Như vậy với công thức như trên ta có thể áp dụng để xác định nhu cầu vốn lưu động bình quân năm 2008 cho công ty TNHH một thành viên Vạn Hoa Hải Phòng như sau: vốn lưu động bình quân của công ty TNHH một thành viên Vạn Hoa Hải Phòng năm 2007 là 11,320,358,945 đồng, doanh thu đạt 18,533,728,593 đồng. Nếu năm 2008 công ty vẫn giữ nguyên kỳ luân chuyển vốn như năm 2007 (tức t% = 0) và với doanh thu năm 2008 là 15,824,625,951 đồng. Vậy lượng vốn lưu động bình quân cần thiết trong năm 2008 là:
Vkh = 11,320,358,945 × 15,824,625,951/ 18,533,728,593 × (1 – 0) = 9,565,645,261đ
Như vậy, để đạt được doanh thu là 15,824,625,951 đồng thì công ty chỉ cần lượng vốn lưu động bình quân là 9,565,645,261 đồng. Chứ không phải là 11,308,751,980 đồng, đã tiếp kiêm được 1,743,106,719 đồng.
Bảng 14: Dự kiến kết quả so với trước khi thực hiện biện pháp
t% =
K1 – K0
Đơn vị: đồng
TT Chỉ tiêu Trước khi TH Sau khi TH So sánh sau TH/ trước TH
∆ %∆
1 VLĐ bình quân 11,308,751,980 9,565,645,261 (1,743,106,719) -15.41%
2 Số vòng quay VLĐ 1.3993 1.6543 0.2550 18.22%
3 Số ngày 1 vòng quay VLĐ 257.2668 217.6122 (39.6545) -15.41%
4 Sức sinh lợi VLĐ 0.0037 0.0044 0.0007 18.22%
Như vậy, sau khi thực hiện biện pháp ta thấy số vòng quay của vốn lưu động tăng lên và sức sinh lợi của vốn lưu động cũng tăng lên làm cho vốn lưu động hoạt động có hiệu quả hơn.
KẾT LUẬN
Phòng đã có rất nhiều nỗ lực trong công tác quản lý nói chung, trong công tác quản lý tài chính nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là công ty luôn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, tạo công ăn việc làm ổn định cho đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty.
Trong năm 2008 vừa qua trong các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thì có chỉ tiêu tăng nhưng cũng có chỉ tiêu giảm do doanh thu của công ty đã bị giảm so với năm trước do nền kinh tế có nhiều biến động, tuy vậy nhưng năm 2008 công tác tiếp kiệm chi phí của công ty lại tốt hơn năm trước đấy là một trong những sự nỗ lực trong công tác quản lý tài chính của công ty.
Qua một số phần nhận xét và phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, với sự cố gắng của bản thân, kết hợp những kiến thức đã học với tình hình thực tế em mạnh dạn đưa ra một số biện pháp có tính chất tham khảo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, góp phần thúc đẩy sự phát triển của công ty. Mong rằng những đóng góp nhỏ bé này của em có thể áp dụng vào công ty, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tạo sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn nên khoá luận của em đã dừng lại ở đây. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của thầy cô giáo, tập thể lãnh đạo công ty và các bạn để khoá luận của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của tập thể lãnh đạo công ty, các thầy cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học dân lập Hải Phòng, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình chỉ bảo của cô giáo - TS. Nguyễn Thị Hoàng Đan.
Hải phòng, ngày 16 tháng 06 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Đồng Thị Mai
TÀI LIỆU THAM KHẢO
2007, trang 3+4
2. Nguyễn Thị Ngọc Châm - lớp QT 701N, “Khoá luận tốt nghiệp”, Hải phòng – 2007, trang 4→8
3. Trường đại học kinh tế quốc dân khoa kế toán - kiểm toán, “Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh”, Hà Nội – 2001, NXB thống kê, trang 221 4. Trường đại học tài chính kế toán – HN, “ Quản trị tài chính doanh nghiệp”, Năm 2001, XNB tài chính, trang 326→331
5. Trường đại học tài chính kế toán – HN, “ Quản trị tài chính doanh nghiệp”, Năm 2001, XNB tài chính, trang 57
6. Trường đại học kinh tế quốc dân khoa kế toán - kiểm toán, “Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh”, Hà Nội – 2001, NXB thống kê, trang 221→224
7. Nguyễn Thị Ngọc Châm - lớp QT 701N, “Khoá luận tốt nghiệp”, Hải phòng – 2007, trang 22→23
8. Nguyễn Thị Ngọc Châm - lớp QT 701N, “Khoá luận tốt nghiệp”, Hải phòng – 2007, trang 12→19.