Giải pháp quản lý môi trường.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của khói bụi nhà máy xi măng xuân thành đến môi trường sống và sức khỏe người dân thôn bồng lạng, xã thanh nghị huyện, thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 25 - 28)

I. Định hướng phát triển ngành sản xuất xi măng tại xã Thanh Nghị, Thanh Liêm, Hà Nam.

c. Giải pháp quản lý môi trường.

Các giải pháp quản lý về cơ chế chính sách luôn đòi hỏi một sự phối hợp đồng bộ và phân công trách nhiệm đối với các cấp, ngành liên quan. Thực hiện tốt công tác quản lý sẽ góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, lưu lượng và thành phần chất thải, khí thải sẽ giảm xuống, giảm bớt những tác động xấu đến sức khỏe người dân cũng như hoạt động sản xuất xi măng tại địa phương.

Căn cứ vào luật BVMT sửa đổi năm 2005, Bộ luật hình sự sửa đổi năm 1999 và hệ thống chính sách môi trường, địa phương thực hiện tốt công tác quản lý.

Trên cơ sở Nghị định số 81 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực BVMT, quy định các chế tài cụ thể, các mức phạt nghiêm khắc đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường đồng thời quy định mức khen thưởng xứng đáng cho các tổ chức, cơ quan làm tốt các công tác BVMT.

Công ty gây ô nhiễm phải có trách nhiệm pháp lý về hành vi của công ty đó,ví dụ công ty sản xuất xi măng gây ô nhiễm thì họ bắt buộc phải thanh toán cho ô nhiễm đó. Truy tố kẻ gây ô nhiễm đó bắt phải thanh toán sao cho giá trị kỳ vọng của trách nhiệm bằng với giá trị của thiệt hại ô nhiễm.

Các cơ quan quản lý môi trường cần phải:

- Thực hiện kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất tại nhà máy về việc thực hiện Luật BVMT.

- Lắp đặt trạm quan trắc đồng bộ tại khu vực Nhà máy xi măng Xuân Thành để đánh giá chất lượng môi trường khu vực và giám sát chất lượng môi trường đầu ra của nhà máy hàng quý.

- Tuyên truyền, giáo dục ý thức BVMT cho người dân, đồng thời thu hút sự tham gia giám sát môi trường doanh nghiệp của cộng đồng.

- Tổ chức các lớp tập huấn cho lãnh đạo và cán bộ quản lý chuyên trách, bán chuyên trách về môi trường của Nhà máy để nắm rõ được các quy định pháp luật BVMT.

Các công cụ kinh tế vẫn được coi là biện pháp quan trọng và hiệu quả nhất của công tác quản lý Nhà nước đối với vấn đề môi trường. Nó tác động trực tiếp tới doanh thu, hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất nhằm ngăn ngừa tác động tiêu cực tới môi trường. Kinh nghiệm thế giới cho thấy việc sử dụng các công cụ kinh tế góp phần quan trọng vào sự thành công của công tác BVMT.

• Thuế xả thải và trợ cấp giảm thiểu ô nhiễm

Chúng ta kiểm soát công cụ thuế và trợ cấp được sử dụng để thay đổi tỷ lệ xả thải của chất gây ô nhiễm của công ty sản xuất. Khi đã biết thuế đánh vào xả thải là tương đương với trợ cấp( thuế âm) cho giảm thiểu xả thải, sẽ là thuận tiện nếu làm việc một cách tường minh với các công cụ thuế. Nhưng chúng ta sẽ tập trung vào đánh thuế xả thải vì một điều quan trọng là thuế đánh vào đầu ra của sản phẩm cuối cùng hay vào các mức đầu vào cụ thể sẽ ít hiệu quả hơn trong việc đạt tới các đích ô nhiễm.

Khi không có thuế xả thải, MB= 0, công ty chọn giảm thiểu ô nhiễm bằng 0 tương ứng mức xả thải là M^( giá trị tối đa).

Khi có thuế xả thải, khuyến khích giảm thiểu tồn tại dưới dạng thuế tránh được.

Thiệt hại cận biên Lợi ích cận biên(sau thuế)

Lợi ích cận biên( trước thuế)

Hình 2. Thuế xả thải hiệu quả về mặt kinh tế

• Giấy phép xả thải

Các hệ thống giấy phép có thể thị trường hóa được dựa trên nguyên tắc hơn là bất kỳ gia tăng nào trong xả thải phải được bù đắp bởi một giảm sút tương đương. Cần có một giới hạn được đặt lên khối lượng tổng xả thải cho phép.

c.3. Kỹ thuật quản lý và xử lý chất thải cho hoạt động sản xuất

Trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường có nhiều công cụ kỹ thuật được sử dụng như: quan trắc, đánh giá môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm, kiểm toán môi trường, quy hoạch môi trường. Cần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ có chuyên môn sâu cho Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường nhằm tăng cường khả năng quan trắc và phân tích môi trường. Từ những số liệu phân tích thường xuyên và chính xác giúp cho các hoạt động BVMT và phát triển bền vững thực hiện khách quan và hiệu quả hơn.

Không chỉ các nhà quản lý mà các công ty sản xuất xi măng tại Thanh Liêm, Hà Nam cũng phải có các biện pháp giảm bớt tác động tới môi trường xung quanh như: đầu tư công nghệ xử lý khí thải, cơ sở hạ tầng ,….. Đó là sự chủ động của các công ty để giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường, bảo vệ đời sống của nhân dân.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của khói bụi nhà máy xi măng xuân thành đến môi trường sống và sức khỏe người dân thôn bồng lạng, xã thanh nghị huyện, thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w