây dựng dịch vụ thị trường từ khâu thu mua , vận chuyển bảo quản cao su nguyên liệu đến khâu nghiên cứu , tiếp cận và thâm nhập các thị trường xuất khẩu tiềm năng.

- Đầu tư đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học nông nghiệp nhằm cải thiện được năng suất và chất lượng , tạo ưu thế cho hàng cao su xuất khẩu của Việt nam khi thâm nhập thị trường thế giới.

- Đầu tư cho công tác phát triển nguồn nhân lực , nhằm xây dựng được đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý sản xuất kinh doanh có trình độ để đưa nền nông nghiệp của ta bắt kịp nhịp phát triển của các nền nông nghiệp trên thế giới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.Về phía Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng mủ cao su ở Công ty cao su Hà Tĩnh.docx (Trang 47 - 53)