Ptramesco xác định cho mình một mục tiêu phấn đấu trước mắt và lâu dài là từng bước phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh; tạo lập, củng cố uy tín và sức cạnh tranh trên thị trường để giữ được nhịp độ tăng trưởng ổn định qua các năm và kinh doanh có lãi; giữ cho giá trị cổ phiếu Công ty không bị sụt giảm với mức cổ tức không thấp hơn lãi suất Ngân hàng trong cùng thời kì; tăng cường tích lũy phát triển Công ty để đến năm 2015 có quy mô vốn kinh doanh vào khoảng 100 - 150 tỷ đồng đủ để cạnh tranh được trên thị trường một số vật tư kim khí đặc thù và giữ vị trí trung tâm trong sản xuất, kinh doanh xuất - nhập khẩu một số mặt hàng kim khí chủ lực trên địa bàn.
II. Giải pháp:
1. Hoàn thiện hình thức trả lương thời gian:
1.1. Hoàn thiện phương pháp tính lương thời gian:
Hiện nay, hình thức trả lương theo thời gian mà công ty đang thực hiện cần phải thay đổi theo các hướng sau:
- Hoàn thiện trình tự tiến hành trả lương, bao gồm các bước:
+ Đánh giá công việc: đánh giá giá trị công việc rồi sắp xếp theo 1 thứ tự từ cao xuống thấp hoặc ngược lại.
+ Thiết kế thang bảng lương: trong đó phải chỉ rõ: Hệ số lương chức vụ; hệ số phụ cấp và Mức lương giờ của lao động quản lý và nhân viên văn phòng.
+ Mức phụ cấp: Quy định hợp lý tiền phụ cấp cảu ban lãnh đọa, tiền lương làm thêm giờ, tiền làm ca đêm…
- Hình thức lương thời gian chỉ nên áp dụng cho cán bộ quản lý và nhân viên thuộc khối văn phòng. Chuyển lao động thuộc bộ phận lái phụ cẩu và công nhân trực tiếp sản xuất
hưởng lương khoán nhằm khắc phục những nhược điểm còn tồn tại trong hình thức trả lương thời gian.
3.2. Một số giải pháp hỗ trợ:
Hình thức trả lương thời gian có một nhược điểm lớn nhất đó là không gắn tiền lương với kết quả lao động của họ. Do đó, song song với việc hoàn thiện quy trình tính lương thời gian, công ty có thể thực hiện đồng thời các giải pháp sau:
- Thực hiện phân tích công việc: + Bản mô tả công việc
+ Bản yêu cầu của công việc với người thực hiện + Bản đánh giá thực hiện công việc
- Đánh giá thực hiện công việc:
+ Xây dựng thang bảng điểm để đánh giá theo loại A, B, C.
+ Mẫu đánh giá có dạng như sau:
Bảng 15: Mẫu phiếu đánh giá thực hiện công việc
Tên đối tượng đánh giá:………..Bộ phận: ………. Người đánh giá:………...Ngày đánh giá: ………….. Giai đoạn đánh giá: Từ………..đến ………
Các tiêu thức đánh giá Dưới TB TB Khá Giỏi
1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm
1. Khối lượng công việc 2. Chất lượng công việc 3. Tính tin cậy
4. Sáng kiến 5. Tính thích nghi 6. Tinh thần hợp tác 7. Thái độ làm việc
- Định biên và bố trí lại lao động:
+ Xác định đủ số lao động cần thiết cho từng bộ phận, đảm bảo sử dụng mọi người lao động có hiệu quả.
+ Xem xét thực trạng bộ máy quản lý, phát hiện những tồn tại trong phân công lao động rồi tiến hành bố trí lại cho hợp lý.
- Biện pháp hoàn thiện điểm chia lương:
+ Điểm chia lương được tính căn cứ vào: số ngày công làm việc thực tế; hệ số phân hạng thành tích và điểm chức danh (phụ thuộc vào bình bầu của tập thể)
+ Ngoài tiêu thức định tính (không lượng hóa được), công ty có thể có quy định: VD: Loại A: Điểm thực hiện công việc là từ 25 – 35 điểm
Loại B: Điểm thực hiện công việc là từ 20 – 25 điểm Loại C: Điểm thực hiện công việc < 20 điểm
2. Hoàn thiện hình thức trả lương khoán: 2.1. Hoàn thiện phương pháp tính lương khoán: 2.1. Hoàn thiện phương pháp tính lương khoán:
- Điều kiện hưởng lương khoán:
+ Công nhân sản xuất trực tiếp và bộ phận lái phụ cẩu;
+ Công nhân không vi phạm quy chế, nội quy và kỉ luật lao động… - Nguyên tắc khoán:
+ Đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động + Lương đảm bảo tối thiểu
+ Khi huy động làm thêm giờ, công nhân phải được thanh toán tiền lương
+ Những người đóng góp nhiều và trách nhiệm cao thì được hưởng mức lương cao - Hình thức lương khoán: Chia theo 2 chỉ tiêu:
+ Theo thời gian: Mức 1: Ngày công làm việc thực tế trong tháng >= 26 ngày Mức 2: Ngày công làm việc thực tế trong tháng >= 20 ngày Mức 3: Ngày công làm việc thực tế trong tháng >= 15ngày
+ Mức độ hoàn thành công việc được giao: Mức 1, 2, 3… - Cách tính lương khoán:
2.2. Một số giải pháp hỗ trợ:
- Hoàn thiện công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc - Hoàn thiện công tác nghiệm thu sản phẩm
3. Hoàn thiện công tác định mức lao động trong các phân xưởng:
Hiện nay, tại công ty không có quy định cụ thể nào về mức lao động sử dụng cũng như căn cứ, cơ sở thực hiện mức lao động. Mặt khác, công ty chưa có đội ngũ cán bộ làm công tác định mức khoa học, chính vì công tác định mức lao động không được thực hiện một cách khoa học và bài bản. Trong khi đó, công tác định mức lao động khoa học lại có mối quan hệ chặt chẽ và là điều kiện quan trọng để thực hiện trả công một cách công bằng và hợp lý. Do đó, việc hoàn thiện công tác định mức lao động tại công ty Ptramesco là rất cần thiết.
Xây dựng quy trình thực hiện công tác định mức lao động khoa học như sau:
Bước 1: Phân chia quá trình sản xuất thành các công đoạn và xác định cấp bậc công việc tương ứng
Công việc này sẽ do phòng kĩ thuật sản xuất và phòng tổ chức của công ty cùng đảm trách. Cụ thể, sau khi nhận được bản vẽ kĩ thuật các sản phẩm, phòng kĩ thuật sản xuất sẽ phân chia quá trình sản xuất thành những công đoạn khác nhau, sao cho hợp lý và
đảm bảo tiết kiệm nguyên vật liệu, chất lượng sản phẩm. Trên cơ sở đó, phòng kĩ thuật sẽ quy định đối với mỗi công đoạn sản xuất sẽ sử dụng những loại nguyên vật liệu nào, với số lượng và khối lượng bao nhiêu, thời gian thực hiện, số công nhân và cấp bậc tương ứng để đáp ứng yêu cầu của quá trình sản xuất…Sau đó, phòng kĩ thuật sản xuất sẽ kiểm tra lại một lần nữa rồi chuyển lên phòng tổ chức lao động để kiểm duyệt.
Bước 2: Thực hiện công tác chuẩn bị và tiến hành xác định mức
Công ty sẽ thành lập ban ban định mức lao động bao gồm những người có chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác định mức lên kế hoạch, phương pháp, thời gian, các dụng cụ cần thiết phục vụ cho công tác định mức lao động.
Mức lao động sau khi được tính toán, đo đạc sẽ đem ra áp dụng tại phân xưởng. Cán bộ làm công tác định mức sẽ theo dõi và dựa trên tình hình thực tế để đưa ra điều chỉnh cho phù hợp.
Bước 4: Xác định đơn giá tiền lương
Mức sau khi được thẩm định và điều chỉnh sẽ là cơ sở cho việc tính lương. Đơn giá tiền lương cho từng công đoạn sản xuất:
ĐGi = TLCBCV x Mtgi
Trong đó: ĐGi: Đơn giá tiền lương cho 1 đơn vị sản phẩm
TLCBCV: Tiền lương ngày công ứng với cấp bậc công việc
Mtgi: Mức thời gian để sản xuất 1 sản phẩm i (đơn vị: ngày công)
Bước 5: Trình lên ban lãnh đạo phê duyệt
Nếu Ban lãnh đạo thấy điểm nào chưa hợp lý thì phòng kĩ thuật sản xuất sẽ phải điều chỉnh lại. Chỉ khi nào ban lãnh đạo phê duyệt thì mức lao động mới được đưa vào sản xuất.
3.1. Hoàn thiện phương pháp phân tích khảo sát:
Phương pháp phân tích khảo sát mà công ty có thể sử dụng như chụp ảnh cá nhân ngày làm việc, bấm giờ bước công việc…Song kết hợp giữa hai phương pháp này để phân tích khảo sát mức lao động là tối ưu nhất, bởi các lí do sau:
• Thông qua quá trình chụp ảnh cá nhân ngày làm việc, người sử dụng có thể nghiên cứu tình hình sử dụng thời gian làm việc, phát hiện những lãng phí trong sử dụng thời gian của công nhân, từ đó tìm ra nguyên nhân gây hạn chế và đưa ra giải pháp loại trừ.
• Thông qua bấm giờ công việc, xác định từng loại thời gian hao phí trong quá trình thực hiện công việc của người lao động như thời gian chuẩn kết (CK), thời gian lãng phí (LP), thời gian phục vụ (PV), thời gian vì nhu cầu cần thiết (NC). Từ đó tổng hợp thời gian tác nghiệp ca. Như vậy, có thể phát hiện những thời gian hao phí không trông thấy, thúc đẩy cải tiến phương thức lao động và phương thức sản xuất. Trên cơ sở đó, xác định thời gian tác nghiệp sản phẩm và mức sản lượng:
TTNca