Các công cụ kinh tế được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của tổ chức kinh tế

Một phần của tài liệu bài giảng môi trường đại cương chương 6 quản lý môi trường (Trang 28 - 37)

chi phí và lợi ích trong hoạt động của tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động tới hành vi ứng xử của nhà sản xuất có lợi cho môi trường. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường gồm:

 Thuế và phí môi trường.

 Giấy phép chất thải có thể mua bán được hay "cota ô nhiễm".

 Ký quỹ môi trường.  Trợ cấp môi trường.  Nhãn sinh thái

 Thuế và phí môi trường

- Là các nguồn thu ngân sách do các tổ chức và cá nhân sử dụng MT đóng góp.

- Dựa vào đối tượng đánh thuế và phí có thể phân ra các loại sau:

+ Thuế và phí chất thải, rác thải, nước thải; Thuế và phí ô nhiễm không khí, tiếng ồn.

+ Phí đánh vào người sử dụng; Thuế và phí đánh vào sản phẩm mà quá trình sử dụng và sau sử dụng

gây ra ô nhiễm (VD: thuế sunfua, cacbon, phân

bón...)

+ Thuế và phí hành chính nhằm đóng góp tài chính cho việc cấp phép, giám sát và quản lý hành chính đối với MT

 Giấy phép chất thải có thể mua bán được hay "cota ô nhiễm".

- Cota ô nhiễm là 1 loại giấy phép xả thải chất thải có thể chuyển nhượng mà thông qua đó, nhà nước

công nhận quyền các nhà máy, xí nghiệp…được phép thải các chất gây ON vào MT.

- Giấy phép và thị trường mua bán giấy phép thường được áp dụng cho các tài nguyên MT khó có thể

quy định quyền sở hữu như đại dương, không khí… - Về mặt nguyên tắc, mức sử dụng MT chấp nhận

được phải tương ứng với khả năng chịu đựng của MT hoặc không gây ra ON.

- Nhà nước xác định tổng lượng chất gây ô nhiễm tối đa có thể cho phép thải vào môi trường, sau đó

phân bổ cho các nguồn thải bằng cách phát hành những giấy phép thải gọi là côta gây ô nhiễm và chính thức công nhận quyền được thải một lượng chất gây ô nhiễm nhất định vào môi trường trong một giai đoạn xác định cho các nguồn thải.

- Khi có mức phân bổ côta gây ô nhiễm ban đầu,

người gây ô nhiễm có quyền mua và bán côta gây ô nhiễm.

- Họ có thể linh hoạt chọn lựa giải pháp giảm thiểu mức phát thải chất gây ô nhiễm với chi phí thấp nhất: mua côta gây ô nhiễm để được phép thải

chất gây ô nhiễm vào môi trường hoặc đầu tư xử lý ô nhiễm để đạt tiêu chuẩn cho phép.

- Nghĩa là những người gây ô nhiễm mà chi phí xử lý ô nhiễm thấp hơn so với việc mua côta gây ô nhiễm thì họ sẽ bán lại côta gây ô nhiễm cho

những người gây ô nhiễm có mức chi phí cho xử lý ô nhiễm cao hơn.

 Như vậy, sự khác nhau về chi phí đầu tư xử lý ô nhiễm sẽ thúc đẩy quá trình chuyển nhượng côta gây ô nhiễm. Thông qua chuyển nhượng, cả người bán và người mua côta gây ô nhiễm đều có thể

giảm được chi phí đầu tư cho mục đích bảo vệ môi trường, đảm bảo được chất lượng môi trường.

 Ký quỹ MT

- Là công cụ kinh tế áp dụng cho các ngành kinh tế dễ gây ô nhiễm MT trầm trọng như: khai thác

khoáng sản, khai thác các loại TNTN khác...Ký quỹ và hoàn trả còn được thực hiện đối với người tiêu dùng khi mua và bán các sản phẩm có nhiều khả năng gây ONMT.

- Nội dung chính là yêu cầu các doanh nghiệp trước khi đầu tư phải đặt cọc tại ngân hàng một khoản tiền nào đó. Số tiền này phải lớn hơn hoặc xấp xỉ kinh phí cần thiết để xử lý hoặc kinh phí dùng để khắc phục ONMT trong trường hợp không may xảy

- Trong quá trình thực hiện đầu tư và sản xuất, nếu cơ sở có các biện pháp chủ động khắc

phục, không để xảy ra ô nhiễm môi trường hoặc thực hiện đúng cam kết thì số tiền ký quỹ sẽ

 Trợ cấp MT

Gồm: cấp phát không bồi hoàn kinh phí từ ngân sách dành cho công tác QLMT, khuyến khích về thuế và vay vốn lãi suất thấp đối với các hoạt động nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng MT, ưu đãi cho các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để nâng cao khả năng QLMT.

 Nhãn sinh thái:

- Nhãn sinh thái là một danh hiệu của nhà nước cấp cho các sản phẩm không gây ONMT trong quá

trình sản xuất hoặc quá trình sử dụng các sản phẩm đó.

- Được dán nhãn sinh thái là 1 sự khẳng định uy tín của sản phẩm và của nhà sản xuất. Như vậy, nhãn sinh thái là công cụ kinh tế tác động vào nhà sản xuất.

- Nhãn sinh thái do một cơ quan môi trường quốc gia hoặc hiệp hội các nhà sản xuất quản lý (cấp và thu hồi nhãn), thông thường là 1 cơ quan QLMT.

Một phần của tài liệu bài giảng môi trường đại cương chương 6 quản lý môi trường (Trang 28 - 37)