III. Giải pháp cho chính sách ngoại thương và cán cân thương mại ở Việt Nam 1.Giải pháp cho chính sách ngoại thương
2. Giải pháp cho cán cân thương mại 1 Đẩy mạnh xuất khẩu
2.1. Đẩy mạnh xuất khẩu
D o ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, năm 2013 tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp được nhận định tiếp tục khó khăn. Trong bối cảnh đó, làm thế nào để có thể vượt qua các khó khăn đó là một câu hỏi khó.
Tập trung giải quyết vốn và lãi suất
Phải nhận diện cho được những khó khăn, thách thức và cơ hội trong năm 2013. Từ đó, tạo cơ sở đề ra những giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu. Đó là giải quyết hàng tồn kho, hỗ trợ thị trường, thực hiện chính sách miễn, giảm thuế, phí… N ghị quyết 02/NQ -CP của Chính phủ ban hành ngay trong tháng 1-2013 cũng tập trung giải quyết những vấn đề cốt lõi là vốn và lãi suất cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp xuất khẩu nông, thủy sản phải bảo đảm được nhu cầu vốn và đúng địa chỉ cần thiết. Cùng với đó sẽ mở rộng định mức vay và giãn thời hạn trả nợ vay ngân hàng cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, công nghiệp chế biến; tiếp tục hạ lãi suất cho vay ở những lĩnh vực được ưu tiên.
Bên cạnh xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ tiêu thụ nông, thủy sản, tạm trữ để ổn định giá, chủ động nguồn hàng cho xuất khẩu là tiếp tục áp dụng chính sách cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất khẩu. Có như vậy doanh nghiệp mới tiếp cận được nguồn vốn vay ngoại tệ với lãi suất thấp, góp phần nâng cao sức cạnh tranh. Cùng với đó là tăng cường bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu, kiểm soát chất lượng hàng hóa xuất khẩu tránh để hàng hóa xuất khẩu “dính” quy định vệ sinh an toàn thực phẩm; mở rộng thị trường ở các nước đang phát triển, các thị trường tiềm năng, mới nổi. Đi đôi với công tác thông tin, tuyên truyền là bám sát thị trường để kịp thời nắm bắt các thay đổi về cơ chế, chính sách quản lý nhập khẩu của nước sở tại…
Định hướng chiến lược phải đúng
Theo chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011- 2020 của ngành công thương được nêu ra, có 5 giải pháp chính là phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; phát triển thị trường; chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư; phát triển cơ sở hạ tầng giao nhận kho vận và xã hội hóa nhanh dịch vụ logistics; đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020 của ngành công thương cũng đặc biệt quan tâm đến đổi mới công nghệ các ngành sản xuất có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn như cơ khí, đồ gỗ, dệt may, da giày…; khuyến khích phát triển đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu; phát triển các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu, đầu mối cung ứng nguyên liệu cho các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may, giày dép, gỗ, nhựa, điện tử…
Từ những kinh nghiệm trên thương trường, một số doanh nghiệp thành công trong xuất khẩu cũng cho rằng, để đẩy mạnh xuất khẩu trước hết doanh nghiệp phải có định hướng chiến lược đúng đắn. Một khi đã có chiến lược đúng, doanh nghiệp sẽ phát triển tập trung vào các giá trị cốt lõi của ngành thông qua quy trình sản xuất, kinh doanh khép kín và phát triển hệ thống phân phối. Song song đó là tập trung nghiên cứu để có những sản phẩm mới, chất lượng cao hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường; củng cố thị trường gần sau đó mới tiến tới thị trường xa. N goài việc tập trung một số thị trường gần trong khu vực cũng phải đẩy mạnh tìm kiếm thị trường các nước phát triển để khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp; đồng thời kiên định với thị trường bằng chính thương hiệu của mình thì sẽ tốt hơn là gia công, bởi sản phẩm gia công không tạo ra giá trị gia tăng cao…
Giải pháp đề xuất của nhóm
Các doanh nghiệp Việt N am cần phải chấp nhận thực tế là hiện nay các nước trên thế giới ra các quy định khắt khe về xuất nhập khẩu là vì muốn đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu (nếu có nhập khẩu thì cũng chỉ nhập những mặt hàng chất lượng cao) nên các doanh nghiệp Việt N am cần phải nắm giữ thật kỹ các quy định đấy và phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt, đồng thời phải tìm cách nâng cao chất lượng lẫn mẫu mã của các sản phẩm mình. Thực tế đã chứng minh, nếu các doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng sản phẩm của mình thì không chỉ đẩy mạnh xuất khẩu mà còn có thể thu hút thị trường trong nước, và điều đó sẽ một phần hạn chế tình trạng nhập siêu.
M ột vấn đề nữa rất hay xảy ra đối với các doanh nghiệp Việt N am chính là các vụ kiện bán phá giá và không làm đúng quy định của các nước. Đ ối với việc này thì các doanh nghiệp không nên lẫn tránh như trong quá khứ mà nên tích cực hợp tác, sự hợp tác trong điều tra sẽ giúp các doanh nghiệp có nhiều điều lợi hơn và sẽ tránh những thiệt hại không cần thiết. Chủ động phòng chống các vụ kiện bán phá giá của nước ngoài:
o Chính phủ tích cực triển khai đàm phán song phương, đa phương để tranh thủ nhiều nước thừa nhận Việt N am là nước có nền kinh tế thị trường, do đó không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với Việt Nam.
o Dự báo danh mục các ngành hàng và các mặt hàng Việt Nam có khả năng bị kiện phá giá trên cơ sở rà soát theo tình hình sản xuất, xuất khẩu từng ngành hàng của Việt Nam và cơ chế chống bán phá giá của từng quốc gia để từ đó có sự phòng tránh cần thiết.
o Xây dựng chiến lược đa dạng hoá sản phẩm và đa phương hoá thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp để phân tán rủi ro, tránh tập trung xuất khẩu với khối lượng lớn vào một nước vì điều này có thể tạo ra cơ sở cho các nước khởi kiện bán phá giá. Theo hướng đó các doanh nghiệp cần chú trọng đếncác thị trường lớn (Trung Quốc, Nhật Bản..) các thị trường mới nổi (Hàn Q uốc, Ú c..) các thị trường mới (SN G, Trung Đông, Nam Phi...). Bên cạnh đó cần tăng cường khai thác thị trường nội địa - một thị trường có tiềm năng phát triển. Đây là những kinh nghiệm ta đã rút ra được từ các vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa của Mỹ trước đây.
o Tăng cường áp dụng các biện pháp cạnh tranh phi giá để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu thay cho cạnh tranh bằng giá thấp. Đó là phải đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh các dịch vụ hậu mãi, tiếp thị quảng cáo, áp dụng các điều kiện mua bán có lợi cho khách hàng...
o Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về thị trường xuất khẩu, về luật thương mại quốc tế, luật chống bán phá giá của các nước... và phổ biến, hướng dẫn cho các doanh nghiệp các thông tin cần thiết nhằm tránh những sơ hở dẫn đến các vụ kiện.
Trong vấn đề xuất khẩu thì bản thân sự can thiệp và những quy định cũng như sự giúp đỡ của chính phủ là hết sức cần thiết. Chính phủ nên có những biện pháp tìm hiểu về những quy định về các mặt hàng nhập khẩu của các nước và thông báo cho các doanh nghiệp để các doanh nghiệp có thể thuận lợi trong việc tìm được thị trường phù hợp với doanh nghiệp mình, ngoài ra việc biên giảm những khâu thủ tục không cần thiết trong vấn đề xuất khẩu cũng là một điều quan trọng và cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt N am hiện nay.
2.2. Hạn chế nhập khẩu:
Bộ Công Thương cùng Vụ Chính sách Thuế Bộ Tài chính rà soát lại một loạt dòng thuế theo hướng tăng thuế với những mặt hàng trong nước đã sản xuất được.
Bộ Công Thương cũng yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty cần tận dụng tối đa sự phân cấp của Chính phủ trong việc ủy quyền cho chủ đầu tư chỉ định thầu các dự án trong năm 2010 cần ưu tiên sử dụng máy móc thiết bị trong nước sản xuất dưới dạng chỉ định thầu.
Bộ Công nghiệp đã có quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020; trong đó tập trung vào 5 nhóm ngành cần đáp ứng phục vụ là dệt may, da giày, điện tử-tin học, sản xuất và lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo. Đ ối với ngành dệt may, công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010 phải cung ứng 10-70% và đến năm 2020 cung ứng 40- 200%. Phụ tùng, cơ khí dệt may, năm 2015 đáp ứng 50% sản phẩm xe, sợi tổng hợp và năm 2020 đáp ứng 80% tiến tới xuất khẩu sau năm 2020. Đối với ngành giày dép, công nghiệp hỗ trợ cần đẩy nhanh cung ứng các loại vải dệt để sản xuất giầy dép; đặc biệt là nguyên liệu cho mũ, giày với mục tiêu sử dụng nguyên phụ liệu trong nước đạt 40% vào năm 2010; 70- 80% vào năm 2020.
Giải pháp đề xuất của nhóm
Đ ể hạn chế nhập siêu trong dài hạn Chính phủ cần ban hành nghị định về quy hoạch, phát triển công nghiệp phụ trợ để chủ động về nguyên phụ liệu. Hạn chế tình trạng cơ cấu kinh tế phụ thuộc cả đầu vào lẫn đầu ra như những năm qua.
Bộ Công Thương cần kiểm soát nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất được bằng các biện pháp về thuế và phi thuế trong khuôn khổ pháp luật và những camkết mà Việt Nam đã cam kết.
Tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt N am với các ngoại tệ chủ chốt cần phải được duy trì ổn định. Vai trò quản lý vĩ mô là phải điều tiết sự thay đổi tỷ giá hợp lý sao cho vừa thu hút vay vốn nước ngoài, vừa khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hướng tới xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu phục vụ cho việc tăng trưởng kinh tế mà vẫn kiểm soát được lạm phát ở mức hợp lý. Để xuất khẩu có thể tăng lên khi tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu thông qua tăng tỷ giá, nhất thiết cần quan tâm và thực hiện đồng bộ các biện pháp hỗ trợ như nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất, chất lượng hàng hoá xuất khẩu đáp ứng nhu cầu nhập khẩu.
Có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp trong nước về đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm để có sức cạnh tranh tốt ở thị trường trong và ngoài nước.
Tập trung phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ cho cả ngành sản xuất sản phẩm thay thế nhập khẩu lẫn ngành sản xuất sản phẩm xuất khẩu để giảm áp lực nhập khẩu yếu tố đầu vào. Xem xét lại chiến lược phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ đang không đem lại hiệu quả cao để giảm tình trạng sử dụng lãng phí và thất thoát các nguồn lực. Không nên quá chú trọng đến việc sản xuất toàn bộ sản phẩm hoàn chỉnh mà có thể xác định một công đoạn trong chuỗi giá trị toàn cầu mà Việt Nam có lợi thế so sánh để đầu tư nhằm đạt đến giá trị gia tăng cao hơn. Lựa chọn ngành công nghiệp hỗ trợ đem lại giá trị gia tăng cao như các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp sáng tạo. Phải xây dựng chiến lược đầu tư khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ; tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn nhằm thu hút các nguồn vốn; đa dạng hóa việc hợp tác, liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài, giữa các doanh nghiệp trong ngành để đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ.