Sơ đồ chiến lược

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh chiến lược phát triển của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2011-2015.pdf (Trang 40 - 51)

- Thương hiệu và văn hóa doanh

Sơ đồ chiến lược

Các thành phần cố định vào hệ thống Sản phẩm tốt nhất Các giải pháp khách hàng toàn diện Sứ mệnh kinh doanh

Xác định vị trí cạnh tranh Cơ cấu ngành Công việc kinh doanh

Lịch chiến lƣợc

Đổi mới, cải tiến Hiệu quả hoạt động

Xác định khách hàng mục tiêu

Lịch trình chiến lƣợc cho quá trình thích ứng

Ma trận kết hợp và ma trận hình cột

Thử nghiệm và Phản hồi

Phụ lục 3: Phần phân tích thêm của đồ án

Phân tích môi trƣờng bên trong – Phân tích SWOT

SWOT là viết tắt của 4 thành phần chính trong phân tích môi trường và bản thân tổ chức bao gồm: Điểm mạnh và điểm yếu của chính doanh nghiệp, những mối đe dọa và cơ hội từ môi trường bên ngoài liên quan đến chiến lược tương lai của doanh nghiệp. Trong đó điểm mạnh là một tài sản, một thuộc tính, hoặc một nguồn lực mà tạo ra lợi thế lâu bền cho doanh nghiệp và điểm yếu xảy ra khi thiếu hoặc không có một nguồn lực mà khiến cho doanh nghiệp dễ bị tổn thương bởi những lợi thế cạnh tranh của đối thủ.

* Xác định chiến lược dựa vào SWOT.

Chúng ta thấy trong các hoạt động hỗ trợ bao gồm các yếu tố cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin, nguồn nhân lực, nghiên cứu phát triển, quản trị nguyên vật liệu và các hoạt động chính bao gồm sản xuất, các hoạt động tiếp thị và bán hàng, dịch vụ. Khi phân tich các yếu tố trên chúng ta sẽ phân tích và đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Không doanh nghiệp nào mạnh hay yếu đều nhau về mọi mặt. Những điểm mạnh, điểm yếu, cùng với những cơ hội và nguy cơ từ bên ngoài là những điểm cơ bản mà doanh nghiệp cần quan tâm khi xây dựng chiến lược. Chiến lược được xây dựng dựa trên việc tận dụng những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu trong hoạt động của doanh nghiệp. Xác định điểm mạnh hay điểm yếu là dựa trên sự so sánh với các công ty khác trong ngành và dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần xác định được thế mạnh của mình để đưa ra được quyết định về việc sử dụng năng lực và khả năng của mình.

Mô hình SWOT được sử dụng để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của một doanh nghiệp, từ đó xác định chiến lược kinh doanh phù hợp. Chiến lược kinh doanh này sẽ phát huy các thế mạnh của doanh nghiệp, khắc phục các điểm yếu trong việc tận dụng cơ hội kinh doanh và vượt qua các thách thức của môt trường bên ngoài.

Sử dụng mô hình PEST để phân tích môi trƣờng hoạt động của BIDV Việt Nam

(Nguồn: Giáo trình Quản trị chiến lược – Đại học Help, Malaysia)

Mô hình PEST đƣợc sử dụng để phân tích môi trƣờng vĩ mô

Môi trường kinh tế

Từ năm 2000 đến 2006, môi trường kinh tế vĩ mô mà các ngân hàng hoạt động tương đối ổn định và lành mạnh. Sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và chắc chắn trong giai đoạn này, tỷ lệ lạm phát thấp và môi trường pháp lý thuận lợi cho việc kinh doanh đã tạo điều kiện cho các ngân hàng thực hiện chức năng trung gian tài chính một cách ổn định. Tuy nhiên trong hai năm gần đây, đặc biệt năm 2008 ngân hàng gánh chịu ảnh hưởng của tình trạng phát triển quá nóng bắt nguồn từ dòng vốn chảy vào ồ ạt và ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu kết quả là lạm phát gia tăng, thâm hụt thương mại, bong bóng bất động sản, giảm sút chất lượng đầu tư.

Thị trường vốn tại Việt Nam mới hình thành và phát triển thăng trầm trong gần chục năm qua với việc ra đời của Trung tâm giao dịch chứng khoán đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 7 năm 2000. Tuy nhiên quan hệ giữa ngân hàng và thị trường chứng khoán

Công nghệ Xã hội - Dân số Quốc tế Năng lực của người cung cấp

Sự ganh đua của các công ty hiện có Năng lực của khách hàng mua Nguy cơ cạnh tranh của sản phẩm thay thế Nguy cơ của các đối

thủ tiềm năng

chưa hỗ trợ lẫn nhau và chưa dẫn đến giảm chi phí sản xuất. Điều này có thể nhận thấy trong sự tách biệt trong hoạt động của các tổ chức này và sự kém tương tác của thị trường tiền tệ liên ngân hàng.

Môi trường Chính trị - Pháp luật - Chính sách

Môi trường chính trị của Việt Nam được đánh giá cao về tính ổn định. Sau gần 4 năm là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO (từ 07/10/2006), ngân hàng đang từng bước thực hiện các cam kết của mình đối với cộng đồng thành viên. Thêm vào đó Việt Nam đã nâng cao vị thế trên trường quốc tế khi trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc năm 2007. Bộ máy điều hành của Chính Phủ ngân hàng với những nỗ lực trong chính sách kinh tế - chính trị - xã hội đối nội, đối ngoại trong những năm qua cũng được đánh giá cao.

Hệ thống pháp luật kinh tế của Việt Nam và cách áp dụng vẫn chưa được đánh giá cao. Hệ thống pháp luật kinh tế hiện nay còn nhiều mâu thuẫn, thủ tục phức tạp phiền hà dù đã được Chính phủ cải tổ theo hướng thông thoáng hơn. Riêng về pháp luật ngân hàng, hiện hoạt động của các NHTM chịu điều chỉnh trực tiếp của Luật các TCTD năm 2009, luật này đã thể hiện một số bất cập như thiếu tính cụ thể, một số điều khoản quy định trong Luật không phù hợp với hoạt động của các TCTD hoặc chưa thống nhất với các Luật khác làm cản trở sự phát triển của các TCTD…

Chính sách kinh tế vĩ mô của Chính Phủ Việt Nam trong những năm qua đặc biệt trong năm 2008 thực sự được đánh giá cao về tính linh hoạt và kịp thời. Chỉ trong một thời gian ngắn đầu năm 2008, NHNN triển khai loạt chính sách mới theo hướng thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát như tăng lãi suất cơ bản, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu bắt buộc nhằm phanh đà tăng trưởng tín dụng quá nóng của hệ thống ngân hàng thời gian trước đó, sàng lọc các doanh nghiệp thực sự có năng lực… Nửa cuối năm 2008, Chính phủ đưa ra chính sách nới lỏng tiền tệ, nới lỏng tài khóa để chặn lại nguy cơ suy thoái kinh tế. Trong năm 2009, để vực dậy nền kinh tế trước những nguy cơ của cuộc khủng hoảng Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất nhằm hỗ trợ và khuyến khích đầu tư cho các doanh nghiệp Việt Nam được đánh giá tích cực.

Dân số nước ta đến 31/12/2008 là 86,21 triệu người (theo Niên giám thống kê tóm tắt năm 2008); tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội mật độ dân số là 1826 người/km2; Thành phố Hồ Chí Minh 3150 người/km2… nơi hầu hết các ngân hàng đóng trụ sở chính và các chi nhánh quan trọng;

Sự biến đổi về cơ cấu dân cư, sự tăng dân số đặc biệt ở khu vực đô thị, sự tăng lên của các khu công nghiệp, khu đô thị mới dẫn đến số doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu cần dịch vụ ngân hàng tăng lên rõ rệt; Số người Việt Nam sống, lao động và làm việc ở nước ngoài tăng lên nên nhu cầu chuyển tiền (ngoại tệ) cũng như các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng có chiều hướng tăng cao; Thu nhập bình quân của người Việt Nam dần được nâng lên; Các hoạt động kinh doanh và đầu tư giữa Việt Nam với nước ngoài ngày càng phát triển, cũng như số lượng các doanh nghiệp Việt Nam tăng trong những năm tới sẽ làm gia tăng về các dịch vụ ngân hàng; và cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển, đặc biệt là lĩnh vực bưu chính viễn thông tạo điều kiện cho những tiện ích của dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng phát triển mạnh hơn;

Sự phát triển của nền kinh tế, của khoa học kỹ thuật, mức sống của người dân, và tác động của quá trình toàn cầu hoá sẽ mở thêm nhiều cơ hội cho các khách hàng sử dụng thêm những dịch vụ ngân hàng khác nhau phù hợp với nhu cầu sống và làm việc mới;

Thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng trong dân cư được nâng cao đặc biệt ở khu vực thành thị. Quá trình tiền tệ hoá nền kinh tế sẽ diễn ra sâu rộng hơn. Tỷ lệ huy động vốn trong GDP tăng từ 37% năm 2000 lên 48% vào năm 2002 và tăng lên 72.5% năm 2007, theo số liệu sơ bộ năm 2008 tỷ lệ này là 74.2% và được dự đoán đến năm 2020 sẽ là 100%;

Tỷ lệ huy động vốn / GDP

Năm 2004 2005 2006 2007 2008* 2020*

Tiền gửi/GDP 60% 68% 70% 72.5% 74.2% 100%

Tiền mặt/Tiền gửi 26% 23% 22.2% 21% 20.1%

GDP(tỷ USD) 52 56 60 70 84.5 90

(Nguồn: NHNN, Tổng cục thống kê và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF do tác giả tự tổng hợp)

Như vậy nhu cầu về dịch vụ tài chính ngân hàng của doanh nghiệp và đặc biệt là của dân cư sẽ lên tăng mạnh trong thời gian tới.

Môi trường công nghệ thông tin

Trong những năm qua, công nghệ thông tin nói chung, công nghệ ngành ngân hàng nói riêng có những phát triển vượt bậc và giành được sự quan tâm của hầu hết các ngân hàng hiện đại do nó là một trong những điều kiện cần để các ngân hàng thực hiện cạnh tranh. Hầu hết các ngân hàng đều đã thực hiện hiện đại hóa ngân hàng, trong đó hiện đại hóa về công nghệ thông tin là cốt lõi của công tác này. Tuy nhiên, phần lớn các ngân hàng hiện đại đều phải mua công nghệ phần mềm của nước ngoài với chi phí rất lớn.

Môi trường quốc tế

Nền kinh tế thế giới trong năm 2009 được tóm tắt như sau: Phát triển thương mại không thuận lợi; giá dầu thô thế giới biến động tăng tăng giảm thất thường nhưng nhìn chung vẫn ở mức cao, khủng hoảng tài chính tiền tệ tiếp tục chạm đáy và an ninh lương thực toàn cầu, lạm phát tăng cao ở nhiều nước... Nền kinh tế thế giới năm 2010 vẫn được dự báo có nguy cơ suy thoái. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam đặc biệt trong lĩnh vực thương mại xuất nhập khẩu và đầu tư.

Phân tích môi trường vi mô

Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại

Hiện nay, hệ thống các TCTD và phi tín dụng tại Việt Nam gồm 04 NHTM Quốc doanh; 01 ngân hàng Chính sách xã hội, 39 NHTMCP đô thị, 01 NHTM CP nông thôn, 05 ngân hàng liên doanh, 45 chi nhánh ngân hàng Nước ngoài, 05 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 17 Công ty tài chính, 13 Công ty cho thuê tài chính, 1035 quỹ tín dụng nhân dân (Nguồn: NHNN tháng 3 năm 2009);

Các ngân hàng và các TCTD phi ngân hàng ở trên là những đối thủ cạnh tranh hiện tại, trực tiếp của BIDV. Sau đây, luận văn xin phân tích các tổ chức này trên các khía cạnh: Năng lực tài chính; nguồn nhân lực; công nghệ thông tin, quản trị điều hành và thị phần.

Thứ nhất về năng lực tài chính

Vốn của các NHTM Việt Nam vẫn ở mức thấp, chất lượng tài sản có thấp, nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IAS) còn lớn. Các NHTM CP hầu hết còn có qui mô tài chính và hoạt động nhỏ, khả năng tăng vốn và xử lý nợ xấu của các NHTM còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, khả năng chống đỡ rủi ro của các ngân hàng Việt Nam thấp, trong khi đó trình độ quản trị ngân hàng còn yếu. Trong khi đó tài sản có, nhất là tín dụng lại tăng trưởng nhanh, bình quân 25%/năm từ năm 1998 trở lại đây;

Do năng lực tài chính hạn chế, các ngân hàng chủ yếu cung cấp và hưởng lãi từ các dịch vụ tín dụng cơ bản và truyền thống tính đến năm 2003. Các dịch vụ ngân hàng phi tín dụng chỉ bắt đầu gia tăng gần đây khi các ngân hàng phát triển hơn, nhận thức được sự cạnh tranh của các đối thủ nước ngoài sau khi tự do hóa, và do đó đã có những đầu tư mới vào công nghệ thông tin.

Thứ hai về trình độ công nghệ thông tin và quản trị điều hành

Các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam và một số ngân hàng thương mại cổ phần lớn của Việt Nam có trình độ công nghệ ngân hàng cao và có các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại. Nhưng giới hạn về mạng lưới hoạt động, thị phần nhỏ sẽ khiến họ phải cân đối giữa thu nhập và chi phí. Đối với một số sản phẩm ngân hàng liên quan đến hệ thống mạng lưới quốc tế, ưu thế sẽ thuộc về các chi nhánh ngân hàng nước ngoài do ngân hàng mẹ đã xây dựng một mạng lưới công nghệ toàn cầu, và việc san sẻ mạng lưới đó cho các chi nhánh tại Việt Nam với chi phí phát sinh thêm không nhiều.

Thứ ba về nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực hiện vẫn là một vấn đề mà các ngân hàng Việt Nam quan tâm. Đội ngũ cán bộ của hệ thống ngân hàng khá đông, trình độ am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ, luật pháp trong nước và quốc tế, các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã và đang được nâng cao đáp ứng được yêu cầu phát triển hệ thống ngân hàng hiện đại và hội nhập quốc tế. Luật pháp và chính sách quản lý lao động hiện nay đã có nhiều cải thiện, đặc biệt là hệ thống khuyến khích hợp lý để thu hút và phát triển đội ngũ cán bộ có trình độ cao.

Thứ tƣ về thị phần

Về các lợi thế sở hữu, có sự khác biệt về quy mô, thời gian có mặt trên thị trường, vốn, bí quyết kinh doanh, kinh nghiệm giữa các ngân hàng thương mại quốc doanh, NHTM CP, ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tín dụng khác. Các tổ chức tín dụng Việt Nam có ưu thế vì mạng lưới rộng khắp và khả năng mở rộng địa bàn hoạt động;

Các NHTM Việt Nam cũng có thông tin về khách hàng tốt hơn, trong nhiều trường hợp có thể thay thế cho các báo cáo tài chính tiêu chuẩn cần thiết phục vụ mục đích cho vay của ngân hàng.

Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và các thị trường tài chính thay thế

ngân hàng nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng đã và đang có ý định xâm nhập thị trường Việt Nam.

Phân tích khách hàng

BIDV hoạt động trên địa bàn rộng lớn với mạng lưới rộng khắp cả nước. Nội dung phân tích khách hàng sẽ tập trung vào các khía cạnh: Sự tín nhiệm đối với ngân hàng; Trình độ kiến thức về lĩnh vực tài chính ngân hàng; Năng lực thương lượng và trả giá; mức độ trung thành đối với ngân hàng; thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng

Sự tín nhiệm, tin tưởng của khách hàng thường được tập trung đối với các NHTM Quốc doanh, và các NHTM CP danh tiếng như ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Sài Gòn thương tín, Techcombank… Đối với BIDV, mức độ tín nhiệm của khách hàng khá cao do BIDV là thương hiệu lớn và cung cấp các danh mục dịch vụ cũng như chất lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Năng lực thương lượng và trả giá

Các khách hàng Việt Nam thông thường có khả năng trả giá tương đối tốt, đặc biệt trong cơ chế thỏa thuận lãi suất tiền gửi và cho vay, thậm chí thỏa thuận cả các mức phí dịch vụ.

Mức độ trung thành đối với ngân hàng, sự nhạy cảm đối với lãi suất và chất lượng dịch vụ

Khách hàng Việt Nam có mức độ trung thành chưa cao, một phần do họ quá nhạy cảm với lãi suất và các mức phí của ngân hàng. Điều này được thể hiện rất rõ trong thời kì bùng

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh chiến lược phát triển của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2011-2015.pdf (Trang 40 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)