Phương thức cấp phát theo “hạn mức kinh phí”

Một phần của tài liệu Bài giảng tài chính công (Trang 31 - 32)

III. CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1 Chi thường xuyên.

4. Phương thức cấp phát theo “hạn mức kinh phí”

Đây là phương thức phổ biến nhất hiện nay nhằm thực hiện cấp phát kinh phí cho các cơ quan hành chính, sự nghiệp.

Trên cơ sở dự toán chi ngân sách được chính phủ (đối với ngân sách trung ương) hoặc ủy ban nhân dân tỉnh (đối với ngân sách địa phương) phân bổ cho các cơ quan, đơn vị dự toán, cơ quan tài chính thông báo hạn mức kinh phí được cấp cho các cơ quan, đơn vị dự toán (các cơ quan, đơn vị này gọi là đơn vị dự toán cấp I) hàng quý để các cơ quan, đơn vị này tiến hành phân phối lại cho bản thân đơn vị và các đơn vị trực thuộc cấp dưới (gọi là đơn vị dự toán cấp 2 và cấp 3). Căn cứ vào thông báo hạn mức kinh phí được cấp; các cơ quan, đơn vị (đơn vị dự toán cấp I) trực tiếp giao dịch với kho bạc nhà nước để nhận tiền và chi tiêu.

Về phương diện pháp lý, kinh phí ghi trong ngân sách và được cấp phát chỉ là những con số dự trù và chỉđược rút tiền chi tiêu khi thực tế có nghiệp vụ phát sinh (mua sấm vật liệu, dụng cu û. . .) theo đúng chế độ tài chính nhà nước hiện hành. Kết thúc năm ngân sách, hạn mức kinh phí còn lại phải được hủy bỏ, không được chuyển sang năm sau để chi, trừ trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý của cơ quan tài chính.

Ưu đim:

- Kinh phí của ngân sách nhà nước được quản lý chặt chẽ hơn và tập trung hơn.

- So với phương thức cấp phát theo lệnh chi tìên thì phương thức này giảm bớt tình trạng phân tán và sử dụng vốn tại cơ sở.

Nhược đim:

- Việc cấp phát chưa được giải quyết dứt điểm .

- Cơ quan kho bạc cũng chỉ nắm được số hạn mức mà đơn vịđược cấp và sốđơn vịđã thực rút. Chỉ sau khi có quyết toán, cơ quan tài chính và kho bạc mới biết được số thực tế chi tiêu và nội dung chi tiêu. Điều này đã làm cho tồn quỹ của ngân sách nhà nước không đúng thực chất.

- Dễ đưa đến hiện tượng tiêu cực là đơn vị dự toán sẽ tìm mọi cách để rút hết hạn mức, làm cho tình hình kinh phí của ngân sách nhà nước rơi vào tình trạng căng thẳng giả tạo, trong khi đó có một khối lượng tìên mặt lớn bị phong tỏa tại các đơn vị dự toán.

Một phần của tài liệu Bài giảng tài chính công (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)