Đo lường hiệu quả của chính sách vô hiệu hóa

Một phần của tài liệu Tiểu luận tác động của bộ ba bất khả thi lên chính sách tiền tệ của trung quốc (Trang 25 - 26)

4. NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Đo lường hiệu quả của chính sách vô hiệu hóa

Kết quả được trình bày trong hình 4.6. Các biến hệ số tương ứng với 40 quý trong mẫu quan sát.

Hình 4.6. hệ số vô hiệu hóa từ việc hồi quy trong 40 quý

Kết quả cho thấy : hệ số vô hiệu hóa bắt đầu tăng (giá trị tuyệt đối từ khoảng 0.6 vào năm 2000, và có xu hướng gia tăng trong nửa cuối năm 2002 và tiếp tục gia tăng đến năm 2006 khi đạt đỉnh gần 1.5 cho thấy một điểm gẫy trong hành vi.

Đồ thị cũng cho thấy một sự đảo chiều của hành vi vô hiệu hóa bắt đầu từ quý IV năm 2006. Giá trị tuyệt đối mức độ vô hiệu hóa giảm gần 0.8 (nhỏ hơn 1.0) cho thấy rằng ít nhất 20% sự gia tăng trong dự trữ ngoại hối được chuyển đổi thành tăng trưởng trong tiền dự trữ và tỉ lệ này tiếp tục gia tăng trong năm 2007.

Tính hiệu quả của chính sách vô hiệu hóa giảm theo sự tăng trưởng trong dự trữ tiền bắt đầu gia tăng từ quý 4 năm 2006 và tiếp tục trong suốt năm 2007. Sự sụt giảm mạnh mức độ vô hiệu hóa ở Trung Quốc gần đây có thể có 2 khả năng.

Đầu tiên, tích lũy dự trữ ngoại hối của Trung Quốc trong những thời gian gần đây có thể được phóng đại đến mức mà các số liệu báo cáo đã không bao gồm các nghiệp vụ hoán

đổi và chuyển giao của tài sản dự trữ ngoại hối đến các quỹ lợi ích quốc gia non trẻ của Trung Quốc. Quỹ đầu tư quốc gia của Trung Quốc đã chính thức thành lập nửa cuối năm 2007 với số vốn ban đầu 200 tỷ USD trên tổng số dự trữ của Trung Quốc hơn 1,3 nghìn tỷ đồng. Nhưng có những dấu hiệu của tài sản ngân hàng trung ương chuyển sang tổ chức tiền nhiệm, Huijins Investment, và một số ngân hàng thương mại Trung Quốc trước đó. Lấy giá trị ròng các khoản này đối với báo cáo về dự trữ ngoại hối nắm giữ sẽ làm giảm cường độ của dòng vốn dự trữ nước ngoài và nâng cao mức độ hàm ý tài sản nội địa của ngân hàng trung ương, dẫn đến một mức độ thấp hơn ước tính của các hoạt động vô hiệu hóa. Do đó, như Setser (2008 ) chỉ ra, Trung Quốc đã tiếp tục thêm vào tài sản nước ngoài năm giữ, nhưng ít hơn sự gia tăng được thể hiện trong dự trữ chính thức .

Thứ hai, Trung Quốc có thể thực sự đã đạt đến giới hạn trong phạm vi khả năng của mình để vô hiệu hóa dòng vốn dự trữ khổng lồ.

Một phần của tài liệu Tiểu luận tác động của bộ ba bất khả thi lên chính sách tiền tệ của trung quốc (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)