Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà hàng

Một phần của tài liệu đánh giá chung về công tác kinh doanh của nhà hàng an đông.doc (Trang 41 - 44)

IV. CÁC HÌNH THỨC PHỤC VỤ KHÁCH TRONG THỜI GIAN LƯU

2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà hàng

Nhà hàng nằm trên một vị trí rất thuận lợi, với địa thế thuận lợi đó nhà hàng đã được xây dựng trên khu đất rộng 400m2 thoáng mát với một khói nhà 9 tầng.

+ Tầng 1 : Bãi đỗ xe có khả năng chứa rất lớn và rất an toàn cho quý khách để ăn uống ở nhà hàng.

+ Tầng 2 : Là quầy lễ tân, phòng kế toán.

+ Tầng 3 : Có phòng ăn riêng lẻ của quý khách cũng là tầng phục vụ hàng ngày. Đặc biệt cũng là tầng duy nhất của nhà hàng từ 18 giờ đến 21 giờ. Hàng ngày ở đây có ca múa nhạc và biểu diễn thời trang. Quý khách có thể vừa thưởng thức các món ăn ẩm thực Việt Nam và ca múa nhạc và những vũ điệu bốc lửa, các vũ điệu biểu diễn.

+Tầng 4: Là tầng chuyên phục vụ các đám cưới.

+ Tầng 5: Là tầng bếp, ở đây là nơi chế biến các sản phẩm đặc biệt của nhà hàng.

+ Tầng 6: Hội trường chuyên phục vụ các hội nghị, hội thảo của nhà hàng. + Tầng 7: Là tầng chuyên phục vụ hát karaoke.

+ Tầng 8: là các phòng VIP, từ phòng VIP 1 đến VIP 5. + Tầng 9: Từ VIP 6 đến VIP 8.

- Giám đốc : Là người điều hành nhà hàng giữ vai trò quan trọng trong việc điều hành hoạt động kinh doanh của nhà hàng, giám đốc là người quyết định mọi công việc của nhà hàng.

+ Đưa ra những quyết định hợp lý nhằm tạo điều kiện cho nhà hàng kinh doanh một cách có hiệu quả cao.

+ Tổ chức sắp xếp lao động kinh doanh của nhà hàng để kịp thời đưa ra những biện pháp quản lý đúng đắn hợp lý.

- Bộ phận lễ tân: Có nhiệm vụ đón tiếp khách giao và tiếp nhận mọi yêu cầu, phản ánh của khách thanh toán hóa đơn cho khách – là trung tâm nghiệp vụ của toàn bộ khách đến nhà hàng. Là đầu mối liên kết giữa khách trong suốt quá trình từ khi khách tới nhà hàng cho đến khi rời khỏi nhà hàng.

Lễ tân luôn có thái độ, nhiệt tình chu đáo, chủ động đón tiếp khách, thăm hỏi khách, hướng dẫn giúp đỡ khách tạo cho khách cảm giác thoải mái yên tâm khi đến nhà hàng.

- Bộ phận bếp là bộ phận chế biến các món ăn, kịp thời để đáp ứng nhu cầu của khách theo đúng quy trình, chất lượng và mỹ thuật phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của các món ăn cho khách hàng.

Bếp phải đảm bảo vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường trong toàn bộ khu vực bếp.

Tiếp thu lắng nghe mọi ý kiến của khách để rút ra được những bài học khắc phục, phục vụ khách một cách tốt nhất với bộ phận bếp.

- Bộ phận bàn : Có nhiệm vụ giới thiệu quảng cáo cho khách hàng các sản phẩm của nhà hàng để cung cấp đồ ăn thức uống, chuyển giao thức ăn, đồ uống từ bộ phận tới khách hàng, tổ chức và thực hiện đảm bảo phục vụ khách và các món ăn, đồ uống và dịch vụ chất lượng tốt phục vụ các bữa ăn chu đáo khi khách đến với nhà hàng một cách tận tình, ân cần, niềm nở.

- Bộ phận bê : Là bộ phận chuyên chuyển các đồ ăn từ bếp cho bàn và bàn chuyển cho khách.

- Bộ phận bảo vệ, sửa chữa: Chịu trách nhiệm đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự và đảm bảo CSVC, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của khách, lập phương án trình tự xử lý các tình huống xảy ra làm mất an ninh, an toàn trong nhà hàng.

- Phòng tài chính kế toán :

+ Làm công tác quản lý tài vụ, hạch toán, quản lý vật tư, quản lý thông tin kế toán của nhà hàng, kịp thời hạch toán chính xác và kiểm tra trình tự tài vụ và các hoạt động chính của nhà hàng, tăng cường hạch toán kinh tế, kiểm soát chi tiêu, tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm, tổng kết chi phí hạ giá thành sản phẩm, tổng kết kinh nghiệm, phát hiện vấn đề đề thúc đẩy nhà hàng quản lý.

Bảng số 1. Cơ cấu lao động tại nhà hàng.

STT Bộ phận Số lượng Tỷ lệ % 1 Tài chính kế toán 04 8% 2 Lễ tân 04 8% 3 Bàn 20 40% 4 Bếp 18 35% 5 Bê 10 18%

6 Bảo vệ, sửa chữa 10 18%

7 Quản lý 05 10% 8 Tạp vụ y tế 03 Bảng số 2. Trình độ lao động STT Trình độ Số lượng Tỷ lệ % 1 Đại học 20 30% 2 Trung học 38 40% 3 Sơ cấp 15 24% 4 Hết lớp 12 10 16%

* Ưu nhược điểm :

+ Ưu điểm: Nhìn vào bảng trình độ lao động, số lượng nhân viên và cán bộ quản lý trong % có trình độ và có nghiệp vụ chuyên môn cao.

Nhân viên của nhà hàng đều được học qua trường lớp, điều này khẳng định nhà hàng có thuận lợi trong quá trình hoạt động kinh doanh.

+ Nhược điểm:

Nhà hàng vẫn còn có nhân viên chỉ qua các lớp sơ cấp. Trình độ nhân viên qua đại học còn thấp và hạn chế.

Bảng số 3. Cơ cấu giới tính

STT Giới tính Số lượng Tỷ lệ %

1 Nhân viên nam 54 69%

2 Nhân viên nữ 26 31%

Tổng cộng

Nhìn vào bảng cơ cấu giới tính của nhà hàng, nhân viên nam có 54 người, nhân viên nữ là 26 người.

Tính trung bình lao động của nhà hàng ở độ tuổi từ 20 đến 30, từ 35 đến 60 tuổi.

Một phần của tài liệu đánh giá chung về công tác kinh doanh của nhà hàng an đông.doc (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w