Các giải pháp quản trị sự thay đổi

Một phần của tài liệu Tiểu luận Thay đổi và phát triển tổ chức: Quản trị sự thay đổi Văn hóa xanh tại Nielsen (Trang 29 - 31)

Qua phân tích sự ủng hộcũng như sự kháng cự của nhân viên các phòng, ban của công ty và cấp quản lý, lãnhđạo công ty, nhóm thực hiện nghiên cứu thấy rằng nếu công ty có một kế hoạch hoàn chỉnh nhằm quản trị sự thay đổi khi áp dụng văn hóa xanh vào

công ty, thì những khó khăn trong quá trình thực hiệnđã không xảy ra.

Với tình hình hiện nay, nhóm nghiên cứu có đềra một sốbiện pháp nhằm quản trị

sự thay đổiởcác bộphận như mô hình ADKAR của Hiatt&Creasey (2003) nhằm quản trị

sự thay đổi trong tổ chức. Trong đó, công ty phải làm cho các thành phần có liên quan

đến sự thay đổi đạt được:

- A (Awareness): nhận thức được việc thay đổi là điều cần thiết. - D (Desire): có mong muốn được tham gia và hỗtrợ thay đổi. - K (Knowledge): hiểu biết phương thức thay đổi.

- A (Ability): có kỹ năng cần thiết thực hiện thay đổi - R (Reinforcement): củng cố, duy trìđược trạng thái mới.

2.1. Thiết lập hệ thống nhân sự hỗ trợ sự thay đổi

Nhằm thực hiện được các mục tiêu trên, nhóm đềxuất nên xác định rõ ràng một số

nhân sự như sau:

- Nhóm bảo trợ và điều hành: Nhóm này đóng vai trò cung cấp nguồn lực nhằm hỗ

trợ sự thay đổi. Nhóm này bao gồm nhóm quản lý cao nhất trong công ty (ban lãnh đạo

công ty như giám đốc, các phó giám đốc phụ trách các mạng công việc khác nhau trong

công ty). Trong nhóm này, Giám đốc công ty sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý sự thay đổi.

- Đội tiên phong: Là nhóm trụ cột của sự thay đổi, là những người đi đầu, làm

gương, hỗ trợ nghiệp vụvà giải quyết các vấn đề xảy ra. Đội tiên phòng sẽgồm Trưởng, phó các phòng, ban và trưởng nhóm các nhóm làm việc của các phòng, ban.

2.2. Các chương trình đối với các phòng, ban của công ty

Chương trình cấp độ1:

+ Tổ chức những buổi họp hướng dẫn việc thực hiện về làm thế nào tiết kiệm

tiện lợi mỗi khi uống nước…, những buổi họp chỉ kéo dài vừa phải từ 20-30 phút để

tránh cảm giác nhàm chán cho nhân viên.

+ Thiết kếcác bảng hướng dẫn, quy định để đặt tại một sốvị trí để nhắc nhở nhân

viên, nhưng các bảng này nên được thiết kế sao cho bắt mắt, vui nhộn, không gây cảm

giác như ép buộc nhân viên phải thực hiện mà chỉ mang tính chất động viên, đề cao tính tự giácởbản thân họ.

Chương trình cấp độ2:

+ Tuyên truyền ởquy mô toàn công ty về văn hóa xanh và những nỗ lực của công ty nhằm xây dựng văn hóa xanh. Có thể thực hiện việc dán các cam kết và khẩu hiệu của lãnhđạo đối với sự thay đổi lên bảng tin của công ty đểnhân viên thấy sự thay đổi là cần thiết, sựcam kết thực hiện của ban lãnhđạo công ty là điều chắc chắn.

+ Trích một phần nhỏ kinh phí để hỗ trợ nhân viên trong việc mua cây xanh đặt

trong văn phòng và bàn làm việc nhân viên để tạo cảm giác rằng công ty thực sự muốn tạo một không khí làm việc trong lành cho nhân viên.

+ Hàng tháng tại bản tin công ty nên đưa ra các số liệu về chi phí tiết kiệm được

do văn hóa xanh mang lại cũng như lợi ích của nó, và tuyên dương những cá nhân hay phòng, banđã thực hiện tốt việc này.

Chương trình cấp độ3:

Hiên tại do đặc thù không sản xuất trực tiếp hàng hóa nên để nâng tâm văn hóa

xanh của công ty ra rất khó. Vì vậy chi có thể thực hiện bằng cách động viên, khuyến

khích nhân viên đưa văn hóa xanh vào chính công việc của mình, hoặc tuyên truyền cho các khách hàng của công ty cũng hiểu văn hóa xanh là gì và khách hàng nên áp dụng văn

hóa xanh tại công ty nhằm tạo một sựphát triển bền vững cho công ty cũng như xã hội.

2.3. Các chương trình đối với cấp quản lý, lãnh đạo của công ty

- Tổ chức các cuộc thi trong toàn công ty để nhân viên tự do đưa ra các ý tưởng làm thếnào giúp công ty tiết kiệm được chi phí quản lý, các sử dụng các tài sản của công

ty như thế nào, họ muốn làm những gìđể có một môi trường làm việc xanh, thoải mái, thân thiện với môi trường. Từ những ý tưởng này, các cấp quản lý và “nhóm văn hóa xanh” sẽ chọn lấy những ý tưởng hữu ích, thiết thực để hoàn chỉnh các bước thực hiện

cho chương trình văn hóa xánh. B ản kếhoạch sẽ được công bố trên toàn công ty đểnhân viên có thể biết rằng các ý tưởng của họ đãđư ợc công ty trân trọng và giúp ích như thế

nào cho công ty, cũng như làm cho h ọ dễ dáng chấp nhận kế hoạch văn hóa xanh và sẽ

thực hiện một các tích cực.

- Duy trì cam kết đối với quá trình thayđổi, thông qua nhưng văn bản hướng dẫn cụthể, chi tiết cũng như các quy định bắt buộc đểban lãnhđạo công ty thấy được sựthay

đổi là cần thiết và họcó trách nhiệm hỗtrợsự thay đổi này.

- Trước khi triển khai thực hiện các bước, nên giao cho trưởng các phòng, ban thực hiện hướng dẫn một cách mềm mỏng đến các thành viên công ty trong nội bộ của phòng, ban mình vì khi triển khai cho số lượng vừa phải nhân viên sẽtạo không khí gần gũi, dễ chia sẻvới nhau hơn. Tại cuộc họp triển khai các hướng dẫn và quy định mới của

công ty trưởng các phòng, ban nên kết hợp với việc trình bày những lợi ích do những viên này mang lại cho chính bản thân họvà cảcông ty.

- Thường xuyên theo dõi quá trình thay đổi khi thực hiện các chương trình can thiệp, đánh giá kết quả thực hiện và can thiệp kịp thời để hoạt động thay đổi đi đúng hướng, đạt được mục tiêu của kếhoạch đềra.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Thay đổi và phát triển tổ chức: Quản trị sự thay đổi Văn hóa xanh tại Nielsen (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)