Đánh giá bằng các chỉ tiêu vi mô

Một phần của tài liệu Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố hồ chí minh Vấn đề và giải pháp.pdf (Trang 34 - 36)

Việc các dự án bị kéo dài thời gian như các ví dụ nêu trên đã gây ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, đời sống người dân. Hiện nay khi điều tra, giám sát các vi phạm như trên, các cơ quan thanh tra chỉ mới tính toán các tổn thất tài chính chứ chưa tính toán các tổn thất xã hội đo đạc thành tiền. Nếu những tốn thất này được lượng hóa một cách đầy

đủ thì sẽ thành những số tiền rất lớn.

Hiện nay, các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách đều chưa tính toán định lượng được lợi ích đem lại cho xã hội. Do vậy, việc phân tích hiệu quả đầu tư

bằng các chỉ tiêu vi mô (NPV, IRR, B/C) đối với các dự án cụ thể, những trường hợp sai phạm như các ví dụ nêu trên chưa đủ cơ sở để thực hiện. Nên tác giả luận văn đưa ra một ví dụ mang tính giả định nhằm thực hiện tính toán các chỉ tiêu này, để minh họa tổn thất đối với xã hội khi một dự án đầu tư bị

kéo dài thời gian.

Địa phương A dự định mở rộng một tuyến đường. Ước tính ban đầu, việc mở rộng tuyến đường sẽ làm tăng được lưu lượng xe lưu thông, giảm bớt thời gian kẹt xe, lượng hàng hóa vận chuyển nhiều hơn, đem lại lợi ích cho xã hội mỗi năm thêm 50 tỷ đồng (lợi ích này bao gồm luôn cả tác động lan tỏa

30

do giao thông thuận tiện đến các lĩnh vực khác trong nền kinh tế của khu vực). Các khoản chi phí bao gồm: chi phí chuẩn bị dự án khoảng 10 tỷđồng; chi phí đền bù giải tỏa mặt bằng ước lượng ban đầu khoảng 100 tỷđồng; chi phí thi công công trình khoảng 200 tỷ đồng. Trong quá trình thi công sẽ phải hạn chế lượng xe qua lại trên con đường, dẫn đến thiệt hại cho xã hội khoảng 10 tỷ đồng/năm. Thời gian thi công cả công trình là khoảng 2 năm. Các số

liệu ước lượng về lợi ích và chi phí của công trình đã loại bỏ yếu tố trượt giá. Suất chiết khấu được áp dụng cho dự án là 10%/năm, tương đương với lãi suất thực khi vay ngân hàng. Với những dự tính này, thông qua tính toán, giá trị NPV là 52,95 tỷđồng, cho thấy đây là 1 dự án mang lại lợi ích lớn cho xã hội.1

Tuy nhiên, trong quá trình thi công thực tế, khâu giải tỏa lại bị kéo dài do không có sẵn đất và nhà tái định cư nên một số hộ dân không thể dời đi nơi khác. Vì vậy các đơn vị thi công phải làm các văn bản hỏi các sở−ngành liên quan, tổ chức nhiều cuộc họp để mổ xẻ vấn đề, đưa ra hướng giải quyết làm cho quá trình thi công bị kéo dài. Ba năm sau, khu tái định cư mới được xây dựng xong nhờ có văn bản của Trung ương bắt buộc đơn vị đang quản lý khu

đất tái định cư này phải bàn giao đất, vào thời điểm này thì mặt bằng giá đền bù giải tỏa lại tăng lên2, làm chi phí đền bù phải tăng thêm 50 tỷ đồng thành 150 tỷ đồng. Sau đó 1 năm nữa thì quá trình thi công mới hoàn tất, đưa vào sử dụng. Đồng thời do việc thi công bị kéo dài, giá vật tư xây dựng tăng nên chi phí đầu tư xây dựng cũng tăng thêm 60 tỷ đồng thành 260 tỷđồng. Theo những thông tin này, ta tính được giá trị NPV của dự án là -131,7 tỷ đồng3.

Điều này cho thấy do các vướng mắc đã nêu trên, một dự án lẽ ra mang lại lợi

1 Chi tiết tính toán được nêu trong phần Phụ lục

2 Mặt bằng giá đền bù áp dụng cho các tuyến đường, khu vực được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt và thay đổi sau một số năm dựa trên mặt bằng giá thị trường làm cơ sở tham khảo.

31

ích ròng đã trở thành dự án lỗ. Chi phí chung toàn xã hội bỏ ra lớn hơn lợi ích xã hội thu được.

Bảng 2.4 So sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án mở rộng đường trong 2 trường hợp

Chỉ tiêu Trường hợp triển khai thuận lợi Mốc so sánh Trường hợp bị kéo dài NPV (tỷ đồng) 52,95 > 0 > -131,7 B/C 119,7% > 100% > 55,5% IRR (%) 12,7% > Suất chiết khấu > 4% Nguồn: Tính toán của tác giả

Bảng so sánh trên cho thấy, xét trên các chỉ tiêu NPV, B/C và IRR, hiệu quả đầu tư của dự án công đều giảm đi khi dự án bị mắc phải kéo dài thời gian, tăng kinh phí đầu tư…

Thông qua các tính toán, bằng những con số cụ thể cho 1 trường hợp giả định cho thấy đối với hàng loạt các trường hợp khác của các dự án đã và

đang thực hiện, thực tế xã hội ta đã bị mất mát rất lớn. Đây là những con số

mà trong các bản báo cáo hiện nay phần lớn đều không nêu ra, hoặc được tính toán một cách chưa đầy đủ.

Một phần của tài liệu Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố hồ chí minh Vấn đề và giải pháp.pdf (Trang 34 - 36)