IV. Nhận xét bài thí nghiệm :
b. Đặc tính η, P1, P2 =f(n ):
- Khởi động động cơ, điều chỉnh tốc độ động cơ đến khoảng 4000 vòng/ phút. - Chọn, khởi động phần mềm ActiveDrive
- Chọn Setting Mode Speed Control.
- Chọn Chart Properties Axes : Trục X là trục Tốc độ; trục Y gồm :
Mechanical Power (P2), Active powre (P1), Efficiency (η) để hiện thị các đương đặc tính P1, P2 và hiệu suất.
- Chọn Scale Axis : Chọn các thông số đo cần hiển thị và đặt các thang đo thích hợp : M ( 0 – 2.0 Nm) ; U ( 0 – 250V ); I (0 – 3A ).
- Ấn nút “Run”
- Chọn Start / Stop Chọn Output ramp Start / Stop ( khi máy vẽ xong đồ thị ). Sau khi máy tính đã ghi lại đường đặc tính n = f(M).
- Chọn Chart Properties Axes : Y gồm Speed (n), Armature Voltage (U), Armature Current (I). Ghi lại tệp đồ thị đã có với tên KTNT1 rồi thoát khỏi chương trình.
Ta thu được đường đặc tính của U, I, M = f(M) có dạng như hình vẽ.
Nhận xét :
• Đặc tính công suất P1 = f(n) :
P = U. Ia . Cos ( U, Ia ) = U. Ia. Cosφ. n = (U – Ia.Ra) / Ce. Φ
khi n tăng lên I giảm Φ giảm Công suất P cũng giảm theo.
- Khi động cơ chưa quay dòng điện đạt giá trị lớn nhất do chưa xuất hiện dòng cảm ứng có tác dụng chống lại dòng trong mạch.--> công suất lơn gậy ra sụt áp lươi điện khi mở máy có công suất lớn phải mở gián tiếp qua biến trở tránh dòng Ia tăng đột ngột.
• Đặc tính công suất P2 :
- Khi n tăng lên P2 tăng dần tới giá trị max rồi lại giảm dần về min theo một đường cong.
- Giải thích tương tự như đối với đặc tính của P1.
• Đặc tính hiệu suất η :
- Khi n tăng thì hiệu suất của động cơ cũng tăng dần theo đến giá trị cực đại , rồi giảm dần.
- Do: η = {1 – (Po + Pkt + Ia2 Rđ ) / U( Ia + ikt ) + (Δch .Ia + P1) / U(Ia+ikt)} Hiệu suất đạt max khi tổn hao không đổi bằng các tổn hao biến đổi.
Mặt khác khi tốc độ quay tăng dần thì các tổn hao biến đổi cũng tăng theo Khi các tổn hao biến đổi ngang băng các tổn hao không đổi thì hiệu suất máy đạt giá trị cựac đại. Khi tốc độ động cơ tăng lên làm cho hiệu suất giảm dần xuống.
IV. Nhận xét bài thí nghiệm :
Sau khi làm xong làm thí nghiệm về máy điện một chiều kích thích song song và hỗn hợp, ta thấy:
- Khi ta thay đổi điện trở phần ứng (Ra) thì tốc độ động cơ thay đổi theo, cụ thể là: khi Ra tăng thì n giảm và ngược lại.
- Bằng cách điều chỉnh Ra ta có thể rút ra các đường đặc tính n=f(Ra), M=f(n). - Cũng hoàn toàn tương tự ta có thế xây dựng được đường đặc tính của U, I = f(M) bằng cách gián tiếp qua điều chỉnh tốc độ của máy điện.
- Kết quả thí nghiệm cho thấy hình dạng của các đường đặc có sự khác biệt giữa làm thí nghiệm thủ công và dùng phần mềm ActiveDrive, điều này cho thấy trong khi lấy số liệu đã có sai số. Tuy nhiên điều quan trọng là dù dùng các phép đo trực tiếp hay dùng phần mềm thì vẫn làm nổi rõ được sự phụ thuộc của dòng áp đối với điện trở và Mômen của động cơ.