Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Phương.doc (Trang 47 - 50)

Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty ta cần dùng các chỉ tiêu như mức sinh lợi, hệ số đảm nhiệm tài sản lưu động và các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển… được thể hiện ở bảng dưới đây.

Bảng 7: Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu ĐVT

Năm So sánh 08/07 So sánh 07/06

2008 2007 2006 Mức tăng Tỷ lệ (%) Mức tăng Tỷ lệ (%)

1 Doanh thu thuần Tr.đ 81.118 56.063 28.873 25.055 44,69 27.190 94,17 2

Lợi nhuận trước

thuế Tr.đ 4.805 5.606 1.325 -801 -14,29 4.281 323,09 3 Giá vốn hàng bán Tr.đ 64.943 44.615 25.588 20.328 45,56 19.027 74,36 4 TS lưu động bình quân Tr.đ 9.557 8.663 7.779 894 10,31 884 11,36 5 Số dư bình quân các khoản phải thu Tr.đ 2.428 3.079 3.502 -651 -21,13 -424 -12,09 6

Hàng tồn kho bình

quân Tr.đ 3.196 2.648 1.823 549 20,72 825 45,23 7

Sức sinh lợi của

TSLĐ Lần 0,5 0,65 0,17 -0,14 -22,3 0,48 279,92 8 Hệ số đảm nhiệm TSLĐ Lần 0,12 0,15 0,27 -0,04 -23,76 -0,11 -42,65 9 Số vòng quay TSLĐ Vòng 8,49 6,47 3,71 2,02 31,16 2,76 74,36 10 Thời gian 1 vòng

luân chuyển Ngày 42,41 55,63 96,99 -13,22 -23,76 -41,36 -42,64 11 Số vòng quay HTK Vòng 20,32 16,85 14,04 3,47 20,58 2,82 20,06 12 Vòng quay các khoản phải thu Vòng 33,41 18,21 8,24 15,20 83,46 9,97 120,88 13

Kỳ thu tiền bình

quân Ngày 10,78 19,77 43,66 -8,99 -45,49 -23,9 -54,73

( Nguồn: báo cáo tài chính công ty TNHH Hoàng Phương)

Qua bảng trên ta thấy sức sinh lợi của TSLĐ năm 2007 cao nhất trong vòng 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008. Cụ thể là năm 2006 một đồng TSLĐ bình quân tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra 0,17 đồng lợi nhuận. Năm 2007 một đồng TSLĐ bình quân tạo ra 0,65 đồng lợi nhuận tăng lên về mặt giá trị là 0,48 đồng tương ứng tăng 279,92% cho thấy năm 2007 hiệu quả sử dụng TSLĐ của công ty rất tốt, đến năm 2008 thì giảm đi còn 0,5 đồng và tương ứng là giảm 22,3%. Có thể do năm 2008 hoạt động của công ty không được tốt cho lắm do ảnh hưởng của sự khủng hoảng kinh tế. Hệ số đảm nhiệm của TSLĐ giảm dần qua các năm là một tín hiệu tốt cho công ty thấy được trong công tác quản lý, tiết kiệm được TSLĐ ngày càng cao. Năm 2006 hệ số đảm

nhiệm là 0,27 có nghĩa cứ một đồng doanh thu sinh ra doanh nghiệp cần sử dụng 0,27 đồng TSLĐ bình quân đến năm 2007 chỉ cần có 0,15 đồng giảm 0,11 đồng và năm 2008 giảm chỉ còn là 0,12 đồng so với năm 2007. Trên bảng cho thấy tốc độ tăng của doanh thu qua 3 năm tăng nhanh hơn tốc độ tăng của TSLĐ bình quân như vậy công ty đã sử dụng hiệu quả TSLĐ và tiết kiệm được nguồn TSLĐ.

Ngoài ra ta còn thấy số vòng quay TSLĐ qua các năm tăng lên năm 2006 từ 3,71 vòng đến năm 2007 tăng lên 2,76 vòng là 6,47 vòng và đến năm 2008 tăng là 8,49 vòng. Thời gian một vòng luân chuyển của TSLĐ cũng giảm qua các năm từ 96,99 ngày đến năm 2007 giảm còn 55,63 ngày và năm 2008 giảm so với năm 2007 còn 42,41 ngày. Qua hai chỉ tiêu này cho thấy khả năng quay vòng vốn TSLĐ và sức sinh lợi từ TSLĐ công ty rất nhanh sẽ giúp công ty luân chuyển, huy động vốn kịp thời, nhanh chóng cho các dự án kế hoặch kinh doanh, giúp công ty giảm chi phí sử dụng vốn.

Vòng quay hàng tồn kho có xu hướng tăng lên năm 2006 là 14,04 vòng đến năm 2007 tăng lên 2,28 vòng là 16,85 vòng năm 2008 là 20,32 vòng cho thấy công tác quản lý hàng tồn kho của công ty tương đối ổn trong quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Vòng quay các khoản phải thu của công ty tăng liên tục qua các năm . Năm 2007 vòng quay các khoản phải thu là 18,21 vòng với tỷ lệ tăng là 120,88% rất cao và năm 2008 là tăng cao hơn năm 2007 là 33,41 vòng. Bên cạnh đó thì kỳ thu tiền bình quân có xu hướng giảm xuống năm 2006 là 43,66 ngày, năm 2007 là 19,77 ngày và năm 2008 là 10,78 ngày, nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu thuần lớn hơn tốc độ tăng của các khoản phải thu

Như vậy công ty có tốc độ quay vòng vốn nhanh chóng, thời gian thu hồi nợ ngắn, tiết kiệm được lượng TSLĐ chứng tỏ trong công tác quản lý và sử dụng tài sản lưu động của công ty khá tốt. Giúp công ty xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động

thường xuyên cần thiết đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, tiết kiệm có hiệu quả kinh tế cao. Vòng quay các khoản phải thu có tăng qua các năm nhưng các khoản phải thu vẫn chiếm 1/3 TSLĐ cho thấy công tác thu hồi nợ của công ty chưa được chặt chẽ công ty cần quan tâm hơn nữa công ty thu hồi nợ để tăng khả năng quay vòng vốn.

Vậy hiệu quả sử dụng vốn lưu động được thể hiện qua hiệu quả sử dụng các tài sản lưu động của công ty cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động có hiệu quả nhưng chưa rõ rệt. Lượng tiền và các khoản tương đương tương tiền biến động bất ổn, do công ty chưa có kế hoặch theo dõi chặt chẽ lượng tiền ra vào của công ty. Mặc dù vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn của công ty có giảm nhưng là do tốc độ tăng doanh thu thuần lớn hơn tốc độ tăng các khoản phải thu chứ không phải do công tác thu hồi nợ có hiệu quả. Hàng tồn kho có lớn tuy không tốt nhưng do công ty dự trữ một lượng hàng nhất định cho tương lai do giá cả biến động là hoạt động đầu tư tích cực.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Phương.doc (Trang 47 - 50)