I ĐẶC ĐỂM TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KNH DOANHCỦA CÔNG TY
3. Phân tích khả năng cạnh tanh của Công ty thông qua các công cụ
3.3. Hệ thống phân phối
Trước đây sản phẩm của Công ty xuất khẩu ra nước ngoài hầu hết theo hình thức may gia công. Chính sách phân phối đối với thị trường may gia công ít được biểu hiện. Trong phạm vi Công ty, các xí nghiệp thành viên nhận kế hoạch và mua nguyên vật liệu sản xuất.Thời hạn giao hàng và địa điểm giao hàng đã được ký kết theo hợp đồng.Các xí nghiệp thành viên thực hiện kế hoach và vận hành thành phẩm tới kho theo quy định. Kênh phân phối ở đây là trực tiếp. Hiện nay Công ty đã chuyển từ hình thức xuất khẩu gia công sang hình thức xuất khẩu trực tiếp. Do đó Công ty đã mở một số văn phòng đại diện ở các thị trường nhằm tìm kiếm các đối tác làm đại lý cho Công ty ở thị trường nước ngoài và một số các tỉnh lớn trong nước nhằm thúc đẩy khối lượng hàng hoá bán ra. ở thị trường nội địa hoạt động phân phối của Công ty chủ yếu thực hiện ở các thành phố như Hà nội, TPHCM, Hải phòng, Đà nẵng. Trong đó mặt hàng quần áo trẻ em là một trong các mặt hàng chủ lực của Công ty nên Công ty đã rất chú trọng vào việc thiết lập và mở rộng mạng lưới bán lẻ tại các thành phố trên. Hoạt động phân phối đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy nhanh khối lượng hàng hoá tiêu thụ, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty. Do vậy trong 3 năm gần đây Công ty đã đa dạng hoá mạng lưới tiêu thụ bằng việc áp dụng các kênh phân phối ngắn và dài tuỳ vào từng khu vực thị trường mà xuất khẩu và bán ra.
3.4. Giao tiếp, khuyếch trương
Ngày nay giao tiếp khuyếch trương là một hoạt động rất quan trọng rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bởi vì một sản
phẩm được sản xuất ra có đạt chất lượng cao đến mấy đi chăng nữa nếu như không có hoạt động giới thiệu, quảng cáo thì sản phẩm đó không thể bán chạy được bởi vì người tiêu dùng họ không thể biết được sản phẩm đó được sản xuẩt ra khi nào? của Công ty nào sản xuất? và họ cũng khó có thể biết được tính năng công dụng và lợi ích của nó như thế nào?. Do vậy mà tầm quan trọng của hoạt động giao tiếp khuyếch trương rất lớn. Hoạt động này thể hiện một phần rất lớn năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, Hiện tại các hình thức giao tiếp khuyếch trương mà Công ty sử dụng đó là thông qua báo chí, triển lãm, tạp chí thời trang và quan trọng nhất là hình thức giao tiếp khuyếch trương mà Công ty thực hiện bằng hình thức trực tiếp thông qua đội ngũ bán hàng. Nhờ có các hoạt động giao tiếp khuyếch trương này mà Công ty đã đưa được rất nhiều thông tin về sản phẩm đến người tiêu dùng cả trong nước và thị trường nước ngoài.
4. Phân tích khả năng cạnh tranh của Công ty thông qua một số chỉ tiêu.
Đối với mọi doanh nghiệp khi bước vào nền kinh tế thị trường đều bị quy luật cạnh tranh chi phối. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải chấp nhận nó và sử dụng nó như một công cụ để đạt được mục tiêu. Song trong thực tế điều này không dễ gì thực hiện được. Bởi cạnh tranh đâu chỉ đơn giản là thấy người ta làm gì cũng cố gắng bắt chước sao cho giống, sao cho bằng hoặc hơn đối thủ cạnh tranh, đó là cả một quá trình nghiên cứu, phân tích để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu từ đó hạn chế những mặt còn yếu kém, phát huy thế mạnh của mình dựa trên cơ sở nắm bắt khả năng của đối thủ. Nói cách khác, đó cũng là lý do vì sao phải đánh giá tính năng đa dạng hơn, kiểu dáng đẹp hơn, thể hiện mức độ sang trọng hơn khi tiêu dùng sản phẩm đó.
4.1.Thị phần.
Sản lượng là nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Trong trường hợp giá cả không thay đổi, nếu sản phẩm tiêu thụ tăng lên thì lợi nhuận cũng tăng lên và ngược lại. Bên cạnh đó sản lượng tiêu thụ còn tác động không nhỏ đến chi phí doanh nghiệp , nếu ta xét trong thời gian ngắn tức là quy mô của doanh nghiệp ổn định, chi phí cố định không thay đổi. Khi sản lượng tăng lên sẽ làm cho chi phí tăng, đồng thời chi phí cho một sản phẩm giảm xuống có nghĩa là giá thành một sản phẩm giảm và ngược lại. Nếu ta xét trong thời gian dài, quy mô của doanh nghiệp thay đổi, chi phí cố định thay đổi, khi đó nếu tăng sản lượng thì chi phí bình quân tăng lên vì phải mua thêm máy móc thiết bị, xây dựng thêm
nhà xưởng, thuê nhân công. Như vậy, khi sản lượng thay đổi không chỉ làm lợi nhuận, chi phí biến đổi mà nó còn làm cho nhiều yếu tố khác cũng biến đổi, trong đó có quy mô của doanh nghiệp và sự đáp ứng thoả mãn cho người tiêu dùng trên thị trường trong và ngoài nước.
Từ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tăng sản lượng nói trên, đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các Công ty may hiện nay, trong các điều kiện thuận lợi đó là sự khuyến khích của nhà nước phát triển mạnh hàng may mặc và trong điều kiện nhu cầu của con người ngày càng gia tăng, hàng năm tổng Công ty may Việt Nam nói chung và Công ty may Hồ Gươm nói riêng cần phải tạo ra được khối lượng sản phẩm lớn và ổn định không chỉ nhằm thu được lợi nhuận cao mà còn nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời tránh ứ đọng hàng hoá dẫn đến giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, đuối sức trong cạnh tranh sản phẩm.
Biểu 6: Tương quan sản lượng tiêu thụ của Công ty và các Công ty khác
Đơn vị: Sản phẩm
Tên công ty Thực hiện 2001/2000 2002/2001 2000 2001 2002 CL TL (%) CL TL (%) Ctmay Hồ Gươm 710857 80702 92589 96165 13 118869 14 Ctmay Thăng Long 2579896 2889483 3265115 309587 12 375632 13 Ctmay 10 2872784 3234574 3677710 361790 12,6 443136 13,7
Từ biểu 6 ta thấy, nhìn chung sản lượng tiêu thụ của 3 Công ty trong 3 năm qua đều tăng lên với tỷ lệ tăng trung bình hàng năm là: Công ty may Hồ Gươm tăng 13,5% mỗi năm, Công ty may Thăng Long sản lượng tiêu thụ mỗi năm tăng từ 12,5% Công ty may 10 sản lượng tiêu thụ mỗi năm tăng từ 12,7%. Kết quả này cho thấy sản phẩm may mặc được sản xuất ra ngày càng nhiều để đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ta thấy tốc độ tăng sản lượng tiêu thụ của Công ty may Hồ Gươm là lớn nhất. Nếu xét về nguồn vố hiện có, thâm niên kinh doanh và quy mô hoạt động thì Công ty may Hồ Gươm là bé hơn so với Công ty may Thăng Long và may 10, nhưng tỷ lệ hay tốc độ tăng trưởng của Công ty may Hồ Gươm lại cao hơn. Điều đó chứng tỏ quy mô hoạt động của Công ty đang
được mở rộng ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Trước đây thị trường xuất khẩu của Công ty chủ yếu là Singapo, Nhật, Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc. Nhưng trong năm 2002 theo nguồn số liệu mới từ phòng kinh doanh xuất nhập khẩu cho biết hiện tại thị trường tiêu thụ của Công ty đã mở rộng hơn sang thị trường EU, Mỹ, Nhật. Như vậy việc xem xét mối tương quan sản lượng tiêu thụ giữa Công ty may Hồ Gươm với hai đối thủ cạnh tranh trên để thấy được quy mô sức mạnh của từng Công ty để từ đó điều chỉnh sản lượng hàng năm của mình sao cho có hiệu quả nhất.
Doanh thu là khoản tiền mà doanh nghiệp đã thu về hoặc có quyền đòi về do việc bán các sản phẩm hàng hoá dịch vụ được xác định là đã hoàn thành. Do vậy doanh thu được coi là một chỉ tiêu rất quan trọng được sử dụng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua từng quý, từng năm. Để đánh giá được tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh thì ta phải xét mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí, giữa lợi nhuận và doanh thu thông qua tỷ lệ Tỷ suất chi phí/ Doanh thu , Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu.
Biểu 7: Tình hình doanh thu của Công ty và đối các Công ty khác
Đơn vị: Triệu (VNĐ)
Tên công ty Thực hiện 2001/2000 2002/2001 2000 2001 2002 CL TL
(%)
CL TL (%)
Ctmay Hồ Gươm 18706 20785 24011 2079 11,11 3226 15,5
Ctmay Thăng Long 82123 90335 102078 8212 10 11743 13
Tmay 10 87000 96135 109402 9135 10,5 13267 13,8
Từ biểu 7 ta thấy, tình hình doanh thu của 3 Công ty đều tăng lên qua các năm. Nhưng tốc độ doanh thu của Công ty may Hồ Gươm là cao nhất. Biểu hiện tỷ lệ tăng doanh thu của Công ty may Hồ Gươm năm 2001 so với năm 2000 tăng 11,11%, năm 2002 so với năm 2001 tăng 15,5%. Tỷ lệ tăng doanh thu của Công ty may Thăng Long năm 2001 so với 2000 tăng 10%, năm 2002 so với năm 2001 tăng 13%.Tỷ lệ tăng doanh thu của Công ty may 10 năm 2001 tăng 10,5% so năm 2000, năm 2002 tăng13,8% so năm 2001. Doanh thu của Công ty may Hồ Gươm tăng lên là do trong 3 năm vừa qua Công ty mở rộng thêm thị trường xuất khẩu ở các nước như EU, Trung âu vì thế khối lượng hàng hoá tiêu thụ tăng lên dẫn đến doanh thu tăng. Mặt
khác ở mấy năm trước mục tiêu khai thác nhu cầu của Công ty chuyên sâu vào những đối tượng khách hàng có mức thu nhập trung bình và bình dân nhiều hơn so với số lượng khách hàng cao cấp do đó việc quyết định giá hàng hoá của Công ty sẽ thấp hơn để phù hợp nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng. Nhưng trong 3 năm lại đây Công ty đã mở rộng việc khai thác và đáp ứng nhu cầu của lượng khách hàng cao cấp. Do đó sản phẩm được sản xuất ra yêu cầu phải đạt chât lượng cao hơn và việc định giá cũng sẽ cao hơn dẫn đến tăng doanh thu . Mặt khác nữa do ban lãnh đạo Công ty đã lập kế hoạch việc sản xuất và cung cấp hàng hoá đúng với thời vụ và đúng với xu thế nhu cầu tiêu dùng đang tăng cao bởi vậy đã giảm được phần lớn số lượng hàng hoá tồn kho, tránh được tình trạng phải giảm giá nhiều để có thể giải phóng lượng hàng này.
Thị phần của Công ty là phần mà Công ty chiếm được trong toàn
nghành dệt may Việt Nam. Hiện nay trên thị trường toàn quốc tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra ngày càng gay gắt, số lượng các Công ty tham gia kinh doanh mặt hàng may mặc tính đến thời điểm này đã lên tới trên 200 Công ty. Đặc biệt tình hình cạnh tranh này diễn ra càng gay gắt hơn nữa khi xuất hiện việc đầu tư mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh của các hãng lớn có uy tín ở nước ngoài, cách thức tổ chức kinh doanh và xâm lấn thị trường đa dạng và phức tạp hơn. Mặc dù mới thành lập cách đây 11 năm nhưng Công ty may Hồ Gươm đã có một vị thế, một chỗ đứng nhất định trong tổng thị phần của toàn nghành may Việt Nam.
Từ biểu trên ta thấy thị phần của Công ty may 10 chiếm 6% so với thị phần toàn nghành may, tiếp đến là thị phần của Công ty may Thăng Long chiếm 5% so với thị phần toàn nghành may, thị phần của Công ty may Hồ Gươm chiếm khoảng 3% so với thị phần toàn ngành may. Đây là hai đối thủ cạnh tranh lớn nhất, mạnh mẽ nhất không chỉ riêng đối với Công ty may Hồ Gươm mà còn là đối thủ mạnh của rất nhiều Công ty khác.Hiện tại Công ty may 10 đang dẫn đầu thị trường may Việt Nam, với thâm niên hoạt động kinh doanh dài trên 40 năm), với quy mô hoạt động rất lớn, doanh thu hàng năm gấp gần 5 lần so với doanh thu của Công ty may Hồ Gươm, Công ty may Thăng Long cũng là một Công ty rất lớn mạnh, với doanh thu hàng năm đạt gấp 4 lần so với doanh thu của Công ty may hồ Gươm, tổng nguồn lao động của Công ty may Thăng long gấp 4,5 lần so với tổng lao động của Công ty may Hồ Gươm. Qua đó ta thấy rằng Công ty may Hồ Gươm với
thâm niên hoạt động kinh doanh ngắn hơn (trên 11 năm), với quy mô kinh doanh nhỏ hơn nhưng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty được đánh giá rất cao và đã chiếm được một vị thế nhất định trong tổng thị phần của toàn nghành may Việt Nam (3%).
4.2. Năng suất lao động
Biểu 8: Tình hình năng suất lao động giữa Công ty và các Công ty khác
Đơn vị: (%)
Tên công ty Thực hiện 2001/2000 2002/2001 2000 2001 2002 CL TL Chất
lượng TL
Ctmay Hồ Gươm 23,8 21,8 20 - 1,58 -1,8
Ctmay Thăng Long 23 21,38 19,28 -1,62 -2,1
Ctmay 10 23,2 21,6 19,6 -1,6 -2
Qua biểu 8 trên ta thấy rằng: Năng suất lao động qua các năm của các Công ty( năm 2000-2003) nêu trên dao động từ mức 1.58% đến 2.1%, cụ thể như sau:
Đối với Công ty May Hồ Gươm năm 2001 so với năm 2000 giảm 1.58% và năm 2002 so với năm 2001 giảm 1.8%. Nhìn chung sự giảm này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Sự phát triển rất mạnh mẽ của khoa học công nghệ, trình độ và kỹ năng của người lao động. Mặc dù hàng năm Công ty luôn bổ sung thêm một lưọng lao động lớn nhưng trình độ, kỹ năng làm việc còn rất thấp, phải qua một quá trình đào tạo và đào tạo lại lượng lao động bổ sung này mới thực sự đem lại hiệu quả trong công việc. Hơn nữa một số lớn lao động còn chưa được sắp xếp phù hợp với kỹ năng và chuyên môn nên dẫn đến năng suất lao động thấp.
4.3. Lợi nhuậnvà tỷ suất lợi nhuận
Lợi nhuận là phần dôi ra của doanh thu sau khi đã trừ đi tất cả các khoản chi phí chi dùng vào các hoạt động kinh doanh của Công ty. Bởi vậy nó được coi là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty. Tuy nhiên lợi nhuận không những là thu nhập mặc nhiên của vốn đầu tư, mà còn là phần thưởng cho những ai giám chấp nhận rủi ro và mạo
hiểm, cho những ai giám đổi mới và giám chịu trách nhiệm về sự đổi mới của mình. Mặt khác trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận góp phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả, đồng thời nó là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty. Nếu lợi nhuận cao thì khả năng cạnh tranh cao, năng lực cạnh tranh càng mạnh và ngược lại. Để đánh giá và xem xét năng lực cạnh tranh giữa Công ty may Hồ Gươm và các đối thủ cạnh tranh ta cần phải dựa vào chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chứ không phải lợi nhuận từ hoạt dộng tài chính và bất thường.
Biểu 9: Tình hình lợi nhuận của Công ty và các Công ty khác
Đơn vị: Triệu (VNĐ)
Tên công ty Thực hiện 2001/2000 2002/2001 2000 2001 2002 CL TL CL TL
Công ty may Hồ Gươm 490 553 653 63 12,85 100 18,1
Công ty may Thăng Long 2053 2276 2613 223 10,86 337 14,8
Công ty may 10 2210 2471 2866 261 11,8 395 16
Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động nhu cầu mặc đẹp mặc bền của con người ngày càng gia tăng, sản lượng hàng năm may mặc tiêu thụ hàng năm tăng lên. Điều đó phản ánh trong 3 năm qua lợi nhuận ở cả 3 Công ty đều tăng lên. Trong đó lợi nhuận của Công ty may Hồ Gươm tăng với tốc độ là cao nhất. Cụ thể năm 2001 lợi nhuận tăng 12,85% so với năm 2000, năm 2002 tăng 18,1% so với năm 2001. Công ty may 10 năm 2001 tỷ lệ lợi nhuận tăng 10,86% so với năm 2000, năm 20002 tăng 14,8% so năm 2001.Công ty may Thăng Long tỷ lệ lợi nhuận năm 2001 tăng 11,8% so năm 2000, năm2002 tăng 16% so với năm 2001. Sở dĩ lợi nhuận của Công ty