Sự cần thiết phải hoàn thiện tính giá NVL

Một phần của tài liệu Một số đề suất hoàn thiện phương pháp tính giá nguyên vật liệu nhập kho, xuất kho.doc (Trang 27 - 28)

Tính giá NVL trong doanh nghiệp là một công việc thường xuyên và không thể thiếu được ở tất cả các doanh nghiệp. Mục tiêu của tính giá NVL là xác định giá trị ghi sổ của NVL sau mỗi lần nhập, xuất để tính ra tồn kho trong doanh nghiệp, cũng như xác định các CP NVLTT, CP SXC. Tính giá có vai trò quan trọng trong công tác quản lí và lập báo cáo nói chung. Yêu cầu đặt ra với công tác tính giá là phải tính đúng, tính đủ và hợp lí giá gốc của NVL. Do đó, nhất thiết phải hoàn thiện công tác tính giá đảm bảo được những thông tin cung cấp ra là chính xác nhất. Hiện nay, trong công tác tính giá vẫn còn có những bất cập mà cần phải có những thay đổi cho phù hợp. Khi doanh nghiệp thay đổi phương pháp tính giá NVL sẽ khó có thể so sánh kết quả giữa các kì, dễ gây nhầm lẫn đối với những người sử dụng thông tin trên báo cáo. Khi họ thấy thu nhập của doanh nghiệp tăng lên thì không biết doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả hơn không hay sự tăng lên của thu nhập là kết quả của một phương pháp kế toán. Nên chăng quy định những doanh nghiệp tương đồng nên có một phương pháp tính giá chung, hoặc trong một doanh nghiệp thì đối với những nhóm NVL ổn định thì nên có những quy định hạn chế sự thay đổi phương pháp tính để đảm bảo tính có thể so sánh được giữa các kì hay giữa các doanh nghiệp với nhau. Trong trường hợp này rõ ràng khi có các quy định để hoàn thiện việc áp dụng các phương pháp tính giá xuất sẽ đem lại thông tin tài chính trung thực, hợp lí, và có ích hơn đối với người sử dụng. Thực tế vẫn còn nhiều bất cập khác trong công tác tính gía vẫn cần sửa đổi. Hoàn thiện công tác tính giá để phù hợp với thông lệ quốc tế chung, để hội nhập kinh tế toàn cầu.

Hiện nay, chuẩn mực kế toán liên quan đến công tác tính giá là chuẩn mực về vật liệu A tồn kho thì có sự khác biệt giữa CMKT VN và CMKT QT chủ yếu nhất là CMKT QT chỉ chấp nhận ba phương pháp tính gía theo đó không chấp nhận phương pháp LIFO, trong khi Việt Nam thì vẫn cho phép sử dụng phương pháp này. Vậy cần phải luôn cập nhật nhưng thay đổi trên thế giới để đánh giá tình hình ở Việt Nam, từ đó hoàn thiện hệ thống chuẩn mưc, nói chung chuẩn mực vật liệu A tồn kho nói riêng, để có sự đồng nhất với chuẩn mực quốc tế khi gia nhập WTO.

Tóm lại , cần phải hoàn thiện công tác tính giá vì:

Một là, hiện nay công tác này còn nhiều bất cập, khó khăn cho việc áp dụng.

Hai là, hoàn thiện công tác tính giá sẽ tạo ra được sự thống nhất trong việc áp dụng.

Ba là, hoàn thiện công tác tính giá để hội nhập kinh tế quốc tế, để hệ thống CMKT VN ngày càng tiến gần hơn với CMKT QT. Như vậy, khi mà CMKT QT đã có sự thay đổi thì Việt Nam cũng phải cập nhật những thay đổi đó và cũng phải có những thay đổi nhất định để tạo ra sự đồng bộ giữa IAS và VAS.

Mục tiêu của hoàn thiện công tác tính giá là cung cấp thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệp một cách chính xác nhất, để việc áp dụng các quy định được dễ dàng và thống nhất, cuối cùng là để kinh tế Việt Nam hội nhập.

Một phần của tài liệu Một số đề suất hoàn thiện phương pháp tính giá nguyên vật liệu nhập kho, xuất kho.doc (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w