Lệnh hình thức và phương thức kiểm tra hàng hoá

Một phần của tài liệu nghiệp vụ kinh tế ngoại thương (Trang 31 - 36)

Sau khi hải quan đăng ký sẽ kiểm tra việc chấp hành pháp luật hải quan của doanh nghiệp trên hệ thống mạng hải quan và đưa ra đề xuất doanh nghiệp đóng thuế ngay khi làm thủ tục hoặc được ân hạn thuế 30 ngày và mức độ xử lý đối với bộ hồ sơ theo đề xuất của máy tính và của công chức đăng ký trên lệnh hình thức. Có 03 trường hợp sau:

- Luồng xanh (mức 01): Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký làm thủ tục hải quan, cán bộ đăng ký chuyển hồ sơ qua lãnh đạo chi cục ký thông quan (Hàng được miễm kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa)

- Luồng vàng (mức 02): Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký làm thủ tục hải quan, cán bộ đăng ký chuyển hồ sơ qua bộ phận thuế, giá để kiểm tra chi tiết hồ sơ. Nếu hồ sơ của doanh nghiệp hợp lệ, những thông tin về tên hàng hóa, mã số hàng hóa, giá hàng hóa…rõ ràng và phù hợp với chính sách thuế của nhà nước sẽ chuyển cho lãnh đạo chi cục ký thông quan (Hàng phải kiểm tra chi tiết hồ sơ và miễm kiểm tra thực tế hàng hóa), nếu không hợp lệ và rõ ràng cán bộ giá thuế chuyển sang bộ phận kiểm tra thực tế hàng hóa để xác định hàng hóa và thuế suất của mặt hàng đó.

- Luồng đỏ (mức 03): Hồ sơ sau khi đăng ký chuyển qua cán bộ kiểm tra giá thuế. Sau đó chuyển cho cán bộ kiểm tra hàng hóa. Chủ hàng sẽ phải xuất trình hàng hóa để công chức hải quan kiểm tra. Sau khi kiểm tra xong nếu không có phát sinh, không vi phạm về thủ tục hải quan sẽ chuyển cho lãnh đạo chi cục ký thông quan (Hàng phải kiểm tra thực tế hàng hóa). Tùy tỷ lệ phân kiểm của lãnh

đạo hải quan mà ngưởi chủ hàng phải xuất trình 5%, 10%, hay toàn bộ lô hàng để hải quan kiểm tra.

Khi ký thông quan lãnh đạo chi cục sẽ ký vào lệnh hình thức ở mục hàng hóa được thông quan.

+ Nghiệp vụ thuế, giá:

Nếu hồ sơ ở luồng vàng và đỏ thì phải qua bộ phận thuế giá: Lúc này công chức phụ trách thuế giá sẽ kiểm tra chi tiết hồ sơ bao gồm: Số lượng hàng, đơn giá có phù hợp không có quá thấp không nếu quá thấp thì sẽ đề xuất tham vấn giá để đưa về mức giá mà hải quan chấp nhận thông qua nghiệp vụ tham vấn. Sau đó kiểm tra cách áp mã số hàng hóa của doanh nghiệp có phù hợp không, có được ưu đãi về xuất xứ không… Người làm thủ tục hải quan sẽ phải giải trình nhưng gì mà nhân viên thuế giá yêu cầu và bảo vệ những gì mà mình đã khai trong tờ khai hải quan.

+ Nghiệp vụ kiểm tra hàng hóa:

Nếu là luồng đỏ thì hàng hóa phải qua bộ phận kiểm tra lúc này người làm thủ tục hải quan phải xuất trình hàng hóa cho công chức hải quan kiểm tra, trong quá trình kiểm tra phải nhân viên giao nhận phải hiểu rõ về hàng hóa nhập khẩu của mình để giải thích cho công chức hải quan khi kiểm tra hàng, tránh trường hợp không rõ mặt hàng sẽ dẫn tới kiểm tra sai mặt hàng khi đó có thể sẽ sai về áp mã thuế và trị giá khai báo.

3.2. Tiến hành làm thủ tục hải quan cho lô hàng nhập khẩu keo vànước xử lý của công ty TNHH Thành Hưng theo hợp đồng dịch vụ nước xử lý của công ty TNHH Thành Hưng theo hợp đồng dịch vụ giữa công ty cổ phần Vinaship và công ty TNHH Thành Hưng

Lô hàng keo và nước xử lý công ty TNHH Thành Hưng nhập khẩu của SEVEN SHING CO.,LTD, để gia công. Lô hàng này do công ty SEVEN SHING mua của công ty FULL LEAD LTD. Để tiện cho việc vận chuyển, công ty SEVEN đã yêu cầu công ty FULL LEAD LTD gửi trực tiếp lô hàng trên cho công ty TNHH Thành Hưng. Việc thanh toán do công ty SEVEN và công ty FULL LEAD chịu trách nhiệm.

Công ty cổ phần Vinaship được ủy thác để tiến hành nhập khẩu lô hàng này. Theo đó, Thành Hưng là công ty đi thuê dịch vụ, công ty Vinaship đảm nhận thực hiện dịch vụ này để được hưởng phí dịch vụ. Sự hợp tác này được thể hiện trên cơ sở hợp dịch vụ của 2 công ty.

Người đứng tên trên chứng từ nhận hàng là công ty TNHH Thành Hưng nhưng Thành Hưng đã ủy thác cho Vinaship nên nhân viên giao nhận của Vinaship có trách nhiệm lên tờ khai và lấy các chứng từ cần thiết để nhập khẩu lô hàng. Sau đó các chứng từ này sẽ được Giám đốc Thành Hưng xem xét ký tên và đóng dấu.

Tuy Vinaship nhận làm tất cả các thủ tục giao nhận nhập khẩu lô hàng này. Nhưng dưới đây em chỉ xin trình bày về nghiệp vụ Hải Quan (từ khâu chuẩn bị chứng từ cho lô hàng trên đến khi được hàng được xét duyệt thông quan)

3.2.1. Chuẩn bị chứng từ

Sau khi Thành Hưng và Seven ký hợp đồng thương mại số 08- ARV/PL/01-2006/HDGC ngày 31/12/2010. Seven có nghĩa vụ chuẩn bị hàng thuê tàu và trả cước phí vận tải để chở hàng đến Hải Phòng, Việt Nam. Sau khi hoàn thành việc giao hàng lên tàu, công ty Seven có nghĩa vụ gửi trực tiếp hoặc chuyển fax nhanh cho Thành Hưng các chứng từ gồm: vận tải đơn (Bill of lading), hóa đơn thương mại (commercial invoice), phiếu đóng gói (packing list) trên đó có ghi chú rõ danh mục hàng hóa, số lượng hàng hóa, số vận tải đơn, số cont, số seal, số kiện, ngày dự kiến tàu rời cảng bốc, ngày dự kiến tàu đến cảng bốc…

Sau khi kiểm tra tính hợp lệ và tính phù hợp của các chứng từ này so với hợp đồng mà hai bên đã ký kết, Thành Hưng sẽ giao cho nhân viên giao nhận của Vinaship các chứng từ cần thiết sau đây, làm cơ sở cho nhân viên giao nhận có thể lên tờ khai một cách chính xác và rõ ràng.

• 2 giấy giới thiệu của doanh nghiệp có chữ ký, đóng dấu của Giám Đốc (1 giấy giới thiệu để nhân viên giao nhận đến hãng

tàu lấy D/O, 1 giấy giới thiệu để nhân viên giao nhận tiến hành khai thủ tục hải quan).

• 1 giấy thông báo hàng đến của hãng tàu. • 1 bản chính hợp đồng nhập khẩu.

• 1 bản chính, 1 bản sao phiếu đóng gói (packing list) • 1 bản chính hóa đơn thương mại.

• 1 bản chính và 1 bản sao vận tải đơn.

• Mã số thuế của công ty, mã số xuất nhập khẩu, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy ủy quyền cho nhân viên giao nhận thực hiện lô hàng.

Sau khi nhận toàn bộ các chứng từ một lần nữa nhân viên giao nhận phải kiểm tra và đối chiếu tất cả các số liệu và thông tin trên các chứng từ xem có trùng khớp với nhau không? Nếu có nhân viên giao nhận phải thông báo ngay cho Thành Hưng để kịp thời điều chỉnh. Tất cả các chứng từ trên nếu là bản sao phải có dấu sao y và đóng dấu ký tên của Giám đốc công ty Thành Hưng thì chứng từ mới được xem là hợp lệ.

3.2.3. Nhân viên giao nhận lập tờ khai Hải quan

Đây có thể được coi là bước quan trọng nhất trong quá trình giao nhận hàng hóa vì nếu tờ khai không phù hợp thì các bước tiếp theo trong quy trình giao nhận sẽ không được thực hiện.

Để lên được tờ khai đầy đủ và chính xác nhân viên giao nhận cần có sự kết hợp linh động giữa các chứng từ: vận tải đơn, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói và hợp đồng nhập khẩu.

Việc lên tờ khai được tiến hành như sau: mẫu tờ khai là do HQThành Phố cung cấp, doanh nghiệp tự mình đến mua và kê khai những nội dung theo yêu cầu của các tiêu thức trong tờ khai HQ, theo mẫu tờ khai quy định_màu xanh, HQ/2002_NK.

Về hình thức khai báo: có thể khai viết hoặc khai điện tử và yêu cầu không được chỉnh sửa. Mỗi tờ khai chỉ khai theo một giấy phép (đối với hàng quản lý bằng giấy phép) hoặc theo một hợp đồng.

Về nội dung khai báo phải đầy đủ, chính xác những nội dung khai trên tờ khai Hải Quan hiện hành theo yêu cầu của cơ quan Hải Quan. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với lô hàng này nhân viên giao nhận tiến hành khai hải quan điện tử trên phần mềm khai báo hải quan ECUS_KD.

+) Người sử dụng phải đăng nhập để bắt đầu chương trình. Nhập mật khẩu để đăng nhập vào chương trình. Chọn người sử dụng mật khẩu như lần đầu tiên sử dụng chương trình. Bao gồm:

Tên truy cập: Mã truy cập:

Xong click vao nút “truy cập”.

+) Tạo các dữ liệu kết nối: Chức năng này cho phép người dùng kết nối cơ sở dữ liệu MS SQLServer:

Tên truy cập: Mã truy cập Tên CSDL: Tên máy chủ: Sau đó click vào nút “ghi”

+) Tiếp theo màn hình máy tính sẽ hiện lên bảng “Chọn đơn vị hải quan khai báo”

Cục Hải quan: Thành phố Hải Phòng

Chi cục Hải quan: Chi cục Hải quan quản lý hàng ĐT-GC Click vào nút “chọn”

+) Bảng tiếp theo thực hiện Chọn chức năng "tờ khai xuất nhập khẩu/ Đăng ký mới tờ khai nhập khẩu".

*) Phần dành cho người khai Hải Quan kê khai và tính thuế trên tờ khai hải quan điện tử. (Chỉ điền vào các ô màu trắng, không điền vào các lĩnh vực dữ liệu màu xám chẳng hạn như: "số tờ khai", "ngày đăng ký". Những lĩnh vực này sẽ được Hải quan đưa trở lại sau khi tờ khai hải quan được đăng ký thành công và tất cả các thủ tục hải quan đối với bản kê khai đó đã được thực hiện).

Ô 1: Người xuất khẩu: căn vào tên và địa chỉ nhà nhập khẩu trên hợp đồng thương mại để ghi đầy đủ các thông tin của nhà nhập khẩu trên tờ khai: tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, mã số thuế. Theo lô hàng này ở tiêu thức 1 trên tờ khai thể hiện như sau:

SEVEN SHING CO.,LTD

Người gửi hàng: Kumho petrochemical co.,ltd

Ô 2: Người nhập khẩu: nhân viên giao nhận cũng căn cứ trên hợp đồng thương mại ghi đầy đủ tên, địa chỉ, số điện thoại của nhà xuất khẩu. Theo lô hàng này tiêu thức 2 thể hiện như sau:

Một phần của tài liệu nghiệp vụ kinh tế ngoại thương (Trang 31 - 36)