Đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển khoa học công nghệ nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu.DOC (Trang 49 - 57)

II. Thực trạng phát triển khoa học công nghệ Việt Nam.

3.Đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam.

Đào tạo nguồn nhân lực KHCN.

Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ tiềm năng của việt nam ngày càng lớn mạnh về số lượng và chất lượng

Các lực lượng tham gia hoạt động KHCN gồm 5 thành phần: - Cán bộ nghiên cứu trong viện, trường Đại Học.

- Cán bộ kỹ thuật, công nghệ làm trong các các doanh nghiệp - Cá nhân thuộc mọi tầng lớp xã hội thích khoa học kỹ thuật, có sáng kiến, ứng dụng vào đời sống.

- Tri thức người Việt Nam ở nước ngoài và các chuyên gia nước ngoài làm việc ở Việt Nam.

Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ của Việt Nam đã được nâng lên qua việc đào tạo và đào tạo lại, tiếp xúc với những công nghệ tiên tiến, hiện đại trong khu vực, có đủ trình độ để tiếp thu và nâng cao năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ của đất nước. Theo số liệu thống kê của cơ quan quản lý nguồn nhân lực (Bộ KH&CN) và Bộ GD&ĐT (tháng 06 năm 2008) hiện cả nước có khoảng 2,6 triệu người có trình độ đại học trở lên, trong đó có khoảng 34.000 thạc sỹ, tiến sỹ, số lượng người làm trong các tổ chức KH&CN gần 53.000 người và cả nước có tới 1.295 tổ chức KH&CN hoạt động trên 60 lĩnh vực với trên 125 ngành nghề, gần 80 chuyên ngành khác nhau.

Đào tạo sau Đại học:

Bảng 3: Đào tạo sau đại học giai đoạn 2002 – 2007 (người)

Hệ đào tạo 2002 2003 2004 2005 2006 2007 1. Tiến sĩ 2. Thạc sĩ 3. Chuyên khoa I 4. Chuyên khoa II 5. Tổng 335 3.097 512 105 4.049 336 3.409 991 89 4.820 337 4.359 916 42 5.654 359 5.421 1.484 242 7.506 369 6.325 1.578 240 8.143 375 6.920 1.642 255 8.817

Đào tạo Đại học, cao đẳng.

Bảng 4: Đào tạo đại học, cao đẳng theo hệ đào tạo trong giai đoạn 2002 – 2007(người) Hình thức Đào tạo 2002 2003 2004 2005 2006 2 A. Đại học 1.Hệ chính quy 2. Hệ tại chức và các hệ khác B. Cao đẳng. 1.Hệ chính quy 2. Hệ khác 121.801 47.133 113.63 69.512 44.321 50.197 42.024 8.173 110.140 68.528 41.612 55.62 44.704 10.858 134.508 69.757 64.751 61.125 43.094 18.031 156.936 79.294 77.642 67.927 49.493 18.434 175.478 88.135 87.343 71.912 52.565 19.347 Tổng 168.934 163.960 165.702 195.633 210.944 247.390

Kinh phí đầu tư cho KHCN

Kinh phí cho Khoa học công nghệ:

- Chi đầu tư phát triển: Trong những năm qua vốn đầu tư phát triển cho KH&CN được tập trung đầu tư vào các nội dung chủ yếu:

• Xây dựng mới hoặc cải tạo cơ sở hạ tầng các tổ chức KH&CN

• Đầu tư chiều sâu (trang thiết bị nghiên cứu) cho các tổ chức KH&CN.

• Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm.

- Chi sự nghiệp khoa học: Chủ yếu tập trung vào đầu tư: • Hoạt động KH&CN ở các tỉnh, thành phố.

• Triển khai các nhiện vụ KH&CN trọng điểm.

Bảng 5: Tỷ trọng chi đầu tư phát triển và chi sự nghiệp KH&CN từ NSNN (%).

Cơ cấu đầu tư cho KH&CN:

Đầu tư cho hoạt động công nghệ ở các địa phương trong 5 năm qua chiếm khoảng 31% tổng đầu tư cho KH&CN từ NSNN. Hoạt động KH&CN ở các bộ, ngành được đầu tư trên 56% tổng đầu tư cho

KH&CN từ NSNN. Các nhiệm vụ KH&CN trọng điểm được đầu tư khoảng 13% trong tổng đầu tư cho KH&CN từ NSNN.

Bảng 6: Cơ cấu đầu tư cho KH&CN.

STT Nội dung Tỷ lệ %

1 Kinh phí cho hoạt động KH&CN ở tỉnh, thành phố. 31 2 Kinh phí cho hoạt động KH&CN ở bộ, ngành 56 3 Kinh phí cho các nhiệm vụ KH&CN trọng điểm 13

4 Tổng 100 Nội dung 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Chi ĐTPT 31,1 5,7 36,7 38,4 41 43 45,5 Chi SNKH 68,9 64,3 63,3 61,6 59 57 55,5

Biểu đồ 4: Cở cấu đầu tư cho KH&CN từ NSNN .

Kinh phí cho hoạt động KH&CN ở bộ , ngành

Kinh phí cho hoạt động KH&CN ở bộ, ngành Kinh phí cho các nhiệm vụ KH&CN trọng điểm

Trong những năm qua lĩnh vực khoa học công nghệ được chú trọng, vốn đầu tư liên tục tăng trong các năm. Giai đoạn 2001 – 2005, tổng vốn đầu tư cho khoa học công nghệ, điều tra cơ bản và môi trường là 16,1 nghìn tỷ đồng, đạt 2% tổng chi Ngân sách nhà nước tương đương với 0,52% GDP. Giai đoạn tiếp theo 2006 – 2010, tổng vốn đầu tư dự kiến tăng lên đạt 37,4 nghìn tỷ đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 5: Vốn đầu tư trong lĩnh vực KHCN, điều tra cơ bản và môi trường giai đoạn 2001 – 2010.

2.2 2.6 3.2 3.9 4.2 3.9 4.2 5.3 6.3 7.4 8.7 9.7 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Chi ngân sách cho sự nghiệp KHCN tăng về số tuyệt đối nhưng về tương đối tỷ lệ chi trong tổng ngân sách không ổn định. Nguồn ngân

sách đã ít lại được phân bổ vẫn theo cơ chế cấp phát, dàn trải và tài trợ chưa có mục tiêu, tiêu chí rõ ràng, chưa đạt yêu cầu rõ ràng về số lượng và chất lượng của từng sản phẩm KHCN cụ thể đối với từng tổ chức sử dụng ngân sách. Cơ chế phân bổ ngân sách vẫn dựa vào các tiêu chí đầu vào như nhu cầu chi thường xuyên, dự toán đầu tư cơ bản hàng năm … Trên thế giới hiện nay cách thức này đang dần được xóa bỏ và thay vào đó là phân bổ ngân sách và quản lý dựa vào kết quả đầu ra

4.Tiềm năng khoa học công nghệ của Việt Nam.

Khoa học và công nghệ nước ta chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, đội ngũ chưa đáp ứng tốt yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chưa trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và khắc phục được tình trạng tụt hậu so với một số nước trong khu vực. Chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ nhìn chung còn thấp, thiếu những cán bộ, chuyên gia giỏi đầu đàn trong nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ, đủ sức đảm nhiệm các nhiệm vụ tầm cỡ quốc tế, có đóng góp tầm cỡ quốc tế, có đóng góp đột phá đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước. Chính sách đãi ngộ, sử dụng chưa thu hút được nhiều và sử dụng tốt cán bộ trẻ đã được đào tạo có trình độ cao về làm việc tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực

5.Đánh giá chung về tình hình phát triển KHCN của Việt Nam hiện nay.

4.1 Thành tựu.

Trong 5 năm gần đây hoạt động KH&CN có nhiều khởi sắc, đóng góp nhiều cho sự phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy năng suất, chất lượng của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ; nâng cao sức cạnh tranh của các ngành, các lĩnh vực, doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

Nhờ việc ứng dụng, làm chủ và đổi mới công nghệ, kinh tế nước ta đã phát triển ổn định ở mức cao, một số ngành đã tăng trưởng nhanh và có nhiều sản phẩm xuất khẩu chiếm lĩnh thứ hạng cao của thế giới như: gạo, cá phê, thuỷ hải sản, hàng may mặc, da giày, phần mềm, dầu khí…Đặc biệt trong một số lĩnh vực công nghiệp như điện tử, đóng tàu, xây dựng cầu đường, sản xuất xi măng, xây dựng nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện. Lực lượng KH&CN đã nhanh chóng tiếp thu, làm chủ được công nghệ mới, tiên tiến. Tiềm lực KHCN của đất nước đã có những bước phát triển mới. Mặc dù tổng mức đầu tư cho KHCN còn hạn chế, tổ chức KHCN, các cán bộ khoa học của Việt Nam trong một số lĩnh vực đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, tiếp cận được trình độ

KH&CN tiên tiến, hiện đại của khu vực và thế giới: Việt Nam là một trong số ít nước ở châu Á nghiên cứu, sản xuất thành công văc – xin phòng dịch cúm gia cầm; ứng dụng kỹ thuật ghép tạng, ghép gan và mổ nội soi cho người bệnh đạt trình độ tương đương với các nước phát triển; tạo giống cây trồng và vật nuôi mới (lúa, ngô, thuỷ sản) có năng suất cao, chất lượng tốt, góp phần bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu; nghiên cứu chế tạo hệ thống xi – lanh thuỷ lực tải trọng lớn đến 400 tấn có tính năng kỹ thuật tương đương hàng ngoại nhập với giá thành chỉ bằng 25 – 30% và rút ngắn được 2 năm thời gian thi công nhà máy thuỷ điện Sơn La.

Bộ KH&CN đã quyết liệt đổi mới tư duy và hành động, hoàn thiện cơ bản môi trường pháp lý cho KH&CN; xây dựng nhiều cơ chế, chính sách mang tính đột phá trong hoạch định chiến lược và đổi mới KH&CN, đặc là trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm tối đa cho các tổ chức KH&CN và hình thành lực lượng doanh nghiệp KH&CN vào

phục vụ doanh nghiệp với tư duy coi doanh nghiệp là chủ thể trung tâm của đổi mới công nghệ

Xung quanh việc hình thành thị trường công nghệ và việc hàng loạt chợ Công nghệ và Thiết bị được tổ chức trong thời gian qua. Kết quả tổng hợp chỉ riêng 3 kỳ Techmart quốc gia 2003, 2005, 2007; đã có 6.200 sản phẩm công nghệ và thiết bị được chào bán, 2.713 hợp đồng chuyển giao công nghệ và biên bản ghi nhớ đã được ký kết với tổng kinh phí hơn 3.300 tỷ đồng. Đồng thời tổ chức thành công trên 20 chợ Công nghệ và Thiết bị khu vực với các hợp đồng chuyển giao trị giá trên 1.700 tỷ đồng.

4.2 Tồn tại

Bên cạnh những thành tựu trên còn nhiều mặt tồn tại cần được khắc phục như cơ chế chính sách đã ban hành còn chậm đi vào cuộc sống; hiệu quả của công tác nghiên cứu chưa được nâng cao rõ rệt; chưa có giải pháp đủ mạnh để huy động mọi thành phần kinh tế (nhất là doanh nghiệp) đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới công nghệ; chưa có chính sách cụ thể để sử dụng, trọng dụng của bộ KH&CN.

Trình độ khoa học công nghệ nước ta còn quá thấp so với các nước xung quanh, bất cập so với yêu cầu của công cuộc CNH, HĐH đất nước, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội còn không nhỏ. Lực lượng cán bộ nghiên cứu khoa học đông nhưng không mạnh, ít có những công trình nghiên cứu lớn. và phần lớn những công nghệ tiên tiến và hiện đại đều nhập khẩu từ bên ngoài, khả năng tự tạo ra công nghệ trong nước còn bị hạn chế.

Đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học còn hạn chế về trình độ, bất hợp lý về cơ cấu; thiếu cán bộ đầu ngành và các tập thể KH&CN mạnh.

Quyền sở hữu trí tuệ chưa được coi trọng đúng mức và còn bị xâm phạm.

Chất lượng nghiên cứu khoa học nói chung còn thấp, hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ chưa gắn kết chặt chẽ với thực tiễn và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển về quy mô, trình độ và chiều sâu nên chất lượng nghiên cứu khoa học và hiệu quả kinh tế còn thấp.

Các cơ chế quản lý KH&CN tuy có được đổi mới, song còn chậm và mang nặng tính bao cấp. Cơ chế tài chính trong hoạt động khoa học vẫn mang tính hành chính, bao cấp chưa phù hợp với đặc thù KH&CN trong điều kiện kinh tế thị trường, trong nhiều trường hợp làm triệt tiêu tính năng động và sáng tạo trong hoạt động KH&CN. Sự gắn kết giữa khoa học với đào tạo và sản xuất chưa được cải thiện đáng kể.

Thị trường KHCN chậm được hình thành. Đầu tư cho KHCN còn phân tán, hiệu quả thấp. Nhiệm vụ đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong thực tế triển khai còn chậm. Điều kiện để thực hiện mục tiêu phát huy nội lực về KH&CN đã được cải thiện nhưng còn nhiều bất cập. Và cũng như giáo dục và đào tạo, bước tiến về KH&CN còn rất chậm so với yêu cầu phát triển đất nước và khắc phục sự tụt hậu với quốc tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển khoa học công nghệ nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu.DOC (Trang 49 - 57)