Tình hình chuẩn hoá và thương mại hoá.

Một phần của tài liệu Kiến trúc IMS và các vấn đề hội tụ (Trang 27 - 29)

Hiện có 3 tổ chức đang hoạt động tích cực trong việc xây dựng một kiến trúc mạng IP thích hợp cho việc hội tụ cố định - di động là 3GPP, 3GPP2 và ETSI-TISPAN. Tổ chức 3GPP là liên minh được thành lập năm 1998 nhằm xây dựng một tiêu chuẩn quốc tế cho mạng không dây 3G. Tiêu chuẩn của 3GPP bao gồm chuẩn GSM (GPRS và EDGE) và 3G. Tổ chức 3GPP2 cũng là một hiệp hội quốc tế xây dựng chuẩn mạng không dây 3G, tập trung vào công nghệ CDMA. TISPAN (The Telecoms & Internet converged Services & Protocols for Advanced Networks) là nhóm tiêu chuẩn của ETSI, tập trung vào phần hội tụ mạng cố định và Internet.

Kiến trúc mạng IP cần thiết cho hội tụ cố định – di động đều dựa trên kiến trúc IMS của 3GPP. Vị trí của IMS trong kiến trúc NGN của ETSI (tổng quan hơn kiến trúc mạng của 3GPP) được thể hiện trong hình 2.2. Về cơ bản, kiến trúc mạng NGN cũng gồm các lớp tương tự như kiến trúc mạng NGN của ITU-T. Trong kiến trúc này, phân hệ đa phương tiện IP (IMS – IP Multimedia Subsystem) nằm giữa và liên kết các lớp truyền tải (mạng truy nhập thông qua phân hệ điều khiển tài nguyên và mạng lõi) và lớp dịch vụ, tương ứng với lớp Báo hiệu IP.

Hình 2.2. Kiến trúc mạng NGN (nguồn ETSI 2005).

Được đề xuất bởi tổ chức 3GPP như một lớp điều khiển và tích hợp dịch vụ đa phương tiện cho mạng di động dựa trên công nghệ GSM, IMS đã được các tổ chức khác như 3GPP2, ETSI, và cả ITU-T ứng dụng vào kiến trúc mạng thế hệ sau của mình. Nói một cách ngắn ngọn thì IMS là một kiến trúc báo hiệu mở, cho phép hỗ trợ các loại dịch

vụ IP trên nền mạng chuyển mạch gói cũng như chuyển mạch kênh với công nghệ truy nhập hữu tuyến cũng như vô tuyến.

Một phần của tài liệu Kiến trúc IMS và các vấn đề hội tụ (Trang 27 - 29)