THỰC TRẠNG ÁP DỤNG/SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM :

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Nghiên cứu các công cụ tiền tệ phái sinh và thực tế áp dụng tại Việt Nam như thế nào (Trang 34 - 43)

3.1. Thực trạng chung :

Xuất phát từ thực trạng thị trường tài chính Việt Nam còn ở trình độ thấp, nên thị trường phái sinh chỉ mới bắt đầu thực hiện và tập dược 5-6 năm trở lại đây; nhưng trên thị trường ngoại hối, từ năm 1998 theo quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10/01/1998, theo đó, Ngân Hàng Nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng triển khai thực hiện các hợp đồng hoán đổi và hợp đồng kỳ hạn. Tuy nhiên cơ sở pháp lý cho sự hoạt động các nghiệp vụ phái sinh đó vẫn còn mang tính thí điểm, ngoại trừ giao dịch hoán đổi lãi suất đã có quy chế chính thức của NHNN (theo quyết định số 1133/2003/QĐ-NHNN ngày 30/9/2003). Một số giao dịch phái sinh tiêu biểu được Ngân hàng Nhà Nước cho phép triển khai trong thời gian qua:

Page 35 of 43

- Ngân hàng Citibank thực hiện thí điểm hoán đổi lãi suất giữa 2 đồng tiền từ ngày 1/3/2005 đến 2/2006.

- Ngân hàng Standard Chartered chi nhánh tại Việt Nam thực hiện hoán đổi lãi suất chéo giữa 2 đồng tiền chéo (Cross Currency Swap- CCS) đối với khoản vay ngoại tệ của khách hàng sau khi khách hàng vay ngoại tệ;thực hiện cung cấp sản phẩm gắn với rủi ro tín dụng- lãi suất cơ cấu cho tiền gửi và giấy tờ có giá, theo đó lãi suất của khách hàng được hưởng sẽ không cố định mà nằm trong một khoảng giao động nhất định và phụ thuộc vào sự biến động của một số yếu tố thị trường , như tỷ giá, lãi suất, giá sản phẩm hàng hóa nào đó...

- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, thực hiện thí điểm giao dịch quyền chọn lãi suất đối với các khoản cho vay hoặc đi vay trung hạn bằng USD hoặc euro. Đối tác thực hiện giao dịch quyền chọn lãi suất là các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam, các NHTM hoạt động tại VN được NHNN cho phép thực hiện thí điểm giao dịch quyền chọn lãi suất và các NH nước ngoài. Số gốc của hợp đồng quyền chọn lãi suất tối đa bằng 15% vốn tự có của NHĐT&PT. Tổng số là hợp đồng trong thời gian thí điểm không vượt quá 50% mức vốn tự có của NH. thời hạn hợp đồng không quá 5 năm; thực hiện nghiệp vụ tiền gửi kết hợp quyền chọn tiền tệ- Dual currency Deposit; thực hiện hoán đổi tiền tệ chéo. Đó là việc trao đổi các dòng tiền trong tương lai bằng các đồng tiền khác nhau. Trong các giao dịch hoán đổi chéo thường có việc hoán đổi thanh toán lãi (cố định hoặc thả nổi) bằng một đồng tiền sang thanh toán lãi (cố định hoặc thả nổi) bằng một đồng tiền khác. Số tiền gốc trong giao dịch có thể được hoán đổi vào kỳ đầu (nếu có) và kỳ cuối, hoặc nhiều kỳ trong thời gian hiệu lực của giao dịch

- NH Ngoại Thương thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất kèm theo điều kiện quyền chọn với các đối tác là TCTD hoạt động tại Việt Nam và các pháp nhân khác hoạt động ở trong nước và nước ngoài, phù hợp với các qui định của pháp luật. Quyền chọn thuộc về NHNT là quyền kết thúc trước hạn hợp đồng Swap đối với các khoản vay của BTC.

Page 36 of 43

- NH HSBC thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất cộng dồn – Daily range accrual, thời hạn của hợp đồng tối đa 5 năm. Theo thoả thuận hoán đổi này, khách hàng vay cuả HSBC sẽ trả Sibor cộng với phần chênh lệch và tổng lãi suất phải trả này không vượt quá mức lãi suất cao nhất đã được định trước. Đổi lại HSBC sẽ trả Sibor cộng với phần chênh lệch cho những ngày lãi suất Sibor giao động trong một khoảng được định trước. Cụ thể, hợp đồng này thoả thuận giữa khách hàng vay vốn với thời hạn 6 năm lãi suất thả nổi. Nếu đến ngày đáo hạn lãi suất Sibor không vượt quá mức lãi suất xác định trước (4,5%/năm ) thì HSBC sẽ trả lãi suất cho khách hàng với mức lãi suất (Sibor + 1,1% ). Trường hợp vượt mức lãi suất định trước, thì HSBC không phải trả mức lãi suất này. Đổi lại, khách hàng sẽ trả cho HSBC mức lãi suất (Sibor + 0,6%), nhưng tối đa không vượt quá 5,1%/ năm; thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất giữa 2 đồng tiền

- Thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ (Option ngoại tệ/ VND): Đã cho phép thực hiện thí điểm NHTMCP Quốc tế,), ngân hàng NT (8/2005); NHTM cổ phần Á Châu, NHĐT&PT, NHTMCP Kỹ thương, NHTMCP Quân đội (12/2005).

- NH Calyon, citibank, ABN-AMRO thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất bắt đầu thực hiện trong tương lai (Forward Start Swap) là thoả thuận để tham gia giao dịch hoán đổi lãi suất vào một ngày cụ thể trong tương lai theo một mức lãi suất đã được định trước.

- Cho phép NH TMCP kỹ thương thực hiện giao dich hợp đồng tương lai trên thị trương hàng hoá (9/2004);Vinasin thực hiện giao dịch hoán đổi ngoại tệ...

Nhìn chung, với sự hình thành thị trường phái sinh bằng việc đưa ra các công cụ phái sinh swap, forward, options và giao dịch trên thị trường, bước đầu ngân hàng đã tạo được nhận thức cho khách hàng trong việc vận dụng chúng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, hạn chế các rủi ro phát sinh từ biến động tỷ giá & lãi suất. Trên cơ sở những kết quả đạt được trên thị trường ngoại hối, hoạt động giao dịch phái sinh được triển khai sang lĩnh vực thị trường hàng hóa, cụ thể là cà phê trên thị trường Luân Đôn được ngân hàng Kỹ Thương áp dụng, tiếp đến là Ngân hàng ACB thực hiện nghiệp vụ quyền chọn vàng. Việc phát triển các giao dịch phái sinh

Page 37 of 43

đã góp phần cung ứng thêm các công cụ tài chính, đa dạng sản phẩm dịch vụ của

ngân hàng trên thị trường ngoại hối góp phần tạo rào cản bảo vệ và nâng cao

năng lực cạnh tranh, hạn chế thiệt hại cho các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp trên địa bàn như: xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối,}

Đứng ở một khía cạnh khác thì các dịch vụ phái sinh trong ngân hàng chính là những công cụ chống rủi ro tài chính nhưng số DN dám làm chỉ tính trên đầu ngón tay. Ngân hàng HSBC đã hoạt động tại Việt Nam hơn 100 năm, với hơn 1.000 DN là khách hàng thân thiết, nhưng sau 2 năm đưa vào sử dụng các công cụ phòng chống rủi ro tài chính, mới có một vài DN dám ứng dụng nghiệp vụ này.

Việc ứng dụng các công cụ chống rủi ro tài chính tại Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn và vướng phải sự ngập ngừng e ngại của DN. Đơn cử như việc thực hiện một giao dịch hoán đổi giữa hai đồng tiền, mà ngân hàng HSBC tiến hành lần đầu tiên trên thị trường Việt Nam, cũng mất tới... 6 tháng. Các hợp đồng quyền chọn ngoại tệ (option) cũng thường phải mất một vài tháng mới được ký kết. Chủ yếu do DN chần chừ, không hiểu và không biết, còn ngân hàng thì phải ra sức thuyết phục, chạy đi chạy lại mới xong.

Các dịch vụ phái sinh như swaps, forward, future, option..., đã được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, nhưng ở nước ta các công cụ này vẫn chưa được quan tâm sử dụng; nó thực sự chưa thu hút được doanh nghiệp. Trên cơ sở sự cho phép của ngân hàng nhà nước, theo đó, các doanh nghiệp (DN) bán một món hàng trả chậm hoàn toàn có thể mua một dịch vụ phái sinh để tránh rủi ro tỷ giá hối đoái thay đổi khi đến ngày nhận tiền thanh toán. Điều này giúp các DN không bị bất lợi trong kinh doanh do biến động tỷ giá. Tuy nhiên đến nay, hầu như các NH không có khách hàng để triển khai các dịch vụ này.

Theo các chuyên gia, sở dĩ dịch vụ phái sinh chưa được phát triển là do hơn 90% DN xuất nhập khẩu ở nước ta thanh toán bằng USD mà chưa chịu thanh toán bằng các đồng tiền khác. Khi USD tăng giá, DN chọn USD là có lợi nhưng chưa chắc có lợi hơn khi bán USD để chuyển đổi sang các đồng tiền khác. Tuy nhiên, các DN lại không quan tâm điều đó! Ngoài ra, các DN khi thanh toán quốc tế cũng không quan

Page 38 of 43

tâm đến thời hạn giao dịch có ảnh hưởng đến lợi nhuận hay không. Dù giao dịch kéo dài 3 tháng hay 12 tháng, các DN cũng chỉ chọn đồng tiền thanh toán là USD. Chính vì điều đó nên các dịch vụ phái sinh về ngoại tệ rất kém phát triển.

Các dịch vụ phái sinh tại NH phục vụ chủ yếu theo mùa và khi gặp rủi ro thì các DN mới tìm đến dịch vụ này. Trong giao dịch kinh doanh khác, hầu như không có DN nào nghĩ đến việc sử dụng các dịch vụ tiện ích, an toàn này. Hiện nay future được DN sử dụng nhiều hơn option, riêng option vàng chủ yếu là khách hàng cá nhân sử dụng. Một nguyên nhân khác là do mức phí option hơi cao nên người dân vẫn chưa thấy hiệu quả thu được so với mức phí phải bỏ ra. Ở nước ta tỷ giá hối đoái chưa thả nổi như các nước khác cũng là lý do làm cho các DN ít quan tâm đến dịch vụ phái sinh.

Có một sự phân tích rằng “mức dao động cho phép của tỷ giá VNĐ/USD còn thấp vì vậy nguy cơ rủi ro về tỷ giá hối đoái không lớn; mặt khác, NHNN sẽ không để tỷ giá hối đoái biến động mạnh ảnh hưởng đến nền kinh tế nên việc sử dụng các nghiệp vụ phái sinh là không cần thiết!”

Theo số liệu của Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỷ lệ doanh thu từ các sản phẩm phái sinh trên tổng doanh thu của các ngân hàng thương mại trong các năm 1995, 2000 và 2006 chỉ là 11,7%, 15,4%, và 17,5%. Trong khi đó, theo báo cáo của IMF, thị trường phái sinh quốc tế có sự tăng trưởng rất mạnh, tính riêng từ đầu năm 2007 đến nay đã tăng 30% và đạt quy mô khoảng 370 tỷ USD.

Theo các chuyên gia, với một nền kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định thì tiềm năng của thị trường phái sinh Việt Nam là rất lớn. Hiện nay, Việt Nam có trên 7.000 doanh nghiệp có quy mô vốn 30 - 50 tỷ đồng/doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp này phát triển, nhu cầu với các sản phẩm phái sinh sẽ ngày càng tăng.

3.2. Sơ lược nguyên nhân của thực trạng sử dụng/áp dụng các công cụ phái sinh ở Việt Nam

Page 39 of 43

Để thấy được nguyên nhân chúng ta có thể đưa ra một ví dụ như sau: một doanh nghiệp biết rõ sẽ gặp rủi ro lãi suất khi đang vay tiền với lãi suất thả nổi, trong điều kiện lãi suất giao ngay đang tăng mạnh và biết rõ, nếu sử dụng Swaps để chuyển sang lãi suất cố định, doanh nghiệp sẽ giảm thiệt hại rủi ro nhưng chủ doanh nghiệp đã không dám hành động. Và thực tế này không chỉ xảy ra tại các doanh nghiệp mà còn hiện hữu ngay trong các ngân hàng thương mại, là nơi cung cấp dịch vụ. Vì vậy, không ít cán bộ ngân hàng thương mại nhiều khi vừa ký một hợp đồng bảo hiểm phái sinh vừa...run.

Một nhân tố khác cản trở đến sự phát triển của công cụ phái sinh là môi trường chính sách mà đầu tiên là việc tính thuế, chẳng hạn như quy định về mức thuế đánh trên lãi thu được từ việc thực hiện nghiệp vụ hoán đổi. Nhiều ý kiến bày tỏ, quy định này vừa kìm hãm vừa khó thực hiện vì lãi suất thả nổi biến động hàng ngày. Hơn nữa, công cụ phái sinh mang bản chất phòng ngừa rủi ro để tối đa hóa lợi nhuận chứ không phải vì mục đích kiếm lời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếp đó là vấn đề hạch toán kế toán. Hiện nay, trong hạch toán kế toán dường như chỉ chú trọng tới phần lãi/lỗ thực tế phát sinh, trong khi phần lãi/ lỗ dự kiến, chưa phát sinh thì dường như chưa được quan tâm. Chẳng hạn, doanh nghiệp mua một hợp đồng phái sinh trị giá 1 tỷ đồng và bút toán ghi sổ 1 tỷ đồng nhưng ngày mai, ngày kia, giá trị "hàng hóa" đã mua chỉ còn 800 triệu đồng hoặc lên 1,5 tỷ đồng thì sổ sách kế toán vẫn chỉ thể hiện 1 tỷ đồng. Thực tế này đã không những không phản ánh hết giá trị thực trong hệ thống sổ sách kế toán mà còn là kẽ hở của tình trạng "lãi giả, lỗ thật" và ngược lại trong báo cáo kế toán của doanh nghiệp.

Thiết nghĩ, từ thực tế này, để giải quyết những rào cản hiện nay đối với công cụ phái sinh, không chỉ xét từ góc độ từ các ngân hàng thương mại hay doanh nghiệp mà rất cần sự hợp lực từ phía các cơ quan quản lý như Bộ Tài chính (tháo gỡ vướng mắc về thuế và chế độ ghi sổ kế toán) và của ngân hàng thương mại trong việc ban hành các văn bản pháp lý, tổ chức hội thảo hay hướng dẫn các nghiệp vụ cụ thể.

Page 40 of 43

+ Do sản phẩm phái sinh khá phức tạp nên hiện nay, các doanh nghiệp trong nước vẫn ngại sử dụng. Thêm vào đó, hiểu biết của doanh nghiệp về các sản phẩm này vẫn còn rất hạn chế.

+ Các ngân hàng vẫn còn yếu trong tuyên truyền, tiếp cận khách hàng; một phần vì doanh thu của các sản phẩm phái sinh vẫn còn hạn chế nên các ngân hàng chưa quan tâm đúng mức tới việc quảng bá sản phẩm.

+ Các điều kiện của thị trường hiện nay chưa thực sự thuận lợi cho việc phát triển các sản phẩm phái sinh. Trước hết, do chính sách ổn định tỷ giá đồng Việt Nam của NHNN nên những năm gần đây, tỷ giá VND/USD biến động không đáng kể. Vì vậy, các doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng công cụ phái sinh để phòng chống rủi ro tỷ giá (trong khi các hợp đồng phái sinh gắn với tỷ giá chiếm tỷ trọng lớn thứ hai sau lãi suất với 14% tổng giá trị thị trường trên thế giới).

+ Theo các chuyên gia thì lãi suất thả nổi với VND (lãi suất VNIBOR) chưa thực sự phản ánh chính xác lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng. Thiếu một lãi suất tham chiếu chuẩn cũng là một lý do khiến các doanh nghiệp ngần ngại trong phòng ngừa rủi ro lãi suất. Hiện các khoản tín dụng trên thị trường đa số áp dụng lãi suất cố định (ước tính khoảng 90%). Với lãi suất cố định, người vay sẽ không cần các nghiệp vụ phái sinh để hạn chế biến động lãi suất.

3.3. Các giải pháp phát triển thị trường phái sinh tại Việt Nam.

- Thứ nhất: Xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh cho thị trường chứng khoán phái sinh.

- Thứ hai: Nới lỏng vai trò điều hành của Nhà Nước vào thị trường.

Trong bối cảnh hội nhập ở nước ta hiện nay, Nhà nước cần nới lỏng dần chính sách can thiệp trực tiếp vào thị trường. Trước mắt, trong lĩnh vực tài chính cần đẩy mạnh giao dịch chứng khoán phái sinh trên thị trường ngoại hối bằng việc tự do hóa tỷ giá hướng đến tự do hóa chuyển đổi tiền đồng VN.

Page 41 of 43

- Thứ ba: Không ngừng nâng cao hiệu quả thị trường thông qua việc công khai hóa và minh bạch hóa thông tin, thu hút nhiều khách hàng tham gia giao dịch.

Trước mắt, nên thành lập các tổ chức chuyên nghiên cứu phát triển các công cụ dự báo giá và công bố kết quả dự báo giá cả, đặc biệt là giá của một số mặt hàng quan trọng như vàng, ngoại tệ } qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc qua các tạp chí chuyên ngành để các nhà đầu tư có cơ sở phân tích và đưa ra các quyết định kinh doanh hay phòng ngừng rủi ro.

- Thứ tư: Cải tiến các phương pháp quảng bá thông tin về các giao dịch phái sinh đến khách hàng.

Các định chế tài chính chuyên nghiệp triển khai các giao dịch phái sinh như: ngân hàng thương mại, triển khai quảng bá các công cụ phái sinh, nhằm tạo ra sự nhận thức và hiểu biết cho khách hàng, nhà phát hành và nhà hoạch định chính sách về

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Nghiên cứu các công cụ tiền tệ phái sinh và thực tế áp dụng tại Việt Nam như thế nào (Trang 34 - 43)