Tổ chức thực hiện đánh giá tác động của biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng (Trang 26 - 27)

3.1. Cách tiếp cận

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu là việc xác định các ảnh hưởng do biến đổi khí hậu. Cần chú ý rằng ngoài các ảnh hưởng bất lợi, biến đổi khí hậu có thể có các ảnh hưởng có lợi.

Hiện nay có nhiều cách tiếp cận trong đánh giá tác động của biến đổi khí hậu. Ví dụ như, theo ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) thì có 3 cách: Tiếp cận tác động (impactapproach), tiếp cận tương tác (interactionapproach) và tiếp cận tổng hợp (integratedapproach). Mỗi cách tiếp cận có những điểm mạnh và điểm hạn chế riêng. Việc lựa chọn cách tiếp cận nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố

khác nhau như yêu cầu đánh giá, phạm vi, khung thời gian và nguồn lực cho phép.

Đ ể đơn giản hóa, H ướng dẫn đề xuất cách tiếp cận như sau: + Đầu tiên đánh giá tác động của biến đổi khí hậu ở

thời điểm hiện tại (ứng với các điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường hiện tại);

+ Sau đó đánh giá tác động của biến đổi khí hậu trong tương lai (ứng với các kịch bản biến đổi khí hậu và điều kiện kinh tế, xã hội, m ôi trường trong tương lai - theo khung thời gian đánh giá);

+ Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu trong tương lai nên được thực hiện theo các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng khác nhau và các kịch bản phát triển kinh tế xã hội khác nhau của địa phương; + Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu cần được

cập nhật khi các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng được cập nhật hoặc khi có các điều chỉnh quan trọng về chiến lược, chính sách, kế hoạch, quy hoạch phát triển ngành và phát triển kinh tế xã hội của địa phương;

+ Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu có thể được thực hiện theo ngành, theo vùng địa lý, theo ranh giới hệ sinh thái hay theo lưu vực sông v.v... Trong khuôn khổ của m ột kế hoạch cấp tỉnh thì cách tiếp cận đánh

giá theo vùng địa lý và theo ngành được khuyến nghị sử dụng. Đối với một tỉnh/thành thì một đánh giá tổng thể cho toàn bộ địa bàn nên được thực hiện trước. Trên cơ sở đó, các đánh giá chuyên sâu sẽ được thực hiện cho các ngành trong tỉnh/thành và các khu vực có khả năng dễ bị tổn thương nhất dưới tác động của biến đổi khí hậu;

+ Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu cần có sự tham gia của các bên liên quan ở địa phương. Cộng đồng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đánh giá tác động của biến đổi khí hậu ở thời điểm hiện tại; + Các yếu tố về giới cần được xem xét trong quá trình

đánh giá tác động của biến đổi khí hậu.

3.2. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động của biến đổikhí hậu khí hậu

Về mặt tổ chức thực hiện, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu nên được thực hiện bởi một Tổ công tác biến đổi

khí hậu của địa phương 1 (hay Tổ soạn thảo kế hoạch hành

động theo như đề xuất trong Khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động) với sự hỗ trợ của một số chuyên gia. Việc đánh giá cho từng ngành cần phải có sự tham gia của chuyên gia địa phương và các chuyên gia am hiểu về ngành đó. Các thành viên của Tổ công tác cần được tập huấn trước khi tiến hành đánh giá.

Tổ công tác này nên được điều phối bởi Sở Tài nguyên và Môi trường (hoặc Văn phòng điều phối biến đổi khí hậu của tỉnh/thành nếu có) và bao gồm các chuyên viên kỹ thuật của các sở, ban, ngành liên quan ở địa phương (các sở quan trọng nhất là Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Y tế, Du lịch, Công nghiệp), Ban chỉ

1 Hướng dẫn này mặc nhận rằng tổ công tác này đã được thành lập ngay từ bước 1 của quy trình lập kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu. Các đánh giá mang tính kỹ thuật chuyên sâu như đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hệ thống thủy văn nên do các tổ chức tư vấn, chuyên gia thực hiện. Tổ công tác chỉ tham gia với tư cách hỗ trợ, cung cấp thông tin, nhận xét và học hỏi.

10

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w