Huy động vốn đầu tư trong nước

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm huy động vốn đầu tư vào phát triển nghành Dầu khí ở Việt Nam.doc (Trang 30 - 32)

1. Thực trạng huy động vốn đầu tư vào ngành dầu khí ở Việt Nam

1.2.1.Huy động vốn đầu tư trong nước

Nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn với số lượng lớn, đồng thời khắc phục những hạn chế của các kênh huy động vốn truyền thống, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp bắt đầu triển khai và thúc đẩy các kênh huy động vốn mới với tính chủ động cao.

Một trong những hình thức huy động vốn tốt nhất được Chính phủ cũng như các doanh nghiệp sử dụng là hình thức phát hành trái phiếu. Thông qua hình thức này, doanh nghiệp không những tạo tính chủ động, linh hoạt trong việc sử dụng các nguồn vốn mà còn tạo ra một danh mục đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Trong giai đoạn 2005-2010 với chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) thành một tập đoàn kinh tế mạnh, hoạt động đa ngành đa lĩnh vực và thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế thành công,

ước tính nhu cầu vốn cho phát triển ngành Dầu khí lên tới hàng chục tỷ USD. Một phần lớn nguồn vốn này được giao cho Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) thu xếp qua các kênh huy động vốn, trong đó bao gồm phát hành trái phiếu của PetroVietnam và PVFC. Với vai trò là một định chế tài chính của PetroVietnam, các hoạt động kinh doanh của PVFC như tín dụng, đầu tư, đặc biệt đối với các dự án dầu khí, năng lượng luôn đòi hỏi nguồn vốn dài hạn, ổn định. Khi quy mô hoạt động của PVFC ngày càng phát triển thì việc cải thiện cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn trung, dài hạn một cách ổn định là một yêu cầu cấp thiết. Với chiến lược dài hạn từ nay đến 2015 và kế hoạch hoạt động kinh doanh năm 2008 đã được PVFC đề ra ngay từ đầu năm, với mục tiêu cấu trúc nguồn vốn của PVFC theo hướng bền vững, tăng dần tỷ trọng vốn trung dài hạn trong tổng nguồn vốn thì việc tăng cường huy động vốn trung dài hạn thông qua các hình thức huy động vốn trực tiếp và phát hành trái phiếu của PVFC là rất cần thiết. PVFC bắt đầu triển khai phát hành trái phiếu Tài chính Dầu khí từ năm 2006, từ đó thực hiện định kỳ hàng năm. Đến nay, PVFC phát hành được 3.290,6 tỷ đồng (quy đổi). Năm 2008, PVFC phát hành Trái phiếu Tài chính Dầu khí 2008 với tổng mệnh giá là 1.600 tỷ đồng (quy đổi); thời hạn trái phiếu là 3 năm; phát hành theo hình thức ghi sổ; lãi suất năm đầu đối với VND là 17,5%/năm, USD là 6,2%/năm; lãi suất từ năm thứ 2 được xác định bằng bình quân lãi suất huy động tiết kiệm 12 tháng lãi trả cuối kỳ (VND hoặc USD tương ứng) của 4 ngân hàng (VCB, BIDV, Vietinbank, Agribank) + 0,3%/năm.

Trái phiếu Tài chính Dầu khí 2008 có tính thanh khoản cao, được cầm cố, chiết khấu để vay vốn tại PVFC hoặc các tổ chức tín dụng khác và được tự do chuyển nhượng dưới các hình thức mua, bán, cho, tặng, thừa kế. Cùng với kinh nghiệm phát hành và khả năng quản lý, sử dụng vốn hiệu quả từ việc

Chắc chắn rằng, cùng với bước tiến phát triển vững chắc và nhanh chóng của PVFC, Trái phiếu Tài chính Dầu khí sẽ khẳng định vị trí của mình trên thị trường tài chính tiền tệ. Đây cũng là một hình thức huy động vốn điển hình để các doanh nghiệp Việt Nam cùng học tập và phát huy trong bối cảnh thị trường nguồn vốn trong nước gặp nhiều khó khăn như hiện nay.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm huy động vốn đầu tư vào phát triển nghành Dầu khí ở Việt Nam.doc (Trang 30 - 32)