Tiềm năng phát triển trên quy mô thế giớ

Một phần của tài liệu Đề tài công nghệ Wimax (Trang 28 - 33)

5. So sánh Wimax với các công nghệ không dây đặc điểm tương tự Wimax 1 Wimax và WLAN

1.1. Tiềm năng phát triển trên quy mô thế giớ

Với hơn 400 nhà khai thác đang triển khai và thử nghiệm và hơn 1700 giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện đã được cấp cho Wimax trên toàn thế giới. Liệu các nhà dẫn dắt thị trường Wimax có thể phát triển chúng trở thành một công nghệ tiên phong trong thế giới của 4G hay không? Và tương lai của họ sẽ như thế nào? Sau đây là một số nhận định của Adlane Fellah – Giám đốc điều hành đồng thời là nhà sáng lập ra Công ty nghiên cứu và phân tích thị trường viễn thông Maravedis.

Wimax đang đấu tranh để duy trì đà phát triển như là một công nghệ dẫn đầu trong các mạng vô tuyến thế hệ tiếp theo để chúng ngày một được tích hợp chặt chẽ hơn với công nghệ thông tin và hệ thống mạng. Sự ra đi của các nhà cung cấp Wimax hàng đầu như Telsima và việc rời bỏ thị trường của Nortel cùng với một số nhà cung cấp khác đã góp phần tạo nên một sức ép nặng mà WiMAX đã phải trải qua trong vài tháng qua.

Diễn đàn WiMAX đã công bố có hơn 400 nhà khai thác đang triển khai và thử nghiệm WiMAX và hơn 1700 giấy phép tần số đã được cấp trong các băng tần dành cho WiMAX trên toàn thế giới. Trong số đó có khoảng 470 giấy phép được cấp độ rộng phổ tần số 50 MHz hoặc nhiều hơn hoặc đủ để triển khai dịch vụ băng rộng trong một thời gian dài. Nhưng liệu với phổ tần số thuận lợi như vậy sẽ có bao nhiêu nhà khai thác có đủ tiềm lực tài chính để trở thành những nhà khai thác mạng 4G thực sự trong tương lai? Đây là một câu hỏi khó mà hiện nay vẫn chưa có câu trả lời hoàn chỉnh.

Song song với sự phát triển của WiMAX thì đối thủ cạnh tranh của WiMAX là LTE cũng khẳng định hiện tại có hơn 100 nhà khai thác di động đã cam kết triển khai LTE trong đó bao gồm nhiều nhà khai thác mạng CDMA.

Trong cuộc điều tra của Maravedis đối với 22 nhà khai thác trên toàn thế giới có khả năng triển khai hoặc bỏ qua WiMAX trong 2 năm tới cho thấy có khoảng 46% nhà khai thác được cấp độ rộng phổ tần số 50MHz hoặc nhiều hơn, trong khi đó có 45% nhà khai thác có số tiền hơn 100 triệu đô la. Ngoài nhà khai thác lớn như Clearwire của Hoa kỳ, Maravedis cũng tin tưởng sẽ có nhà một số nhà khai thác tiềm năng như Scartel của Nga và các nhà khai thác chiến lược khác như UQ Communications của Nhật Bản, Far EasTone của Đài Loan, BSNL của Ấn độ và Telmex International của Mexico.

Danh sách 22 nhà khai thác WiMAX hàng đầu trên thế giới (xếp theo thứ tự Alphabet) bao gồm:

1. Axtel (Mêxicô)

2. Bayanat Al Oula (Ả rập Xê út) 3. Bollore Telecom (Pháp)

4. BSNL (Ấn độ) 5. Cleaewire (Hoa Kỳ) 6. Digicel Group (Caribe) 7. Enforta (Nga)

8. Far EasTone (Đài loan) 9. Inukshuk (Ca na đa)

10. Korea Telecom (Hàn Quốc) 11. Mobilink (Pakistan)

12. Neovia (Brazil)

14. RWW (Anh) 15. Scartel (Nga)

16. SK Telecom (Hàn quốc) 17. Sprint (Hoa Kỳ)

18. Tata Communications (Ấn độ)

19. Telmex International (liên doanh của 5 quốc gia) 20. UK Broadband (Anh)

21. UQ Communications (Nhật Bản) 22. Zain Bahrain (Bahrain)

Dựa trên kế hoạch của các nhà khai thác và ước tính của Maravedis, hy vọng 22 nhà khai thác hàng đầu sẽ thu hút khoảng 2,5 triệu thuê bao vào cuối năm 2009, tăng lên từ 1,24 triệu thuê bao hiện nay và tăng lên đến 4 triệu vào cuối năm 2010. Thị phần lớn của các thuê bao này sẽ xuất phát từ các mạng độc quyền lớn mà hy vọng chuyển đổi sang WiMAX vào năm 2010 như Clearwire của Hoa kỳ, Inukshuk của Canada. Một điều đáng chú ý đó là 42% các nhà khai thác này đang quan tâm hoặc có kế hoạch triển khai LTE.

2.Ứng dụng và tiềm năng phát triển ở Việt Nam. 2.1. Ứng dụng

Nói tới WiMax , người ta có thể nghĩ tới rất nhiều giải pháp thay thế mà công nghệ này có thể mang lại. Đó chính là khả năng thay thế đường xDSL giúp tiếp cận nhanh hơn các đối tượng người dùng băng rộng mà không cần phải đầu tư lớn. Đặc biệt WiMAX rấ t hữu ích để cung cấp dịch vụ bang thông rộng ở những vùng xa xôi mà giải pháp ADSL hoặc cáp quang là rất tốn kém. Ở những nước đang phát triển như Việt Nam, nơi mà Internet băng thông rộng chưa phổ biến, WiMAX là một giải pháp kinh tế. Ngoài ra WiMAX còn giúp việc triển khai WiFi thêm nhanh chóng do các hotspot WiFi sẽ không cần đường leased-line mà sẽ nối trực tiếp với WiMAX BS. Khả năng roaming giữa các dịch vụ Wi-Fi và WiMax sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng.

Để có thể dùng dịch vụ Internet băng thông rộng của WiMAX (fixed WiMAX), nhà cung cấp dịch vụ chỉ cần lắp đặt một ang-ten BS ở giữa khu dân cư. Mỗi người dùng sẽ được cung cấp một ang-ten thu (CPE), lắp trên mái nhà/cửa sổ. CPE có thể được nối trực tiếp với máy vi tính hoặc thông qua một Access Point WiFi. Việc triển khai khá đơn giản, mà giá thành lại thấp hơn nhiều so với công nghệ hiện hành.

Bên cạnh dịch vụ cố định, WiMAX còn cung ứng các dịch vụ di động. Trong tương lai, các thiết bị mobile mà hiện nay được tích hợp WiFi sẽ được tích hợp WiMAX. Khi đó, người dùng có thể kết nối mạng mọi lúc mọi nơi thông qua WiMAX, và đặc biệt là vẫn có thể dùng các dịch vụ giống như những dịch vụ của mạng cellular 3G. Hơn nữa, tốc độ truyền của WiMAX cao hơn hẳn 3G mà giá hứa hẹn sẽ rẻ. Đối với các nhà cung cấp mạng, giá thành của một WiMAX BS rẻ

hơn rất nhiều so với giá của một BS UMTS. Do đó, có thể nhà cung ứng mạng 3G sẽ dùng WiMAX thay thế 3G ở những khu vực thưa dân cư

2.2. Tiềm năng phát triển 2.2.1. WiMax cố định.

Mô hình cố định sử dụng các thiết bị theo tiêu chuẩn IEEE.802.16-2004. Tiêu chuẩn này gọi là “không dây cố định” vì thiết bị thông tin làm việc với các anten đặt cố định tại nhà các thuê bao. Anten đặt trên nóc nhà hoặc trên cột tháp tương tự như chảo thông tin vệ tinh

Tiêu chuẩn IEEE 802.16-2004 cũng cho phép đặt anten trong nhà nhưng tất nhiên tín hiệu thu không tốt bằng anten ngoài trời. Băng tần công tác (theo quy định và phân bổ của quốc gia) trong băng 2,5GHz hoặc 3,5GHz. Độ rộng băng tầng là 3,5MHz. Trong mạng cố định, WiMAX thực hiện cách tiếp nói không dây đến các modem cáp, đến các đôi dây thuê bao của mạch xDSL hoặc mạch Tx/Ex (truyền phát/chuyển mạch) và mạch OC-x (truyền tải qua sóng quang).

WiMAX cố định có thể phục vụ cho các loại người dùng như: các xí nghiệp, các khu dân cư nhỏ lẻ, mạng cáp truy nhập WLAN công cộng nối tới mạng đô thị, các trạm gốc BS của mạng thông tin di động và các mạch điều khiển trạm BS. Về cách phân bố theo địa lý, người dùng có thể phân tán tại các địa phương như nông thôn và các vùng sâu vùng xa khó đưa mạng cáp hữu tuyến đến đó.

2.2.2. WiMax di động.

Mô hình WiMAX di động sử dụng các thiết bị phù hợp với tiêu chuẩn

IEEE 802.16e. Tiêu chuẩn 802.16e bổ sung cho tiêu chuẩn 802.16-2004 hướng tới các user cá nhân di động, làm việc trong băng tần thấp hơn 6GHz. Mạng lưới này phối hợp cùng WLAN, mạng di động cellular 3G có thể tạo thành mạng di động có vùng phủ sóng rộng. Hy vọng các nhà cung cấp viễn thông hiệp đồng cộng tác để thực hiện được mạng viễn thông digital truy nhập không dây có phạm vi phủ sóng rộng thỏa mãn được các nhu cầu đa dạng của thuê bao. Tiêu chuẩn IEEE 802.16e được thông qua trong năm 2005.

Mô hình WiMAX di động sử dụng các thiết bị phù hợp với tiêu chuẩn IEEE 802.16e. Tiêu chuẩn 802.16e bổ sung cho tiêu chuẩn 802.16-2004 hướng tới các user cá nhân di động, làm việc trong băng tần thấp hơn 6GHz. Mạng lưới này phối hợp cùng WLAN, mạng di động cellular 3G có thể tạo thành mạng di động có vùng phủ sóng rộng. Hy vọng các nhà cung cấp viễn thông hiệp đồng cộng tác để thực hiện được mạng viễn thông digital truy nhập không dây có phạm vi phủ sóng rộng thỏa mãn được các nhu cầu đa dạng của thuê

bao. Tiêu chuẩn IEEE 802.16e được thông qua trong năm 2005.

Đầu năm 2006, Bộ Bưu chính viễn thông đã cấp phép thử nghiệm trong 1 năm dịch vụ WiMax cố định cho 4 doanh nghiệp gồm: Viettel, VTC, VDC và FPT Telecom. Kế hoạch là tháng 4/2007, sau khi có báo cáo từ những đơn vị này, Bộ sẽ lựa chọn 3 nhà cung cấp chính thức mạng băng rộng không dây. Tuy nhiên, việc cấp phép WiMax cố định vẫn chưa được thực hiện vì nhiều lý do. Các doanh nghiệp khẳng định kết quả thử nghiệm rất khả quan. Trong khi đó, phía Bộ nhận định khả năng thương mại của công nghệ này ở thị trường Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào giá cả thiết bị đầu cuối. Thời điểm kết thúc thử nghiệm (năm 2007), giá thiết bị còn cao và không phong phú.

Trong năm 2007, Bộ Bưu Chính Viễn Thông cấp phép cung cấp dịch vụ Wimax di

động. Wimax di động mới là triển vọng lớn nhất của Wimax. Với công nghệ này, người dùng đầu cuối có thể được sử dụng Internet tốc độ cao lên đến 1Mbps, tại bất kỳ nơi nào trong vùng phủ sóng bán kính rộng nhiều km. Thiết bị đầu cuối của dịch vụ Wimax di động có thể là các card PCMCIA, USB, hoặc đã được tích hợp sẵn vào trong con chip máy tính (kiểu như công nghệ Centrino của Intel).

Bốn doanh nghiệp viễn thông Việt Nam được Bộ TT-TT cấp phép cung cấp dịch vụ thử nghiệm công nghệ Wimax di động là: VNPT, Viettel, EVN Telecom và FPT Telecom. Thời hạn được thử nghiệm dịch vụ trong vòng 01 năm với quy mô không quá 1000 thuê bao. Cụ thể, Tập đoàn VNPT được thử nghiệm ở băng tần 2.5 GHz tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng. Viettel sử dụng băng tần 2.3-2.4 GHz tại Hà Nội và Thái Nguyên. EVN Telecom thử nghiệm tại băng tần 2.3-2.4 GHz khu vực Hà Nội và Đồng Nai. FPT Telecom được thử nghiệm công nghệ Wimax di động ở băng tần 2.3-2.4 GHz tại Hà Nội và Hải Phòng.

Các doanh nghiệp sẽ được phép thử nghiệm chủ yếu các loại hình dịch vụ viễn

thông băng rộng. Wimax di động chủ yếu cung cấp dịch vụ cho các sản phẩm di động như: máy tính xách tay, điện thoại di động, PDA, thiết bị không dây… Với Wimax

Nghiên cứu tiêu chuẩn 802.16e và ứng dụng triển khai trên mạng nội hạt động, người tiêu dùng có thể truy cập Internet không dây tốc độ cao lên tới 1Mbps trong vùng phủ sóng bán kính rộng nhiều km.

Hiện nay HNPT đã và đang triển khai các dịch vụ truy cập Internet băng rộng qua

các hệ thống cáp đồng, cáp quang như: ADSL, Mega Wan, TSL và tiến tới là mạng MAN. Đứng trước yêu cầu của thị trường cần phải cung cấp dịch vụ truy cập Internet băng rộng linh hoạt hơn để triển khai dể dàng, đáp ứng nhanh chóng và có khả năng tiếp cận được đến các khu vực, các tòa nhà mà mạng của HNPT chưa triển khai được. Để đáp ứng các yêu cầu nêu trên, trong giai đoạn tới HNPT cần phải triển khai một hệ thống truy cập vô tuyến băng rộng (Broadband Wireless Access) để hỗ trợ và bổ sung cho các hệ thống truy nhập băng rộng hiên có.



Một phần của tài liệu Đề tài công nghệ Wimax (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w