Trách nhiệ m, thẩm quyền của Chánh Thanhtra xây dựng Thành phố,

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh công tác quản lý xây dựng đô thị trên địa bàn quận Hoàng Mai.DOC (Trang 30 - 34)

4. Quản lý trật tự xây dựng

4.4.3. Trách nhiệ m, thẩm quyền của Chánh Thanhtra xây dựng Thành phố,

chuyên trách quản lý trật tự xây dựng tại phường, xã, thị trấn.

1) Trách nhiệm: Thực hiện theo Quyết định số 125/2002/QĐ - UB ngày 20/9/2002 của UBND Thành phố về việc thí điểm thành lập lực lượng Thanh tra xây dựng Thành phố và bố trí cán bộ chuyên trách quản lý trật tự xây dựng ở phường, xã, thị trấn và Quyết định số 126/2002/QĐ - UB ngày 20/9/2002 của UBND Thành phố về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của

lực lượng Thanh tra xây dựng Thành phố và cán bộ chuyên trách quản lý trật tự xây dựng ở phường, xã, thị trấn.

2) Thẩm quyền:

a. Thanh tra viên Thanh tra xây dựng đang thi hành công vụ có quyền. a.1. Phạt cảnh cáo.

a.2. Phạt tiền đến 200.000 đồng

a.3. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng.

a.4. Buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc thôi tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.

b. Chánh Thanh tra xây dựng quận, huyện có quyền: b.1. Phạt cảnh cáo.

b.2.Phạt tiền đến 10.000.000 đồng

b.3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền.

b.4. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. b.5. Buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.

b.6. Ra quyết định cưỡng chế và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của Thanh tra viên thuộc Thanh tra xây dựng quận, huyện.

c. Chánh Than tra xây dựng Thành phố có quyền: c.1. Phạt cảnh cáo

c.2. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng

c.3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền.

c.4. Tịch thu tang vật, phương tiện ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.

c.6. Ra quyết định cưỡng chế và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của Thanh tra viên thuộc Thanh tra xây dựng Thành phố.

d. Chánh Thanh tra xây dựng Thành phố và quận huyện còn có thẩm quyền.

d.1. Kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý cán bộ công chức vi phạm trật tự xây dựng, xử lý cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng được giao.

d.2. Lập hồ sơ đề nghị cơ quan bảo vệ pháp luật truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hành vi vi phạm của chủ đầu tư có dấu hiệu cấu thành một tội phạm được quy định cụ thể tại Bộ luật hình sự năm 1999.

(Nguồn: Quy định về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội- Chương II : Trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng)

- Trách nhiệm của Sở xây dựng: Phối hợp với chính quyền địa phương, Thanh tra Xây dựng thực hiện thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất và xử lý các vi phạm trong việc thực hiện xây dựng theo GPXD do Sở xây dựng cấp.

- Trách nhiệm của UBND Quận, Huyện: Chịu trách nhiệm toàn diện về quản lý trật tự xây dựng đối với tất cả các công trình theo GPXD trên địa bàn quản lý (kể cả các công trình thuộc diện không phải xin GPXD).

Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan rà soát quy hoạch thuộc địa bàn Quận, Huyện quản lý, xác định vùng quy hoạch chưa có điều kiện triển khai thực hiện làm cơ sở cho việc cấp GPXD tạm.

Tổ chức, chỉ đạo các phòng chức năng, UBND các phường, xã, thị trấn phổ biến tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thực hiện

các quy định của Nhà nước và của Thành phố về cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng.

Có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành Thanh tra xây dựng quận, huyện, UBND phường, xã, thị trấn thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo thẩm quyền.

- Trách nhiệm của UBND phường, xã, thị trấn: Quản lý, theo dõi, kiểm tra phát hiện kịp thời, lập biên bản đình chỉ xây dựng có hiệu lực và ra quyết định thực hiện xử lý các hành vi vi phạm trật tự xây dựng theo thẩm quyền. Thông báo ngày cho cơ quan cấp phép xây dựng, thanh tra xây dựng để phối hợp xử lý khi phát hiện xây dựng sai với GPXD đã được cấp.

- Trách nhiệm của Sở, Ngành có liên quan:

+ Sở Nội vụ xem xét, đào tạo, bổ sung, kiện toàn, nâng cao năng lực cơ quan cấp phép và quản lý trật tự xây dựng

+ Sở Quy hoạch- Kiến trúc: Cung cấp hồ sơ quy hoạch chi tiết được duyệt, thiết kế các khu vực cho Sở xây dựng và cơ quan cấp phép xây dựng để quản lý; xác định, cung cấp mốc giới,chỉ giời đường đỏ, cốt cao độ cho các công trình cụ thể cho các chủ đầu tư và cơ quan cấp phép.

+ Sở Tài chính, Cục thuế: Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan cấp phép xây dựng về nghiệm vụ thu và sử dụng lệ phí, phí xây dựng.

+ Các Sở, Ngành khác: Phối hợp với cơ quan cấp phép xây dựng theo dõi kiểm tra quản lý quá trình thực hiện xây dựng theo các lĩnh vực có liên quan. Các đơn vị quản lý cung cấp điện, nước, dịch vụ kinh doanh khác khi nhận được thông báo của cơ quan cấp phép đối với các công trình xây dựng sai quy hoạch, xây dựng không có GPXD hoạch xây dựng không đúng GPXD được cấp thì phải dừng ngày việc cung cấp các dịch vụ nêu trên.

(Nguồn: Quyết định số 79/QĐ-UBND v/v ban hành cấp phép xây dựng các công trình trên địa bàn thành phố Hà Nội- Chương 4: quản lý nhà nước về cấp phép xây dựng- Điều 25-28 )

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh công tác quản lý xây dựng đô thị trên địa bàn quận Hoàng Mai.DOC (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w