MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Phân tích và so sánh hoạt động cho vay DNVVN tại hai ngân hàng Lienvietpostbank và Techcombank. Phân tích khó khăn và thuận lợi của ngân hàng khi cho vay đối tượng này (Trang 29 - 31)

4.3.1. Xây dựng chính sách khách hàng linh hoạt

Các NH TM cần có một chính sách khách hàng hợp lý và linh hoạt hơn nữa nhằm phù hợp với những biến đổi mạnh mẽ đó, tăng lợi nhuận cho ngân hàng và cho toàn bộ nền kinh tế.

Xây dựng được một chiến lược sản phẩm hấp dẫn cho ngân hàng là rất khó khăn và cần sự cố găng lớn, nó giúp hoàn thiện chính sách khách hàng linh hoạt của chi nhánh.

Tài chính ngân h àng và Sự phát triển – CH 21E Page 29

4.3.2. Chính sách tín dụng ưu đãi phù hợp cho các D NVVN :

4.3.2.1. Giải pháp về lãi suất:

Xây dựng chính sách lãi suất phù hợp với từng khách hàng, giải quyết hài hoà lợi ích, mặt khác phù hợp với quy chế pháp luận là hết sức cần thiết. Nhất là cho vay đối với DNVVN chứa đựng nhiều rủi ro hơn, các món vay nhỏ dẫn đến chi phí cho vay cao hơn các DN có quy mô lớn. Để làm tốt công tác này đòi hỏi một khâu quan trọng của hoạt động cho vay là định giá tiền vay, làm sao lãi suất đặt ra ở một mức giá hợp lý và phù hợp với thị trường, thu hút được khách hàng và đảm bảo lợi nhuận hợp lý cho NH . Ngân hàng có thể xây dựng nhiều mức lãi suất khác nhau cho những khoản vay cùng khối lượng, cùng thời hạn tuỳ thuộc vào đối tượng khách hàng sao cho phù hợp nhất.

4.3.2.2. Áp dụng linh hoạt hình thức đảm bảo tiền vay:

Các ngân hàng nên theo sát kế hoạch sử dụng vốn vay của khách hàng_phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kết hợp với tài sản đảm bảo và tái sản khả năng hình thành từ nguồn vốn vay đẻ giải quyết nhu cầu vay vốn của khách hàng. Với cách áp dụng điều kiện vay vốn như thế sẽ giúp cho các DN VVN nâng cao khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay từ ngân hàng đồng thời ngân hàng có cơ hội theo sát, giảm sát mục đính sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp.

4.3.2.3. Đa dạng hoá các hình thức cho vay, xây dựng kỳ hạn cho vay phù hợp với các DN VVN:

Hiện nay các DN VVN do các hạn chế của mình thường phần lớn đều chỉ được vay với phương thức cho vay từng lần (phù hợp với các khách hàng mới có nhu cầu vay vốn không thường xuyên, thủ tục khá phức tạp nhất là về tài sản thế chấp). Đối với DN có nhu cầu vay thường xuyên, có uy tín trong quan hệ tín dụng với ngân hàng, có tình hình sản xuất tốt, và có năng lực về tài chính thì phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp.

Bên cạnh đa dạng hoá các hình thức cho vay thì việc mở rộng quy mô và xây dựng kỳ hạn cho vay phù hợp với nhu cầu của D NVVN là một giải pháp cần thiết.

4.3.3. Tăng cường vai trò tư vấn, tạo lập mối quan hệ chặt chẽ, hình thành bộ phận chuyên trách cho vay DNVVN:

Ngân hàng phải đóng vai trò tư vấn để khách hàng sử dụng khoản vay có hiệu quả, đó cũng là cách tốt nhất đảm bảo người vay trả được nợ cho N H đúng hạn. Việc tạo lập quan hệ lâu dài, trên tinh thần tương hỗ lẫn nhau giữa NH và khách hàng có ý

Tài chính ngân h àng và Sự phát triển – CH 21E Page 30

quan trọng đối với cả hai phía, vừa thúc đẩy mở rộng đầu tư tín dụng một cách an toàn và hiệu quả của N H, vừa đáp ứng được tốt nhất nhu cầu vốn cho D N.

Việc hình thành một bộ phận chuyên trách về DN V&N là một giải pháp có tính khả thi cao, giúp NH thuận tiện trong quan hệ tín dụng với các DNVVN đồng thời tạo tính tập trung trong việc theo dõi quản lý các khoản vay của khối DN này.

4.3.4. Đơn giản hoá các thủ tục cho vay:

Trong quy trình tín dụng còn nhiều điểm nên rút ngọn nhằm tiết kiệm thời gian và tiền của. Thủ tục đơn giản rõ ràng sẽ là động lực thúc đẩy các khách hàng mở rộng giao dịch với ngân hàng. Bên cạnh đó ngân hàng cũng nên thường xuyên hướng dẫn các doanh nhiệp, cung cấp thông tin cần thiết để khách hàng có thể hoàn thiện hổ sơ một cách nhanh nhất, tiết kiệm thời gian chi phí.

KẾT LUẬN

Qua quá trình tìm hiểu thực trạng và so sánh hoạt động cho vay của hai ngân hàng LienVietPostBank và TechcomBank đối với loại hình DN VVN cho thấy mặc dù có nhiều sự khác nhau về phương thức và tỷ trọng cho vay nhưng đều coi D NVVN là thị trường khách hàng tiềm năng trong tương lai phát triển ngành NH tại Việt N am và có sự tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên, một thực trạng đó là các DN VVN vẫn còn đang hết sức khó khăn để tiếp cận nguồn vốn vay với các NH TM. Việc mở rộng và nâng cao tính hiệu quả hoạt động cho vay D NVVN là một vấn đề cần được hai ngân hàng LienVietPostBank và TechcomBank nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung định hướng nghiên cứu phát triển để giúp tháo gỡ khó khăn về vốn và tạo công ăn việc làm cho các D NVVN .

Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên bài làm của chúng em không thể tránh khỏi những thiếu xót và tính toàn diện, rất mong được sự thông cảm và góp ý xây dựng thêm của thầy giáo.

Một phần của tài liệu Phân tích và so sánh hoạt động cho vay DNVVN tại hai ngân hàng Lienvietpostbank và Techcombank. Phân tích khó khăn và thuận lợi của ngân hàng khi cho vay đối tượng này (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)