Phân tích động lực và kháng cự sự thay đổi triển khai phần mềm ERP

Một phần của tài liệu Tiểu luận Quản trị thay đổi và phát triển tổ chức: Ứng dụng ERP tại công ty Vissan theo quan điểm cá nhân (Trang 25 - 26)

3.5.1. Những cản trở đối với sự thay đổi

Đối với mỗi người, bất cứ sự thay đổi nào dù là không thể tránh khỏi, đều đe doạ sự cân bằng hiện có trong cuộc sống và đòi hỏi phải có sự điều chỉnh nhất định vể sức lực, về tâm lý và tình cảm… Trước mỗi sự thay đổi, mọi người thường có những phản ứng như: Sốc; Từ chối; Giận dữ; Ngạc nhiên; Nuối tiếc; Lẫn lộn; suy sụp; thỏa thuận; Chấp nhận.

Những cản trở cá nhân:

- Do không ý thức được việc cần phải thay đổi và lo sợ về những điều không biết, những công việc liên quan đến triển khai ERP. Sợ mất việc khi thay đổi.

- Một số người không chắc chắn và tương lai. Một số người sợ thay đổi phải huấn luyện, đào tạo, họ không muốn mất thời gian và không có nỗ lực học tập.

- Mặt khác do họ đã hài lòng với hiện tại nên không muốn sự thay đổi, đặc biệt Sự

chống đối của nhân viên lớn tuổi, làm việc lâu năm và ngại làm việc theo cách mới đặc biệt là công nghệ mới

- Thay đổi có thể phá vỡ những những mối quan hệ tốt. Những quan hệ xã hội này

chính là những sợi dây vô hình luôn ràng buộc con người chống lại sự thay đổi. - Các nhà quản trị công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thuyết phục, động viên nhân

viên ủng hộ những thay đổi bởi vì tất cả còn ở phía trước, những kinh nghiệm của nhà quản trị chưa có đủ để có thể lôi cuốn, thuyết phục được họ.

Những cản trở của tổ chức:

- Những đe dọa đối với cấu trúc quyền lực: Con người sẽ hành động nếu họ được củng cố. Vì thế, người ít quyền lực sẽ bị ép để hành động theo những chỉ dẫn của người có quyền lực hơn. Những thay đổi như vậy thường tạo ra sự kháng cự từ các nhà quản trị ở các cấp liên quan.

- Sợ bị quá tải công việc với trách nhiệm hiện tại. Do vậy, nó có xu hướng kháng cự lại sự thay đổi, một cấu trúc được thiết kế càng chặt thì sự kháng cự của nó với sự thay đổi càng mạnh.

3.5.2. Động lực cho sự thay đổi

Từ những mục tiêu chung của Công ty: Công ty cần quyết định sự thay đổi cần thiết trong tổ chức.

Từ đối thủ cạnh tranh: Những động thái từ đối thủ cạnh tranh như thêm sản phẩm mới, hạ gía sản phẩm, tăng cường các dịch vụ hỗ trợ,… là những nguyên nhân buộc nhà quản trị phải nghĩ đến việc thay đổi tổ chức của mình.

Từ môi trường bên ngoài: Do có sự thay đổi trong hệ thống pháp lý, thay đổi về phía khách hàng như sự trung thành của khách hàng, ý kiến đóng góp của khách hàng, … cũng buộc các nhà quản trị quyết định sự thay đổi cần thiết.

Theo xu hướng tất yếu công ty phải thay đổi cho phù hợp với quy trình sản xuất và quy trình làm việc sao cho phù hợp nhằm rút ngắn thời gian và chi phí, tự động hơn giúp giảm tải khối lượng công việc hiện tại, nâng cao năng suất lao động.

Kết luận

Các tổ chức luôn gắn liền với sự thay đổi nhưng không phải là tất cả các thay đổi đều giống nhau. Một số thay đổi có sự ảnh hưởng to lớn đối với con người và khó khăn hơn trong việc thực hiện so với một số thay đổi khác. Điều đầu tiên cần thay đổi là trong chính nhận thức và tư duy. Ứng dụng ERP tại VISSAN sẽ góp phần nâng cao quy trình làm việc, sản xuất, gia tăng lợi nhuận và giảm chi phí đáng kể.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Quản trị thay đổi và phát triển tổ chức: Ứng dụng ERP tại công ty Vissan theo quan điểm cá nhân (Trang 25 - 26)