Lebensbild, tr 273.

Một phần của tài liệu một số bài đọc tham khảo về lý thuyết và lịch sử xã hội học (Trang 27 - 29)

nghiên cứu nó một cách khoa học như một đối tượng tự nhiên”.

Việc phân biệt giữa tự nhiên và văn hóa như thế đòi hỏi một sự thay đổi về phương pháp luận : khi nghiên cứu các quá trình và các đối tượng văn hóa, ta phải nắm bắt nguồn gốc của mọi văn hóa, của hành động con người về mặt khái niệm và phương pháp ; nói cách khác, phải xây dựng một phương pháp khái quát hóa nhưng không làm tổn hại đến đặc điểm quan trọng nhất của chúng là biểu hiện của những cá nhân có lý tính và có ý thức về giá trị hoặc không hy sinh đặc điểm này do sự cưỡng bách của phương pháp. Tất nhiên, theo Rickert, các “khoa học văn hóa” cũng phải đi đến những kết luận khái quát hóa có giá trị phổ biến, nhưng “không phải theo cách” của các khoa học tự nhiên, vì, khác với các khoa học tự nhiên, chúng quan tâm đến cái cá biệt lẫn cái đặc thù của một hiện tượng lịch sử. Vì thế, Rickert đề ra “phương pháp cá thể hóa” (individualisierendes Verfahren) của khoa lịch sử, đối lập lại với phương pháp

“khái quát hóa” (generalisierendes Verfahren) của khoa học tự nhiên. Rickert đồng ý

về cơ bản với sự phân biệt của Wilhelm Windelband (“Sử học và khoa học tự nhiên”,

1894) giữa phương pháp “cá biệt hóa” (idiographisch) của sử học và phương pháp

“quy luật hóa” (monothetisch) của khoa học tự nhiên. Nhưng, theo Rickert, đấy mới

chỉ là sự phân biệt “tiêu cực” (khoa học văn hóa khôngphải là khoa học tự nhiên), nên

cần bổ sung thêm phương pháp “tích cực” mà ông gọi là việc “đặt quan hệ với giá

trị” (Wertbeziehung). Theo đó, bất kỳ sự trình bày nào về lịch sử cũng phải đặt đối tượng của mình vào mối quan hệ với một giá trị có hiệu lực phổ biến. Các giá trị có hiệu lực phổ biến khi chúng “đòi hỏi sự thừa nhận trong thực tế của mọi thành viên trong một cộng đồng nhất định”. Đó là “các giá trị xã hội phổ biến có tính quy phạm” hay “các giá trị văn hóa”. Nguyên tắc “thuần túy lý thuyết” này chỉ có một mục đích là nhìn cho ra chỗ quan trọng đối với hiện tượng văn hóa, và đặt nó vào một trật tự có ý nghĩa, nhưng điều hệ trọng không kém là : bản thân nhà nghiên cứu phải đặt các giá trị mà bản thân mình yêu thích hay tôn thờ ra bên ngoài công việc nghiên cứu. Ông

là một khoa học định giá trị. Nó chỉ khẳng định những gì đang là.”63

Max Weber tiếp thu nồng nhiệt quan niệm này của Rickert về cả hai yêu cầu : một mặt, yêu cầu “không đưa ra phán đoán giá trị” (Werturteilsfreiheit) để có thể có được sự kiểm tra vô tư, liên chủ thể về kết quả nghiên cứu ; mặt khác, “đặt đối tượng trong mối quan hệ với giá trị” (Wertbeziehung) để thỏa ứng đặc điểm của đối tượng văn hóa-lịch sử. Max Weber mở rộng nguyên tắc phương pháp luận này vào xã hội học : ông tin rằng xã hội học có thể học được từ khoa học tự nhiên “việc nghiên cứu những sự kiện thuần túy như là những sự kiện” (Fakta eben rein als Fakta behandeln), đồng thời phản đối việc “tuyệt đối hóa một số hình thức trừu tượng hóa của khoa học tự nhiên thành chuẩn mực cho tư duy khoa học nói chung” và thấy “xã hội học đang bị các nhà kỹ trị được đào tạo theo kiểu khoa học tự nhiên cưỡng hiếp”.64 Điều ấy phải thay đổi và đồng thời đặt ra cho các ngành khoa học xã hội một vấn đề lớn : làm sao vừa có thể “ganh đua” được với khoa học tự nhiên về tính chính xác, vừa không mô phỏng máy móc quan niệm về quy luật của khoa học tự nhiên.

Theo Max Weber, khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội-nhân văn (“khoa học văn

hóa”) đều đứng trước một hiện tượng giống nhau, đó là “tính phức hợp không thể nhìn

thấu hết và ngày càng tỏ ra cứ lớn dần lên” (khiến Rickert trước đó đã nhận ra “sự bất lực của khái niệm”65). Ông rút ra kết luận : dùng “tinh thần hữu hạn của con người” để cố nắm bắt tính phức hợp của thực tại vốn vô tận về nguyên tắc này sẽ nhất định thất

bại, nếu ta không tiền-giả định một cách mặc nhiên rằng ta chỉ nên lấy một bộ phận

hữu hạn của thực tại làm đối tượng cho sự lĩnh hội khoa học và xem nó là “cơ bản”

theo nghĩa là “đáng để biết”.66 Để có thể xác định “bộ phận hữu hạn” nào của thực tại

Một phần của tài liệu một số bài đọc tham khảo về lý thuyết và lịch sử xã hội học (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w